Nhận Định Thời Cuộc: Cùng tắc biến, biến tắc thông? – Trương Minh Hoàng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhận Định Thời Cuộc: Cùng tắc biến, biến tắc thông? – Trương Minh Hoàng

Tình hình đất nước một năm qua không có nhiều thay đổi. Bản nhận định cuả chúng tôi trong năm 2013 gần giống hệt như thế. Một số lãnh vực còn tệ hơn, nhất là về mặt nhân quyền.

Bản Hiến pháp mới được thông qua bởi Quốc hội VN vẫn đặc sệt mùi độc đoán, hoàn toàn không nhượng bộ, gây thất vọng lớn cho nhân dân. Điều nầy chứng tỏ đảng cộng sản chưa chấp nhận phải trả giá để tái cơ cấu. Tại sao tình trạng như thế đó vẫn cứ diễn ra, mà không có sự thay đổi nào trước các đòi hỏi bức thiết cuả người dân? Để trả lời câu hỏi nầy cần nhìn lại một chút lịch sử.(1)

Trước khi gia nhập khối Apec (năm 2000) và vào WTO (năm 2007) Việt Nam đã cam kết trước quốc tế là sẽ cải tổ một số lãnh vực hoạt động theo khuynh hướng thị trường để vào khoản 2015 có thể được công nhận như đã đạt đủ trình độ của một nền kinh tế thị trường thực sự. Sự khuyến cáo nầy được áp dụng vì Việt Nam  đang theo hệ thống cộng sản, cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị. Do đó, trước nhu cầu cải cách họ phải thay đổi hầu như toàn diện khung cảnh chánh trị và xã hội để có thể áp dụng mô thức thị trường và luật lệ quốc tế được đầy đủ và thông suốt.

Các cam kết nói trên như sau:

1. Về kinh tế/tài chánh: VN phải chứng tỏ có một nền kinh tế hội đủ các yếu tố như: minh bạch, thông thoáng, bền vững, cạnh tranh, công bằng, trách nhiệm và không trợ giá…

2. Về hành chánh: hệ thống hành chánh phục vụ mau chóng, không tham nhũng, tránh phức tạp làm phiền hà công chúng và các nhà đầu tư.

3. Về luật pháp: độc lập, phân quyền, công lý, công bằng và trách nhiệm.

4. Về việc cải tổ đất đai phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất, tránh thâu hồi và cưỡng chế bất hợp pháp.

5. Về chánh trị: thay đổi hiến pháp hay sửa đổi sâu rộng hiến pháp hiện hành.

6. Về xã hội dân sự: xã hội dân sự phải được thành lập công khai để họ tự do sinh hoạt, độc lập về tài chánh, tự do trong tư tưởng.

7. Về các cải cách khác như: văn hoá, giáo dục, tôn giáo, các sắc dân thiểu số, môi trường… cũng được khuyến cáo sửa đổi, nhưng chỉ có tánh cách nhiệm ý.

Nhằm giúp VN thực thi các cam kết nêu trên, Liên Hiệp Quốc đã gởi nhiều phái đoàn chuyên viên từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Nhựt, kể cả Ngân Hàng Thế giới, IMF, Ngân Hàng Á Châu vv.. đến VN để huấn luyện chuyên viên và cố vấn kỹ thuật, nhờ thế VN có thể hội nhập vào thị trường thế gíới dễ dàng hơn. Dù vậy, mức độ hội nhập của VN vẫn kém cỏi. Các chuyên viên trong phái đoàn giảng dạy kinh tế Fulbright đã nhiều lần nhắc nhở VN, nêu lên các lợi ích không thể thiếu, nhưng chỉ nhận được rất ít hồi đáp thuận lợi từ chánh quyền. Nếu VN không tiếp tục cải cách mạnh mẽ luật pháp, các quy đinh trong nước, cũng như nâng cao hiệu quả cuả bộ máy hành chánh thì cho dù có mở cửa, có hội nhập nhưng những mặt ngoài kinh tế cuả VN vẫn bị hạn chế. Đây là một thất lợi lớn cho VN.

