Nhà nước pháp quyền XHCN là… ‘công an trị’?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhà nước pháp quyền XHCN là… ‘công an trị’?

22/06/2023


Công an bắt giữ người sau vụ tấn công giết nhân viên chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6. Hình minh họa.
Công an bắt giữ người sau vụ tấn công giết nhân viên chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6. Hình minh họa.

Dựa vào một vài dữ liệu từ phát biểu của tướng Sùng Thìn Cò hôm
17/11/2020 tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 14 thì có thể tạm ước
đoán, lực lượng công an các tỉnh, thành không dưới 200.000 người, đó là
chưa kể…

Phần 1

Cứ như những gì mà hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam vừa
tường thuật thì gần như tất cả đại biểu của Quốc hội khóa 15 “nhất trí” với Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở(1).

Dự luật vừa đề cập do Bộ Công an soạn thảo, được chính phủ nhiệm kỳ
trước bảo trợ song bị các đại biểu Quốc hội khóa trước (khóa 14) bóp
chết hồi tháng 11/2020 và nay được Bộ Công an mở lại, rồi được chính phủ
nhiệm kỳ mới “hà hơi, tiếp sức”.

***

Hồi tháng 11/2020, trong 393 đại biểu tham gia cho ý kiến về việc có
cần hay không một đạo luật như vậy, có 290 đại biểu (73,7%) xác định,
đây là đạo luật chưa cần thiết vì nhiệm vụ của lực lượng này chưa rõ
ràng, đồng thời tạo ra gánh nặng tài chính cho quốc gia (2).

Dùng luật (Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở)
để thống nhất ba lực lượng: Công an bán chính quy, Bảo vệ dân phố, Dân
phòng trên toàn quốc là sáng kiến của ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị,
Bộ trưởng Công an). Khi có tới 73,7% đại biểu tham gia cho ý kiến (tương
đương 60,2% tổng số đại biểu) và nhất trí bác bỏ đề nghị chấp thuận,
điều đó cho thấy hơn một nửa đại biểu Quốc hội không tin ông Tô Lâm nói
thật: Nếu có luật, thống nhất ba lực lượng có thể giảm được 500.000 người!

Tuy nhiên đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông
tướng quân đội, khi đó cùng là đại biểu Quốc hội, mới đáng bận tâm.
Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng
An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng
công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000
công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa! Chẳng
lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử
lý tình hình
?

Tướng Nguyễn Mai Bộ (Phó Chánh án Tòa Quân sự Trung ương), cũng là Ủy viên UB QPAN của Quốc hội nói thêm, theo ông, thống nhất ba lực lượng không những không thể giảm 500.000 người
còn khiến ngân sách phải gánh thêm lương cho chừng 800.000 người
(126.000 công an xã bán chuyên trách, 70.000 bảo vệ phường – xã, 500.000
phòng cháy chữa cháy), chưa kể chi phí cho trụ sở, hoạt động,… và các
địa phương sẽ không còn tiền đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội
(3).

***

Quốc hội khóa 14 mãn nhiệm vào năm 2021 nhưng ông Tô Lâm vẫn tại
nhiệm (tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN khóa mới – khóa 13,
tiếp tục là Bộ trưởng Công an trong chính phủ nhiệm kỳ mới, tiếp tục làm
đại biểu cho dân chúng tại Quốc hội khóa 15) và vì vậy tiếp tục mang Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởra,
dựng dậy rồi đẩy tới cho Quốc hội đương nhiệm xem xét. Lần này, từ đại
biểu quốc hội đến báo giới cùng làm ngơ, không đả động gì đến chi phí
nuôi… “lực lượng” mới nếu có luật!

Khác với khóa trước, Chủ nhiệm UB QPAN của Quốc hội là ông Võ Trọng
Việt – tướng quân đội, Chủ nhiệm UB QPAN của Quốc hội khóa này là ông Lê
Tấn Tới – tướng công an . Ông Tới hiện chỉ là trung tướng nhưng sắp
thành… thượng tướng bởi Quốc hội mới đồng ý với đề nghị sửa Luật Công an nhân dân của Bộ Công an (4). Chẳng có gì lạ khi ông Tới khẳng định: UB QPAN cơ bản nhất trí về sự cần thiết phải có luật về Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở!

