Nhận Định về Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016 và Những việc phải làm – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhận Định về Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016 và Những việc phải làm – Thanh Thủy

A.- Những phản ứng của Bắc Kinh về Phán Quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế:

Ngày 12/7/2016 Toà Trọng Tài Quốc Tế tại La Haye (Hòa Lan) đã ra Phán Quyết bác bỏ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà Bắc Kinh đã tự vạch ra và tuyên bố chủ quyền. Dĩ nhiên là Tập Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ thái độ giận dữ và ra sức phản đối, chống lại bản Phán Quyết nầy.

Thái độ nầy của Bắc Kinh không phải chỉ tỏ rỏ sau khi Tòa Trọng Tài ra Phán Quyết mà nó đã thể hiện ngay từ khi Phi Luật Tân bắt đầu khởi kiện, Tập Cận Bình đã lên tiếng chống đối, cho rằng Toà Trọng Tài Quốc Tế không có thẩm quyền xử kiện vụ nầy và Bắc Kinh sẽ không tham dự vụ kiện cũng như không bao giờ tuân thủ bất cứ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài nầy ban ra, vì hơn ai hết, tập đoàn Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng hành động xâm lăng, cướp đất, cướp biển của người ta rồi tuyên bố là của mình “từ thời cổ đại”mà không cần trưng ra bất cứ bằng cớ gì để chứng minh quả là hành động bất chánh, nhưng vì lòng tham lam nên vẫn phải cố ngang ngược, tuyên bố rằng đó là tài sản của mình từ thời cổ đại.

Lời tuyên bố nầy của Bắc Kinh giống như lời phát ngôn của một tên cướp cạn, dùng vũ lực cướp hết tài sản của người ta rồi tuyên bố số tài sản vừa cướp đoạt được là tài sản “không thể tranh cải” của ông cố, ông cha anh ta để lại mà khổ chủ không được quyền khiếu nại hay tranh cải.

Điều ngược lại, nếu quả thật Trung Quốc có cơ sở pháp lý về chủ quyền  lịch sử trong vùng Lưỡi Bò Chín Đoạn thì chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ tẩy chay vụ kiện của Phi Luật Tân mà trái lại Bắc Kinh sẽ cổ võ phiên xử của Tòa Trọng Tài Quốc Tế để nhờ đó làm sáng tỏ chủ quyền lịch sử của mình.

Nay thì mọi việc phải trái đã tỏ rõ, Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế đã phân minh: « Tòa nhận định rằng không có bất cứ cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử về các nguồn lợi trong các vùng biển bên trong ‘‘đường 9 đoạn’’. Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế », tức khu vực 200 hải lý xung quanh, đặc biệt là việc ngăn trở hoạt động đánh cá và tìm kiếm dầu khí. Tòa án cũng không công nhận các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền là « đảo », như vậy « không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế xung quanh ».

Như vậy, rõ ràng là Trung Quốc không có « quyền lịch sử » gì tại Biển Đông, và Phán Quyết nầy là chung cuộc, cho nên, nếu biết điều và thật sự muốn hòa bình và ổn định chung cho toàn vùng để cùng nhau phát triễn thì việc trước tiên là Bắc Kinh lên tiếng xin lỗi Phi Luật Tân và rút hết lực lượng của mình về nước, trả lại biển đảo mà mình gian lận, đánh cướp của người ta trong đó có Việt Nam, Mã Lai và Bruney. Nhưng Bắc Kinh đã không làm như vậy, từ ba năm qua, đã liên tục lên tiếng tẩy chay phiên tòa, và sau khi bản Phán Quyết được công bố, ngay lập tức Bắc Kinh phán rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài là “Tờ giấy lộn”, là “vô giá trị”.

B.- Sự kiện lịch sử thế giới và qui luật chế tài:

Thái độ nầy của Bắc Kinh hiện nay cũng giống như thái độ của Đức đối với Anh hồi Thế Chiến thứ I là khi thế chiến thứ I bắt đầu bùng nổ, Đức muốn đánh Pháp cho nên phải xua quân tràn qua đánh chiếm Bỉ để mượn đường, nhưng vì Bỉ lúc đó được các cường quốc công nhận là theo quy chế trung lập pháp lý vĩnh viễn, nên Anh cho rằng Đức vi phạm luật quốc tế nên mới nhảy vô can thiệp, tuyên chiến với Đức. Ngày ông Đại sứ Anh đến bộ Ngoại Giao Đức để trao lá thơ tuyên chiến thì ông ngoại trưởng Đức nói :”Mấy ông đánh chúng tôi chỉ vì một tờ giấy lộn”.

