Nhân quyền Cuba ra sao sau khi ông Castro qua đời?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sunday, November 27, 2016

Theo VOA 

Các thành viên cộng đồng Cuba tại Mỹ phản ứng trước cái chết của ông Fidel Castro ở khu Little Havana, Miami, ngày 26 tháng 11 năm 2016.
Các thành viên cộng đồng Cuba tại Mỹ phản ứng trước cái chết của ông Fidel Castro ở khu Little Havana, Miami, ngày 26 tháng 11 năm 2016.

Sau khi ông Fidel Castro qua đời hôm 25/11 ở tuổi 90, nhiều cư dân của đảo quốc cộng sản và những người Mỹ gốc Cuba đã nhìn thấy cơ hội thay đổi ở đất nước có vi phạm nhân quyền kéo dài hàng chục năm nay. Nhưng có lẽ những thay đổi đó không diễn ra một cách dễ dàng.

 

Khi ông Castro nắm quyền, ba thế hệ người dân Cuba hầu như không có các quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản, hàng ngàn người bất đồng chính kiến bị trừng phạt hoặc bỏ tù.

 

Ngay cả việc khôi phục quan hệ với Hoa Kỳ kể từ năm 2014 cũng không nới lỏng các hạn chế về tự do. Internet vẫn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và việc giam giữ các nhà báo và những nhà bảo vệ nhân quyền đã tăng lên.

 

Giờ đây, ông Raul Castro đã dần dần nắm quyền kiểm soát đảo quốc cộng sản. Liệu ông có quyết định là việc anh trai mình qua đời cũng đánh dấu sự kết thúc của một thời đại hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ông.

 

Giáo sư Guadalupe Correa nói với đài VOA qua Skype: “Ông ấy cần phải thay đổi cách tiếp cận và cho phép đất nước cởi mở hơn”.

 

Guadalupe Correa là giáo sư về hoạt động của chính phủ và nghiên cứu an ninh tại Đại học Texas.

 

Vài giờ sau khi ông Castro qua đời, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng bày tỏ hy vọng trên Twitter.

 

Hạ nghị sỹ Carlos Curbelo bày tỏ: “Đây là một cơ hội đặc biệt cho những người đấu tranh vì tự do ở Cuba, các nhà lãnh đạo đối lập đã mạo hiểm mạng sống, an ninh và hạnh phúc của họ trong nhiều năm qua để đấu tranh để có một đất nước tốt hơn. Giờ đây họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”.

 

Nhưng sự thay đổi sau khi ông Castro qua đời có thể đi kèm với một cái giá đắt. Nhà phân tích chính sách đối ngoại Brian Fonesca nói với VOA qua Skype: “Xét đến thực tế là việc giữ quyền lực là điều quan trọng nhất đối với giới chóp bu chính trị Cuba, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ thấy hoạt động đàn áp chính trị sẽ tăng lên ít nhất là trong ngắn hạn”.

 

Brian Fonseca là Viện trưởng Viện Chính sách Công, Đại học Quốc tế Florida.