Nhà trường hoang hóa

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhà trường hoang hóa
FB Tâm Chánh
9-3-2018
Một người phụ nữ phát triển bình thường đủ biết những đứa trẻ không thể chịu đựng trạng thái quì hàng 40 phút. Với lượng thời gian đó, trong trạng thái bị kềm chế là một sự chịu đựng khủng khiếp dối với trẻ. Hãy tưởng tượng lũ trẻ trải qua sự chịu đựng như thế nào. Càng kinh sợ hơn nếu lũ trẻ quen thuộc với điều đó.
Không cần so sánh phương pháp nào cả, chỉ như một người Việt Nam lớn lên bình thường ở nông thôn cũng đã biết hình phạt ấy tổn hại tinh thần và thể xác trẻ. Hình phạt ấy là vô nhân đạo, ngay cả sử dụng bất kể phương pháp giáo dục nào đi nữa.
Nhưng vấn đề ở đây không thể đeo đẳng tư cách sư phạm của cô giáo ấy. Mà thực chất nhà trường hầu như để hoang cho thế giới xô bồ hỗn tạp bên ngoài thâm nhập sâu vào đời sống của một môi trường chính ra phải chuẩn mực hơn bên ngoài.
Cái phần đời mạnh được, yếu thua đã biến hình vào ứng xử ở bên trong cổng trường. Nhà giàu xộc thẳng vào nhà trường xỉa tiền ra xã hội hoá để lớp học của con mình mát hơn, sáng hơn, đủ điều kiện hơn đã là một thực hành sống động cho lối sống mạnh được, yếu thua từ khi trẻ còn như một tờ giáy trắng. Từ cái nhìn sơ khai trẻ em của chúng ta đã làm quen với lối sống bất bình đẳng, kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, đó là lý tưởng XHCN của chúng ta sao?
Lối sống ấy loại biệt dần sự quan tâm tới những trẻ thiếu điều kiện. Cỗ máy buông bỏ những giá trị cơ bản hình thành nhân cách con người ở bậc tiểu học như nhân ái, bình đẳng, tôn trọng người khác… đã từ bỏ phẩm giá của nghề dạy học. Mất đi phẩm giá, làm hiệu trưởng chỉ còn như một kẻ thư lại vô trách nhiệm. Không có niềm tin nội tâm cho hạnh phúc rèn dạy nhân cách sao mà không dễ qui hàng với khí thế kẻ mạnh.
Tôi tin chắc rằng cô giáo tin vào hình phạt của mình là giáo dục thì hẳn cô đã dứt khoát không quì.
Còn xin hỏi ai trong chúng ta có thể đến nhà một đứa bé và bắt nó quì phạt trong 40 phút. Bản năng cũng buộc nó cất lên tiếng khóc. Còn ở đây không chỉ có một người phụ nữ yếu đuối. Một giáo viên, một tổ chức mà chỉ một kẻ lắm mồm đã có thể uy hiếp cưỡng bức thụ hình thì tổ chức ấy không có giá trị tự thân nào. Một người hướng dẫn nhân cách thiếu kiến thức pháp luật, không có kỹ năng quản lí lớp học thì làm sao dìu dắt đoạn đời quan trọng nhất của các cháu.
Tôi rất lạ không có một người trưởng thành nào ở đây có sức phản kháng tự nhiên với sự vô đạo, vô pháp của rần rộ đám phụ huynh đó. Tê liệt cả bản năng phản kháng thì không hề đơn giản như trách nhiệm của một nhà trường.
Chúng ta đang dạy cho con em chúng ta lối sống nào đây trong nhà trường và thầy cô kiểu này?
Liệu có phải đây là một thực tế cá biệt? Ngay như nó là cá biệt, chúng ta – những người lớn, chúng ra thể chế này có chịu trách nhiệm nổi không với những số phận bị tước đoạn niềm tin về người thầy ở lớp học sát nách Sài Gòn đó.
Đó là trường công của chúng ta, là nền giáo dục của chúng ta, thưa quí vị.

Nhà trường hoang hóa