Luật quốc tế không có cơ quan chế tài, Tòa Trọng Tài Quốc Tế có thẩm quyền phân xử, ra phán quyết chung cuộc, mang tính bắt buộc nhưng không có quyền lực để cưỡng chế thi hành, cho nên khó đặt vấn đề thượng tôn luật pháp, vì vậy biện pháp để chế tài đối với Đức hồi thế chiến thứ I, cũng như đối với Trung Cộng hiện nay chính là Chiến Tranh, vì chỉ có chiến tranh mới có thể đập tan tham vọng xâm lăng để mưu đồ thôn tính cả thế giới qua châm ngôn “Bình Thiên Hạ” của bọn người Đại Hán mà vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông chỉ là bước khởi đầu.

C.- Tương Quan lực lượng trong việc đối đầu:

Về sự tương quan lực lượng quân sự hiện nay, Bắc Kinh chỉ sợ Mỹ, và Mỹ thì lên tiếng kêu gọi các bên liên hệ phải tôn trọng phán quyết nầy. Thái độ của Mỹ và Bắc Kinh cho thấy rõ ràng hai siêu cường nầy đang đối đầu với nhau một cách quyết liệt, nhưng liệu rằng Mỹ có chịu làm, dám làm như Anh đã làm với Đức thời thế chiến thứ I không? Vấn đề nầy tùy thuộc vào nhiều điều kiện:

1.- Đối với Mỹ: Tuy mang tiếng là lãnh đạo thế giới, nhưng trước mọi vấn đề  có tánh cách chiến lược lớn, Mỹ thường không hành động đơn phương mà chỉ hành động khi nào có quyền lợi ưu tiên và có nhiều đồng minh tích cực cộng tác. Vấn đề kinh tế và mậu dịch của Mỹ đối với Bắc Kinh có dân số 1,3 tỉ người là vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên, nghĩ cho cùng thì dầu cho chiến tranh có thật sự xãy ra thì sau đó chưa chắc gì quyền lợi của Mỹ đối với Bắc Kinh sẽ bị sụt giãm. Điển hình cụ thể là trường hợp Mỹ và Nhựt sau thế chiến thứ II cũng như Mỹ và Đại Hàn sau trận chiến Triều Tiên, kinh tế hai bên chẳng những không bị chậm lại mà còn phát triễn không ngừng và giúp cho sự ổn định trật tự trong vùng cho đến ngày nay. Chắc không ai có thể chối cãi điều đó.

Chưa biết được chủ trương chống lại sự bành trướng của Trung Cộng có còn đủ mạnh với một vị Tổng thống mới hậu Obama không. Chưa biết chủ trương của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục xoay trục về Châu Á- Thái Bình Dương như hiện nay hay hành xử giống như TT.Nixon năm nào, đã thay đổi chiến lược, trở mặt với đồng minh, quay sang bắt tay với kẻ thù Trung Cộng.

Chuyện nầy thật khó biết trước, chỉ biết một điều là TT.Obama trước khi mãn nhiệm kỳ cũng đã sang thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016 để ký hiệp ước tháo bỏ toàn bộ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, giống như các chuyến đi của những vị Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Bill Clinton và Giorge Bush, trước khi mãn nhiệm kỳ đều đã bay sang Việt Nam để ký một loạt các văn kiện: gở bỏ lệnh cấm vận, tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước kỳ thị Tôn Giáo, cho Việt Nam vào tổ chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, v.v…Đó là điều kỳ lạ, vì Mỹ là một cường quốc dân chủ tự do tiêu biểu bậc nhứt trên thế giới mà lại chuyên tâm đi ủng hộ độc tài. Quyền lợi gì cho những vị Tổng Thống đó khi đã ký những hiệp ước như vậy? Chuyện khó hiểu nhưng có thật và đáng lưu tâm.

