Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh
Một cá nhân Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị tổng bí thư của đảng độc tài toàn trị đã ký 15 “văn kiện hợp tác” giữa 2 quốc gia Việt Nam với Trung cộng. Hơn 90 triệu dân Việt Nam không biết nguyên văn nội dung của 15 “văn kiện hợp tác”, nhưng qua tóm tắt của nó chúng ta thấy rõ đây đúng nghĩa phải là 15 cam kết buộc Việt Nam phải thần phục Bắc Kinh mà Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình.
Vào chiều 12/01/2017, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã “bút sa… Việt Nam chết” những điều như sau:
– Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sẽ không bao giờ có chuyện “hợp tác” theo nghĩa song phương – cán bộ cấp cao CSVN đào tạo CSTQ và ngược lại. Chỉ có “hợp tác” một chiều, theo quan hệ thầy Bắc Kinh và học trò Hà  Nội. đó là: các quan thầy Bắc Kinh sẽ đào tạo một thành phần “thái thú bản xứ” làm tay sai cho thiên triều phương bắc.
 
– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc.
Có nghĩa là Việt Nam phải ghi nhớ mọi hoạch định kinh tế của đảng CSVN áp đặt lên đất nước Việt Nam sẽ phải hoàn toàn đi theo và là một phần của toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế của Trung cộng. Điều này được bổ túc thêm bởi sức mạnh khống chế của Mao tệ với:
– Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019.
“Hợp tác” này cho thấy Việt cộng đã quy đầu hoàn toàn sống nhờ vào tiền của Tàu cộng.
– Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Khi một dự án nằm trong lãnh thổ Việt Nam được đưa vào “văn kiện hợp tác” thì trong bối cảnh thần phục Bắc Kinh, chúng ta có thể hiểu rằng đường sắt LC-HN-HP đã hoàn toàn do Trung cộng làm chủ. Điều này cũng đáp ứng kế hoạch của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc mà Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký kết như trên.
 
– Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.
Với chiến lược xâm lấn Việt Nam, trong bối cảnh Bắc Kinh xâm chiếm biển đảo, văn kiện “hợp tác” quốc phòng giữa thành phần xâm lược và bị xâm lược cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt toàn thể quân đội ký bản đầu hàng đối với Bắc Kinh.
 
– Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Điều này đã thêm một lần nữa đóng dấu và củng cố những thoả thuận dâng bán đất của đảng CSVN đối với Trung cộng. Mọi ký kết hợp tác vùng cửa khẩu là một tái xác quyết công nhận những vùng đất của Việt Nam đã bị lọt vào tay Trung cộng là của Trung cộng.
– Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.
Điều này có nghĩa là chất lượng an toàn của mọi sản phẩm tuôn vào Việt Nam sẽ không được kiểm soát bởi Việt Nam là quốc gia tiêu thụ. Ngược lại đó được “kiểm soát” và phê chuẩn “an toàn” bởi quốc gia sản xuất ra những sản phẩm độc hại.
– Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.
Thỏa thuận này là cam kết của Nguyễn Phú Trọng để Trung cộng làm chủ, khai thác, có mặt và hoạt động trên toàn Vịnh Bắc Bộ dưới danh nghĩa “thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh”.
 
– Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.
Khi Tập Cận Bình lấy du lịch để là 1 trong 15 cam kết và gọi nó là một “kế hoạch” thì đây phải là một ý đồ chính trị. Qua cái gọi là “kế hoạch” này, chúng ta sẽ thấy không những hàng ngàn đoàn du lịch Tàu “đổ bộ” Việt Nam nhưng những trình bày về địa danh, lịch sử, nguồn gốc… của các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam sẽ được “hợp tác” để được thuyết minh theo hướng “xâm lược mềm” của Bắc Kinh.
– Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.
Đây là một nâng cấp để “sự thật” sẽ được xuất bản theo những điều láo lếu của Bắc Kinh. Toàn bộ diễn giải về chính trị theo ý hướng của Trung cộng sẽ được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Việt Nam tuân phục theo điều ký kết này. Lãnh vực xuất bản không thôi cũng chưa đủ để có được sự khống chế toàn diện về tư tưởng. Bên cạnh lãnh vực “đọc”, Nguyễn Phú Trọng đã mở rộng chu vi thần phục bằng 2 văn kiện khác cho lãnh vực “xem” và “nghe”:
– Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
 
– Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.
Để mở rộng sự thần phục của đảng con đối với đảng cha ra đến nhân dân, Nguyễn Phú Trọng đã ký:
– Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.
Bên cạnh đó là 2 ký kết có tính nhân đạo là:
– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc.
– Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.
Tuy nhiên, tưởng là nhân đạo nhưng văn kiện này cho phép Bắc Kinh có mặt, kiểm soát và “giải quyết” những đại nạn về y tế, môi trường xảy ra ở mức vĩ mô / công cộng mà nguyên nhân đến từ các nhà máy xây dựng bởi Trung cộng, những sản phẩm tiêu dùng sản xuất bởi Trung cộng.
Trong khi Hoa Kỳ với tân tổng thống Donald Trump đang hé lộ chính sách thân Nga chống Tàu và viễn ảnh đảng và các quan chức sẽ bị… bớt giàu vì TPP bị khai tử, Nguyễn Phú Trọng đã tức tốc sang Tàu và giao hẳn Việt Nam vào tay Bắc Kinh bằng 15 văn kiện ký kết trước sự chứng kiến của vua cha là Tập Cận Bình.
12.01.2017
* Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của Website. BBT