Theo ông Tô Lâm, cần phải có luật về Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởvì cần phải “bảo đảm an ninh trật tự ngay từ địa bàn cơ sở, xây dựng xã hội trật tự kỷ cương, an toàn, không ai bị đe dọa, ảnh hưởng”. Luật sẽ tạo tiền đề để… “xã bám cơ sở, quan tâm từng gia đình, từng người dân là rất quan trọng. Phường, xã phải là những pháo đài về an ninh trật tự, là nơi được bảo đảm an ninh, an toàn nhất. Mục tiêu của công an là… “xây dựng những xã không có tội phạm, những xã không có ma túy”.

Tuy nhiên, biện luận của ông Tô Lâm lại gián tiếp khẳng định ông và ngành do ông lãnh đạo bất lực vì bất kể “lực lượng công an đã quá đông, mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy nhưng thực trạng vẫn như đã biết và đang thấy. Tuy đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ chưa bao giờ báo cáo để dân chúng biết rằng họ phải “thắt lưng, buộc bụng” nhịn nhiều loại phúc lợi để nuôi bao nhiêu “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân
nhưng dựa vào một vài dữ liệu từ phát biểu của tướng Sùng Thìn Cò hôm
17/11/2020 tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 14 thì có thể tạm ước
đoán, lực lượng công an các tỉnh, thành không dưới 200.000 người, đó là
chưa kể nhân sự của các cục chính trị, tình báo, an ninh, cảnh sát, hậu
cần – kỹ thuật, thi hành án hình sự – hỗ trợ tư pháp, các trung đoàn
cảnh sát cơ động,… trực thuộc Bộ Công an. Cho dù nuốt chửng khoản tiền
gấp vài lần ngân sách dành cho giáo dục, y tế nhưng công an càng ngày
càng càn rỡ, các loại tội phạm càng ngày càng lộng hành, xã hội càng
ngày càng hỗn loạn, bất an trở thành cảm giác thường trực của thường
dân. Có xứ nào mà lực lượng bảo vệ trật tự, trị an kém cỏi, vô trách
nhiệm tới mức nhân viên y tế phải khẩn khoản xin trang bị khiên và áo
giáp để tự vệ như Việt Nam (5) nhưng thay vì chất vấn,
truy cứu trách nhiệm, cách chức Bộ trưởng Công an hoặc buộc từ chức thì
cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền lại nhất trí với việc cho
lực lượng này bổ sung thêm… sáu viên tướng và chuẩn bị cho phép lực
lượng này dùng công quỹ để nuôi thêm khoảng 800.000 nhân sự? Có xứ nào
dung dưỡng tình trạng lực lượng vũ trang công khai kèn cựa nhau – khóa
trước, tướng quân đội được biệt phái sang Quốc hội làm Chủ tịch UB QPAN
mang hàm thượng tướng thì khóa này, tướng công an cũng phải có cấp bậc
tương đương khi giữ chức vụ đó – như vừa thấy hôm nay (22/6/2023)?

Vì sao ông Tô Lâm dám vồ lấy “sự kiện Cư Kuin” làm dẫn chứng để dọa Quốc hội và dám dùng Nghị quyết của BCH TƯ đảng khóa 13: Quan
tâm đến an ninh, an toàn không phải là an ninh quốc gia, chủ quyền toàn
vẹn, bền vững của chế độ… mà phải đến cá nhân, từng con người.
Mục tiêu là cuộc sống ấm no, hòa bình, an ninh, an toàn, thảnh thơi chứ không phải lúc nào cũng lo sợ (6) – để thúc ép các đại biểu Quốc hội biến Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởthành luật nhưng không Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng nào đang “đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân” tại Quốc hội dám cật vấn ông Tô Lâm, rằng tại sao ông ta đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Công an đã bảy năm nhưng “an ninh, an toàn, thảnh thơi càng ngày càng xa tầm với của đồng bào và nay còn muốn tiếp tay cho Bộ Công an đẩy trách nhiệm “bảo đảm an ninh, an toàncho phường, xã? Trong đại dịch COVID-19, phường – xã đã từng là… “pháo đài”, bao nhiêu người muốn nơi mình cư trú thành loại… “pháo đài” như vậy?