Vấn đề đặt ra không phải để mang niềm bi quan mà là vấn đề tiên liệu để hoạch định chánh sách đấu tranh sao cho kịp thời của Người Việt Quốc Gia và đồng bào trong, ngoài nước trước mọi tình huống rất có thể xãy ra.

2.- Đối với Bắc Kinh: Sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, dĩ nhiên là Bắc Kinh tỏ vẻ giận dữ và bộc lộ thái độ hung hăng dữ tợn, thiếu ngoại giao để chỉ trích và tẩy chay vụ kiện, xem phán quyết nầy là “một tờ giấy lộn”, xem vụ kiện nầy là “một trò hề” và còn tiến xa hơn nữa, theo một nguồn tin quân đội lấy từ trang Boxun ở Bắc Kinh, thì Tập Cận Bình đã phát đi mệnh lệnh “chuẫn bị tác chiến” (trích bản tin TĐV ngày 14/7/2016), Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố: “Nếu ai đó muốn tiến hành một hành động khiêu khích chống lại các lợi ích an ninh của Trung Quốc trên cơ sở phán quyết này, thì Trung Quốc sẽ đáp trả một cách kiên quyết”.

Báo chí Bắc Kinh cũng đồng thời loan tin hai máy bay dân sự Trung Quốc hôm 13/7/2016 đã hạ cánh thành công xuống hai phi đạo mới được xây dựng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef). Trung Quốc cũng tuyên bố đã hoàn tất bốn hải đăng và động thổ ngọn hải đăng thứ năm trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa.

Tóm lại, Bắc Kinh càng ngày càng tỏ thái độ quyết liệt chống lại bản Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, cương quyết không tương nhượng vấn đề chủ quyền Biển Đông trong vùng khoanh của Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn do họ tự vạch ra và đe dọa sẽ đáp trả một cách kiên quyết đối với bất cứ quốc gia nào chống lại họ, đó là những thách thức cao độ chẳng những đối với những nước liên hệ như Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam mà còn đe dọa luôn cả Mỹ, Úc, Nhựt và luôn cả khối Âu Châu.

3.- Phi Luật Tân là quốc gia đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh qua vụ nọp hồ sơ khởi kiện Bắc Kinh lên Toà Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye ở Hòa Lan dưới thời chánh phủ tiền nhiệm của Tổng thống Benigno Aquino. Ông Benigno Aquino là vị Tổng thống dám làm và biết làm sau khi mọi nổ lực ngoại giao với Bắc Kinh đều bị thất bại, hy vọng rằng Tân Tổng thống Phi Rodrigo Duterte sẽ nhận thấy điều đó để có thái độ thích ứng hơn trong nổ lực ngoại giao với Bắc Kinh trong những ngày sắp tới thay vì nhượng bộ hay chia quyền đất nước của mình cho ngoại bang trong những vùng tranh chấp.

4.- Mã Lai, Bruney: cả hai quốc gia nầy cũng bị Bắc Kinh cướp mất một vùng biển đảo vì bị đặt trong vùng lưỡi bò, nhưng phản ứng của họ rất yếu vì chịu ảnh hưởng kinh tế và sợ áp lực đe dọa của Bắc Kinh. Sau Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, cho đến nay vẫn chưa thấy họ có tiếng nói nào đáng kễ.

5.- Việt Nam:Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh, Việt Nam thật sự là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhứt, bị Bắc Kinh uy hiếp và lấn chiếm nhiều nhứt, năm 1974 bị xâm lăng đảo Hoàng sa, năm 1988 bị xâm lăng quần đảo Trường sa, năm 2000 bị mất một vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, Việt Nam còn bị Bắc Kinh chiếm mất những vùng lãnh thổ dọc theo biến giới phía Bắc, trong đó có thác Bản Dốc và Ải Nam Quan, cho nên, lẽ ra quốc gia đứng ra khởi kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng Tài Quốc Tế đầu tiên là Việt Nam chớ không phải Phi Luật Tân.