Trong suốt 20 năm mở cửa để phát triển kinh tế, VN vẫn lẹt đẹt phía sau nhiều nước khác của Á Châu. Phải chăng họ chưa muốn hội nhập? Hay chỉ vì sợ quá tốn kém, hoặc hơn nữa sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo? Điều nầy không có gì bí ẩn nếu ta xét đến sự thực tâm cuả chế độ: một mặt họ không chịu cải tổ thực sự, mặt khác họ bị ràng buộc bở̉i cái thòng lọng kinh tế thị trường theo ̣định hướng xã hội chủ nghĩa. Chừng nào các sự e dè và lo ngại đó không còn nữa thì họa chăng mới khá hơn được.  Những người rất có uy tín như Bộ trưởng tư pháp Jack Straw cuả Anh quốc còn đi xa hơn. Khi đến thăm VN vào năm 2008 Ông đề nghị VN nên chấp nhận một mô hình chánh trị mà theo Ông Straw rất phù họp với VN. Đó là nhà nước pháp trị. Ông Jack Straw tin rằng để chống tham nhũng hữu hiệu VN cần có sự phân quyền và nhà nước pháp trị. Nghĩa là Ông Straw muốn VN thay đổi thể chế. Nhưng dường như VN ̣đã cự tuyệt. Họ hành động trái ngược với những gì mà phái bộ Fulbright đã thuyết giảng cho họ về thông điệp của hai học giả Acemoglu và Robinson như sau: “phát triển, thịnh vượng, xã hội hài hòa, dân chủ và tiến bộ, hết thảy đều có thể giải thích từ cấu trúc thể chế cuả một xã hội; vì lẽ đó, muốn đạt tới thịnh vượng, cải cách thể chế phải là chìa khóa….”

Không ai nghĩ rằng nhà nước VN không biết thể chế chánh trị yếu kém là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn xã hội và nguy cơ suy thoái kinh tế. Nhưng họ không muốn hy sinh chủ nghĩa cộng sản để đánh đổi một sự mất mát quyền lực lớn lao. Dù gì chăng nữa, lãnh đạo VN cũng phải thay đổi mạnh mẽ hơn, nhất là về thể chế chánh trị. Tư duy cũ đã quá lỗi thời. Phải can đảm từ bỏ nó để có thể vượt khỏi tình hình khó khăn hiện nay. Hay nói một cách khác, phải có một đường lối đổi mới toàn diện, đồng thời phải được toàn dân ủng hộ. Nếu làm ngược lại VN sẽ tiếp tục bị thất bại. (2)

Vô phúc thay cho nhân dân VN, vào ngày 28/11/2013 vừa qua Quốc hội của nhà nước CSVN đã biểu quyết một bản Hiến pháp mới căn cứ gần hết bản Hiến pháp 1992 vừa lỗi thời vừa lạc hậu, tiếp tục dành quyền độc tôn cai trị cho đảng cộng sản, thống lãnh nền kinh tế quốc gia trên hai lãnh vực kỹ nghệ và nông nghiệp, đặt đảng Công sản trên cả Hiến pháp. Chính các lãnh vực này đã ngăn cản sự cải cách do LHQ bảo trợ tại VN trong thời gian qua.

Chuyện gì sẽ xảy ra từ năm 2014? Trước sự đòi hỏi bức thiết về dân chủ và tự do của nhân dân, nhà cầm quyền cộng sản không thể tiếp tục làm ngơ. Phần chắc phải có diễn biến, nhưng như thế nào?

Gần đây, một vài tia hy vọng bổng nhiên lóe lên qua sự chia rẽ trầm trọng trong hàng ngũ cao cấp của đảng cộng sản. Nó trầm trọng đến độ mà không còn ai tin rằng có thể cải sửa được nữa. Trong khi Hiến pháp 2013 của cộng sản là một sự thất vọng ê chề cho toàn dân VN thì vào đầu năm 2014, con đường dân chủ kiểu Miến ̣điện bỗng nhiên bật sáng. Phải chăng VN sắp có hiện tượng: Cùng tắc biến, biến tắc thông?

Còn nếu CS không tự diễn biến khi họ đã đi vào đường cùn, thì chỉ còn tai họa. Chỉ có thế.

Bởi vì một khi một triều đại bị ‘người dân quay mặt đi’ thì đó là khi chánh quyền hay triều đại ấy đã ‘bị hạ bệ’ rồi. (3)

 

Trương Minh Hoàng – 24/02/2014

Ghi chú:

1.  Xin xem bài nhận định tình hình đất nước cuả tạp chí ĐN & CL năm 2013

2.  Linda Yueh, phóng viên BBC trả lời phỏng vấn tháng 08/2013 tại Hà Nội

3.  “Khi chính quyền bị dân quay mặt đi” Nguyễn Đức Truyến BBC.CO.UK/  Vietnamese 10/02/2014