(còn tiếp)

Nhà nước pháp quyền XHCN là… ‘công an trị’? (tiếp theo)

23/06/2023


Ông Tô Lâm tiếp tục lôi sáng kiến chẻ Dự luật sửa luật Giao Thông Đường Bộ ra làm đôi để giành cho bằng được quyền quản lý đào tạo - sát hạch - cấp giấy phép lái xe về tay công an...
Ông
Tô Lâm tiếp tục lôi sáng kiến chẻ Dự luật sửa luật Giao Thông Đường Bộ
ra làm đôi để giành cho bằng được quyền quản lý đào tạo – sát hạch – cấp
giấy phép lái xe về tay công an…

Một chuyên gia làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vận tải Việt Đức
thuộc Đại học Việt Đức còn nhấn mạnh: Chẳng có quốc gia nào nghĩ tới
việc tách Luật Giao Thông Đường Bộ như Việt Nam.

Phần 2

Quốc hội khóa 14 có 95,8% đại biểu là đảng viên, đến Quốc hội khóa 15 tỉ lệ này tăng lên thành 97,2% [1]
nhưng đem phản ứng của Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 10 (tháng
11/2020) so với phản ứng của Quốc hội khóa 15 tại kỳ họp này (tháng
6/2023) đối với Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ắt sẽ thấy Quốc hội khóa trước khá hơn Quốc hội khóa này: 73,7% đại biểu Quốc hội khóa trước bác bỏ đề nghị của Bộ Công an (2), còn bây giờ, đa số đại biểu quốc hội “nhất trí(3).

Cho dù đảng viên vẫn chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối tại Quốc hội, thậm
chí gần như toàn bộ đảng viên hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH
TƯ đảng cùng hiện diện tại Quốc hội nhưng vì sao so với Quốc hội nhiệm
kỳ trước, Bộ Công an có thể “làm mưa, làm gió” dữ dội hơn ở nghị trường của Quốc hội nhiệm kỳ này? Dường như chỉ có một câu trả lời, đó là “công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực” theo kiểu như đã biết đang tạo điều kiện cho Bộ Công an “diễu võ, giương oai
mạnh mẽ hơn. Có bao nhiêu Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng,
đảng viên là lãnh đạo các tổ chức chính trị, các ngành và các địa phương
đang khoác áo đại biểu quốc hội không dính… “chàm”, mà đã dính… “chàm” thì mấy ai dám làm phật lòng ông Bộ trưởng Công an nói riêng và ngành công an nói chung?

***

Sở dĩ khó có thể phán đoán khác vì còn nhiều dẫn chứng khác. Hồi
tháng 11/2020, cũng tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 14, ngoài việc
bác bỏ đề nghị biến Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
thành luật, đa số đại biểu Quốc hội khóa 14 (62,7%) còn bác bỏ đề nghị
chẻ Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) ra làm đôi để giao cho công an quản
lý đào tạo – sát hạch – cấp Giấy phép lái xe (GPLX) [4].
Vào thời điểm đó, tuy việc sửa Luật GTĐB nằm trong chương trình làm
luật của Quốc hội khóa 14 nhưng sáng kiến tách Luật GTĐB thành hai bộ
luật riêng biệt, một về GTĐB và một về Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB chỉ
nhằm để thỏa mãn yêu cầu của Bộ Công an. Bộ Công an muốn giành việc
quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX từ tay Bộ Giao thông – Vận tải
(GTVT) với lý do… tai nạn giao thông cao và… cần xử lý vấn nạn GPLX giả.

Cho dù ông Nguyễn Thanh Hồng (một viên tướng công an được biệt phái làm Ủy viên Thường trực UB QPAN của Quốc hội khóa 14) dọa: Nếu công an không quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX thì trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa. Quản lý người điều khiển phương tiện chính là quản lý công cụ phương tiện gây án, thậm chí có thể là hoạt động khủng bố (5)… nhưng khi ấy đa số đại biểu Quốc hội khóa 14 vẫn lắc đầu vì “sáng kiến” ấy vừa trái thông lệ chung trên thế giới, vừa gây ra những xáo trộn không cần thiết. Có đại biểu nói thẳng: Công
an không nên nhận thêm nhiệm vụ khác, chỉ cần giải quyết tốt những vấn
đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình để quốc thái, dân an là nhân dân
cảm kích lắm rồi
(6)… Thậm chí có đại biểu đề nghị xem xét trách nhiệm của Ủy ban Pháp luật do đã “tham mưu tách Dự luật sửa luật GTĐB làm đôi(7).

