Ông Trần Đại Quang chết “theo kịch bản”
Hôm nay 21/9 báo chí trong và ngoài nước loan tin ông Trần Đại Quang qua đời.
Việc ra đi của ông Quang khuấy lên nhiều nguồn tin khác nhau, trái ngược nhau nhìn từ nhiều góc độ chinh trị khác nhau. Đây là vài nét về ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang.
Ông sinh ngày 12/10/1956, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Học trường Cảnh sát Nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Bộ Công An từ 1972 đến tháng 10/1975.
Ông Trần Đại Quang có học vị Tiến sỹ Luật học, Đại học An ninh, trình độ ngoại ngữ cao học tiếng Tàu.
Được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản từ Đại hội Đảng XI năm 2011, phong hàm Đại tướng năm 2012.
Ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 11, 2/4/2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sáng 21/9.
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, vì loại “virus hiếm”theo ông Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu xác nhận với báo chí Việt Nam. Ông đi chữa bệnh tại Nhật từ tháng 7 năm 2017. Ông Nguyễn Quốc Triệu nói đây là loại bệnh ‘virus hiếm và độc hại’.
Theo báo Thanh Niên, thì GS – TS Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang “được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính”.
Hai giới chức cao cấp về bảo vệ sức khoẻ của cán bộ diện Trung Ương nói hai cách khác nhau. Tại sao cùng người bệnh, cùng là người chăm sóc mà hai ông nói khác? Vậy là có ông, hoặc cả hai ông “không thuộc bài”. Đó là một trong những nghi vấn, đàm tiếu của người Việt Nam trong và ngoài nước. Hai ông cán bộ lớn của nhà nước làm họ nghi ngờ chớ không phải “thế lực thù địch” tuyên truyền, xuyên tạc.
Vị trí Chủ Tịch nước của ông Quang chỉ mang hình thức lễ nghi là chính, nhưng không có nhiều thực quyền
Khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề. Điển hình là việc cắt giảm nhiều Tổng cục, nhiều Tướng công an bị xộ khám và ông Trọng tự phong cho mình chức Bí thư đảng ủy công an.
Ông Nguyễn An Dân, nhà báo tự do trong nước phát biểu: “Về việc công và tư thì chuyện ông Quang không tham gia công tác Đảng và nhà nước nữa là phù hợp với nhu cầu của Đảng lúc này. Còn điều này có phù hợp với nhân dân hay không thì là việc khác”.
Dư luận cho rằng cái chết của ông Quang lúc nầy là một nhu cầu của đảng. Ông chết đúng theo mong muốn của đảng. Một viên chức cao cấp hàng đầu của đảng/nhà nước cũng không tránh khỏi tử vong khi đảng muốn, đảng cần, cho dù trên thế gian không ai muốn chết khi danh vọng, giàu sang có đủ. Nói khác đi ông Quang chết “đúng qui trình của đảng.”
Việc nầy không mới mẽ, nếu chúng ta đọc lại lịch sử của đảng cộng sản.
Nhà khoa học, giáo sư Dương Bạch Mai, trong cuộc họp về chiến dịch Xét Lại năm 1967, GS Mai phản đối việc nầy. Lê Đức Thọ, trong giờ giải lao, mời GS Mai uống chai nước ngọt Hồng Hà, uống chưa hết chai nước ngọt, ông biết bị trúng độc, chỉ còn kịp la lên “chúng nó giết tôi rồi”. Nhân dân thương tiếc nhà khoa học, nhưng đảng cần ông chết.
Xa hơn nữa, những khai quốc công thần của Việt cộng như Tướng Nguyễn Bình, Tư Lệnh cộng sản miền Nam có uy thế lớn, Hồ Chí Minh và bọn thuộc hạ không yên tâm, sợ làm phản. Họ bày ra quỉ kế là triệu hồi Tướng Bình về gặp bác, nhưng trong mỗi chặng đường vị Tướng nầy đến, họ bài trò cho nhân dân ra chào mừng và đài phát thanh của họ loan tin. Thực chất đầy gian ý là muốn thông tin cho Pháp biết ông đang ở đâu và sẽ đi đường nào về Bắc. Khi đến biên giới Miên Lào, Pháp phục kích giết chết Nguyễn Bình năm 1952. Ông chết đúng “lộ trình” đảng muốn.