Phi Luật Tân nhỏ hơn Việt Nam, nghèo hơn Việt Nam, sức mạnh về quân sự yếu hơn Việt Nam, lãnh hải bị Bắc Kinh cướp mất ít hơn Việt Nam và lãnh thổ không hề bị lấn chiếm như Việt Nam, không có những trang lịch sử oai hùng chống xâm lăng như Việt Nam, nhưng tại sao Phi Luật Tân dám mạnh mẻ và công khai nhờ trọng tài quốc tế can thiệp để đòi lại những vùng lãnh hải đã bị Bắc Kinh cướp đoạt mà tập đoàn Cộng sản Việt Nam lại không dám hở môi? Đã vậy mà các giới lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn Việt cộng còn luôn miệng cổ vũ cho quan điểm 4 Tốt (Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt) và 16 Chữ Vàng   (Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Hướng tới tương lai) do Bắc Kinh đề xướng.

Trung Cộng xâm lăng, chiếm đất, chiếm biển, chiếm đảo của Việt Nam, đâm chìm tàu cá và giết chết ngư dân Việt Nam thì tốt ở chổ nào? Hữu nghị ở chổ nào? Nhập lậu hàng hóa tiêu dùng và thức ăn độc hại vào Việt Nam, thải chất độc vào biển (công ty Formosa là một trường hợp tiêu biểu) để giết hại thủy sản, phá hoại môi sinh, đầu độc con người thì tốt ở chổ nào? Thì ra vàng có nhiều loại, nhưng tình hình và sự thật của lòng dạ Bắc Kinh đối với dân tộc Việt Nam thì 4 tốt và 16 chữ vàng ở đây mà cả hai phía đều hô hào cổ võ quả thật tệ hại cho đất nước không khác gì sự tệ hại của loại vàng đen (nha phiến) hay vàng trắng (bạch phiến), hay chính là sự tệ hại cộng lại của cả hai.

D.- Leo thang căng thẳng để thăm dò:

Thật ra thì rất có thể những cuộc thao diễn sức mạnh quân sự bắn đạn thật của Bắc Kinh ở Biển Đông, những phản đối vụ kiện của Phi Luật Tân và phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế ở La Haye, Hòa Lan ngày 12/7/2016 và sự tiếp tục leo thang, tạo căng thẳng mỗi ngày một trầm trọng hơn ở Biển Đông chỉ là nước cờ chánh trị của Bắc Kinh, tung ra để thăm do “Độ Cứngcủa Mỹ và những quốc gia Tây Phương như khối Âu Châu, Nhựt, Đại Hàn, Nam Dương, Australia, Đài Loan và những quốc gia đang bị uy hiếp như Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam.

Những quốc gia đang bị uy hiếp thì không đáng kễ vì quá yếu và quá nhỏ trong đó thì Việt Nam là tay sai, bảo sao làm vậy. Nam Dương thì dám rượt bắn tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép ở gần đảo Natuna, Bắc Kinh giận lắm nhưng tạm thời nuốt nước bọt làm im, Âu Châu thì tạm thời có đồng minh là Nga kềm chế, còn Nhựt thì họ yêu cầu không nên can dự vào vì Nhựt không có tranh chấp gì với ở Biển Đông, còn đối với Úc thì Bắc Kinh dùng lời lẻ kém ngoại giao hơn là Úc chạy theo Mỹ là thiếu khôn ngoan, tức là ngu muội.

E.- Những trường hợp có thể tiên liêu:

1.- Nếu như Mỹ cũng chỉ nói chiếu lệ chớ không làm gì cả thì lập tức Bắc Kinh sẽ “nuốt” trọn Biển Đông, Nhựt, Úc và những quốc gia Tây Phương dầu phản đối nhưng cũng chỉ sẽ phản đối suông mà thôi.

2.- Nếu như Mỹ vẫn cứng rắn chống lại, thì Bắc Kinh sẽ thương lượng để chia quyền, nếu như Mỹ không đồng ý chia quyền và cương quyết chống lại tới cùng thì nếu khôn ngoan, có thể Bắc Kinh tạm thời rút lui vì chưa đủ sức để chống lại với Mỹ.