Giống như Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở,
sau khi Quốc hội khóa 14 mãn nhiệm (2021) mà ông Tô Lâm vẫn tại nhiệm
(tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN khóa mới – khóa 13, tiếp tục
là Bộ trưởng Công an trong chính phủ nhiệm kỳ mới, tiếp tục làm đại
biểu cho dân chúng tại Quốc hội khóa 15) nên ông tiếp tục lôi sáng kiến
chẻ Dự luật sửa luật GTĐB ra làm đôi để giành cho bằng được quyền quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX về tay công an…

Giống như trước đó vài năm, những người phản đối “sáng kiến” vừa đề cập tiếp tục phân tích cặn kẽ tại sao không nên làm như thế (8). Một chuyên gia làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vận tải Việt Đức thuộc Đại học Việt Đức còn nhấn mạnh: Chẳng có quốc gia nào nghĩ tới việc tách Luật GTĐB như Việt Nam (9). Đáng ngạc nhiên là cũng đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của nhân dân” nhưng các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ này hành xử khác hẳn các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ trước.

Dự luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởđã
được… góp ý ở kỳ họp này và sẽ được thông qua vào kỳ họp tới (kỳ họp
thứ sáu, tổ chức vào tháng 10 năm nay – 2023). Kỳ họp tới, Quốc hội
nhiệm kỳ này cũng sẽ tổ chức góp ý cho “sáng kiến” chẻ Luật GTĐB làm đôi để thông qua vào kỳ họp thứ bảy sẽ diễn ra vào tháng 5 năm tới [10], bất kể nhiều giới, từ chuyên gia cho đến doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải phản đối kịch liệt…

Có vẻ như làn sóng phản đối “sáng kiến” chẻ Luật GTĐB làm đôi, phản đối ý tưởng giao cho công an quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX lẫn các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) đã khiến ngành công an muốn… “giải độc dư luận”:
Nhũng nhiễu trong hoạt động đăng kiểm phương tiện GTVT đã xuất hiện
cách nay khoảng hai thập niên và dân chúng chưa bao giờ ngưng than thở
nhưng mãi đến cuối năm vừa qua, ngành công an mới tổng tấn công hệ thống
đăng kiểm. Ngoài việc bày ra cho đồng chí, đồng bào cùng thấy hệ thống
đăng kiểm đã mục ruỗng, cuộc tổng tấn công còn khiến sinh hoạt kinh tế –
xã hội trở thành hỗn loạn. Do hệ thống đăng kiểm bị công an đánh phá
tan tành, việc kiểm soát chất lượng phương tiện GTVT dù cần thiết vẫn
phải tạm ngừng (tự động gia hạn cho nhiều loại phương tiện hết hạn đăng
kiểm được phép lưu hành thêm sáu tháng) [10].

***

Tuy chỉ bảo vệ trật tự, trị an nhưng cách nay năm năm (2018), Bộ Công
an được bật đèn xanh để có thể dùng công quỹ mua sắm, trang bị cho công
an các huyện những loại vũ khí với khả năng hủy diệt cao như (mìn, bom,
súng chống tăng), những phương tiện chiến tranh như trực thăng mà tại
Việt Nam, các đơn vị quân đội ở cấp quân đoàn mới có thể có (Thông tư 17/2018/TT-BCA Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an) [11].Cho
dù ngân sách thiếu trước, hụt sau nên phải liên tục cắt giảm phúc lợi
công cộng, kể cả phúc lợi thiết yếu trong lĩnh vực giáo dục, y tế đối
với các thành phần yếu thế trong xã hội nhưng hệ thống chính trị, hệ
thống công quyền tại Việt Nam vẫn đáp ứng nhiều đề nghị vô lối của ngành
công an, chẳng hạn như phê duyệt kế hoạch thành lập Trung đoàn Kỵ binh
Cảnh sát cơ động…

Cho dù hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chỉ bận tâm một điều đó là duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN tại Việt Nam và không tiếc gì để bảo đảm “công an nhân dân được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng CSVN” (Điều 4 Luật Công an nhân dân) nhằm xây dựng… “nhà nước pháp quyền XHCN” nhưng sau “chơi dao” là… “đứt tay”, có không ít dấu hiệu cho thấy, công an đang chi phối và khuynh loát cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền.

VOAViet