Hai Tướng khai quốc công thần khác của họ là Lên Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái với cái chết đầy mờ ám, chỉ có đảng và gia đình biết mà thôi.
Còn bao cái chết “đúng qui trình” của đảng, mà gần đây nhất là Nguyễn Bá Thanh, dù được gia đình đưa sang nước đế quốc mà ông chống, để điều trị nhưng “tao khoẻ mà, có chi mô” rồi ít lâu sau cũng không thoát được sức mạnh phóng xạ bị cho vào người do tranh giành quyền lực mà phe mạnh trong đảng muốn ông thôi sống.
Phạm Quí Ngọ là vật tế thần khác nữa, nếu Ngọ còn sống, ông sẽ khui ra hết những tên mà ông đưa tiền, đưa bao nhiêu. Vì vậy Ngọ phải vể Diêm Vương theo ý đảng, không phải do lòng dân. Dân muốn Ngọ sống thêm ít lâu để nói hết sự thật rồi chết.
Xác ông Quang còn nằm đó mà tin râm ran, đồn đoán om sòm trên các trang mạng ai sẽ thế ông , có thể còn nhiều nữa đàng sau hậu trường chinh trị.
Người được dư luận chú ý nhất là bà Đặng Thị Ngọc Thinh, người chính thức đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ Tịch Nước thay bà Nguyễn Thị Doan từ ngày 8/4/2016. Dưới đây là tiểu sử của bà Thịnh:
Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Thịnh
Ngày sinh: 25/12/1959
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
Trình độ học vấn: Trên đại học
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ xây dựng Đảng, Cử nhân khoa học Sử, Cử nhân Luật
Ngày vào đảng: 19/11/1979
Có lẽ đàng sau hậu trường đang rất bận rộn người mua kẻ bán, ngã gía, chào hàng. Nhưng mọi thương vụ sẽ vô ích vì:
Ông Trần Đại Quang chết trong qui trình của đảng thì đảng đã có “giáo án”rồi. Vậy giáo án của đảng là gì?
Ông Trọng, trong Đại Hội 12 đã được Tàu chi 200 Triệu đô la đê lót tay một số Ủy Viên Trung Ương đảng, nên cảnh “ngựa về ngược” làm Nguyễn Tấn Dũng bàng hoàng nhận ra đám đàn em phản trắc, đành chấp nhận về quê “làm người tử tế”. Nói khác đi chiếc ghế Tổng Bí Thư của ông Trọng là do Tàu “phong”, vì thế nhất nhất mọi việc đều phải hỏi ý kiến Thiên Hoàng Tập.
Thiên Hoàng muốn nhượng đất phải nhượng đất, Thiên Hoàng muốn xây dựng Đặc Khu để nối vào Con Đường Tơ Lụa cũng phải thần phục, dù dân cả nước nổi lên chống lại cũng phải làm. “Chống Tao có Tàu Lo”. Trọng là Thái Thú ngoan ngoãn, trung thành nên phải rập khuôn Tàu để tỏ lòng trung với Thiên Tử.
Thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng về mô hình dân chủ, nhưng Tập và bè lũ sửa đều lệ đảng để làm Vua suốt đời và làm chuyện ngược đời với thế giới văn minh.
Trọng sẽ theo kuôn khổ đó, Trọng sẽ là Tổng Bí Thư đảng, kiêm nhiệm Chủ Tịch Nước. Chờ vài năm dân chúng quen dần với “quỉ ám”, Trọng họp đảng sửa điều lệ và ngồi lại luôn cho đến khi bần dân không còn chịu đựng nổi sự đau khổ, nổi nhục nữa, đồng loạt đứng lên lôi Trọng xuống và giải tán đảng thổ tả Cộng Sản.
Từ đó Việt Nam mới được thái bình, dân chúng được an cư lạc nghiệp.
Nguyễn Ngọc Sẵng
https://baotgm.net/nguyen-ngoc-sang-ong-tran-dai-quang-chet-theo-kich-ban/