3.- Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cứng rắn, không đồng ý chia quyềnBắc Kinh cũng nhứt quyết không chịu rút lui thì những rủi ro đụng chạm sẽ khó tránh khỏi, chiến tranh sẽ xãy ra giống như trận Trân Châu Cảng hồi thế chiến thứ II năm 1945 và chính cuộc chiến mới nầy sẽ chế tài và dập tắt vĩnh viễn được tham vọng bành trướng của người Đại Hán, tránh cho nhân loại một thảm họa khủng khiếp về sau, trước mắt là giúp cho Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam thoát được ra khỏi gộng kềm của người Đại Hántái lập trật tự lưu thông hàng hải và không phận vùng trời Biển Đông theo đúng như luật pháp quốc tế đã quy định, giúp cho mọi quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt chũng tộc được tự do di chuyễn thông thương làm ăn mà không còn sợ bị bất cứ quốc gia nào uy hiếp.

Muốn đạt được như vậy thì những quốc gia đang bị uy hiếp như Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney phải tỏ ra mạnh dạng hơn bằng hành động trong việc ủng hộ phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng Tài Quốc Tế, riêng Việt Nam thì tuy ngoài miệng vẫn tuyên bố đòi chủ quyền và ủng hộ phán quyết nầy nhưng một mặt thì ra lịnh cho công an thẳng tay đàn áp những ai làm theo lời họ nói.

Bọn Việt cộng thường rêu rao:” Thà chịu mất nước chớ không chịu mất đảng”, ý muốn nói chạy theo Trung Cộng thì mất nước, còn bỏ Trung Cộng thì mất đảng. Thật vậy, nếu mất nước thì lập tức đảng của chúng sẽ mất theo, tất cả bọn họ đều là đảng viên, không còn đảng thì bọn họ không còn chổ bám để làm độc tài, tham nhũng, để bốc lột nhân dân, làm giàu phi pháp. Cho nên, chúng ta cần phải nhận chân rằng, những ai còn hy vọng bọn cầm quyền Hà Nội còn nghĩ đến quốc gia, dân tộc để thoát Trung là những hy vọng hảo huyền, sẽ không bao giờ có được.

F.- Kết luận: Giải pháp đề nghị:

1.- Tập đoàn đảng Cộng sản Việt Nam đã ký kết bán nước cho Tàu qua Hội Nghị Thành Đô năm 1990 thì không bao giờ họ dám kiện Bắc Kinh như Phi Luật Tân đã làm. Nhưng mọi cơ cấu của đảng Cộng sản Việt Nam từ Quốc Hội, Chủ tịch Nước cho đến Thủ Tướng đều không do dân bầu ra cho nên dù có ăn nói cách nào đi nữa thì thực chất cũng chỉ là những cơ cấu của một chánh thể độc tài, tàn bạo, không thể đại diện cho dân tộc Việt Nam được, cho nên những thỏa hiệp của họ bán nước cho Trung Cộng không có giá trị pháp lý, chỉ là những tờ giấy lộn, cho nên, nếu muốn, họ vẫn có thể phủ nhận những việc làm của những tên tiền nhiệm và khởi kiện Bắc Kinh như Phi Luật Tân đã làm. Nhưng ngược lại, chẳng những họ không làm như vậy mà lại còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ những người yêu nước lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế nói trên, điều đó không lạ vì chính bọn họ cũng chỉ là một tập đoàn thái thú cho Tàu giống y như những tên tiền nhiệm mà thôi, vì vậy, vụ kiện nầy phải do chính nhân dân Việt Nam đứng lên thực hiện.

Nhân dân trong nước thì khó có thể trực tiếp làm được vì hai lý do, thứ nhứt là không có đại diện pháp lý chánh thức, thứ nhì đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ chấp nhận cho dân làm việc đó và thẳng tay đàn áp nếu có người đứng ra vận động.

Giải pháp đề nghị có thể làm được là Người Việt ở hải ngoại tạm thời có thể đảm nhận công việc nầy để làm đầu cầu cho đồng bào trong nước bước lên. Muốn vậy, trước tiên phải vận động tổ chức một Đại Hội Toàn Diện ở hải ngoại, mời đại diện của tất cả các Cộng Đồng, của tất cả các Tôn Giáo, của tất cả các Hội đoàn, đoàn thể chánh trị, đảng phái đến tham dự để bầu ra một Hội Đồng Đại Diện cho tất cả người Việt ở hải ngoại để tạm thời làm 2 công việc chánh yếu là khởi kiện đảng Cộng sản Việt Nam với 2 tội danh diệt chũng và bán nước để lật đổ chúng, và khởi kiện Bắc Kinh xâm lăng, đòi lại chủ quyền những vùng đất bị lấn chiếm, những vùng biển bị cướp mất trong đó có đảo Hoàng sa và Trường sa và phủ nhận đường lưỡi bò chín đoạn như Phi Luật Tân đã làm.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy một Cộng Đồng, một tập thể chánh trị, một đảng phái hay một Tôn giáo dù thực lực có mạnh đến đâu cũng không thể tự làm một mình mà có thể đi đến thành công, nhưng nếu đạt được một Hội Đồng Đại Diện như nói trên, tuy lõng lẽo về mặt kết hợp vì mỗi tổ chức đều giữ nguyên chánh sách và đường lối đấu tranh của mình, nhưng có được chánh danh trong việc huy động quần chúng và vận động sự hổ trợ của quốc tế.

2.- Vấn đề quyền lợi và sự Sinh Tồn:

Chúng ta nhận thấy có hai thứ quyền lợi trong cuộc sống của con người là Quyền Lợi Riêng Quyền Lợi Chung, thông thường con người vì có tánh vị kỷ nên chỉ lo quyền lợi riêng cho mình hay cho gia đình mình, cho phe nhóm của mình mà không nghĩ gì tới quyền lợi chung cho đất nước. Khi đất nước bị ngoại bang xâm lăng (đang từ từ diễn ra do bạo quyền Việt cộng hiến dâng đất nước cho Bắc Kinh qua Hội Nghị Thành Đô năm 1990) hay quốc gia bị sụp đổ như Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4/1975, thì tất cả quyền lợi chung đều bị mất, quyền lợi riêng dĩ nhiên đều bị mất theo. Tài sản cá nhân, tài sản các Tôn Giáo, tài sản các đoàn thể đều bị tịch thâu, mọi quyền lợi riêng tư đều bị cướp đoạt sạch hết, gia đình tan nát, lưu lạc khắp nơi, đạo đức suy vong, bỏ của chạy lấy thân mà nhiều người vẫn còn lo không kịp.

Hiện nay, đứng trước nguy cơ mất nước vào tay Bắc Kinh như đã và đang diễn ra từ trong đất liền cho đến ngoài biển khơi, nếu tất cả người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều vô cảm, chỉ lo cho bản thân của mình, chỉ lo cho quyền lợi riêng của mình, của gia đình hay phe nhóm của mình mà không nghĩ đến vận mệnh chung của đất nước thì trước sau gì chúng ta cũng sẽ mất vĩnh viễn tất cả về tay ngoại bang.

Do đó, muốn được Sinh Tồn, muốn quyền lợi riêng được bảo đảm, chúng ta không tranh đấu riêng tư nữa mà phải nghĩ đến chuyện hợp quần gây sức mạnh, cùng nhau quyết tâm đoàn kết, đánh đổ bè lũ bạo quyền Việt Cộng để cứu nước, đòi lại chủ quyền quốc gia những nơi mà bọn Bắc Kinh đang chiếm giữ.

Điều nầy rất khả thi, phải cần đến sự dấn thân và quyết tâm của những Cộng Đồng, những Đoàn Thể, những Tôn Giáo để tạo niềm tin, để người dân có điểm tựa mà dần dần xoá đi những tinh thần vô cảm, có điều xin thưa là đừng để quá muộn.

Để kết luận phần nầy, xin được mượn lời trong 2 bản nhạc của Tổng Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa, do ban hợp ca của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương trình bày như sau:

1.-  Còn quê hương là còn cơm ngon

Còn quê hương là còn danh thơm

Còn quê hương là còn yêu thương, là còn tất cả, tất cả những gì ta mến yêu

2.- Anh em ơi, vùng lên diệt bạo tàn (Việt Cộng),

Anh em ơi vùng lên diệt xâm lăng (cả Việt Cộng lẫn Trung Cộng)

Anh em ơi! Đất nước còn, ta mới còn,

Còn Tự Do là còn cơm no.

 

Thanh Thủy (19/7/2016)