Nguyễn An Dân – Đảng CSVN còn mạnh hay yếu?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nguyễn An Dân – Đảng CSVN còn mạnh hay yếu?
Đảng đã tạo ra cơ chế kinh tế thị trường tư bản và đa phương hóa ngoại giao, đa phương hóa hợp tác từ trong dân đến trong đảng làm sinh ra đa nguyên nhưng đảng chưa dám chấp nhận đa nguyên và tìm cách ứng phó trừ bỏ. Việc này làm đảng ngày càng cạn kiệt về nhân sự ở tầm cao. Chúng ta có thể thấy rõ khủng hoảng nhân sự ở hai vị trí tổng bí thư và thủ tướng trong trước ĐH 12 làm đảng phải tổ chức tới 14 HNTW là một ví dụ.
ĐẢNG CÒN MẠNH HAY ĐÃ YẾU ?
Trước khi tranh luận về vấn đề này, một sự đánh giá về đảng là điều cần thiết, không chỉ dùng cho tranh luận,mà còn để nhìn về quốc gia và dân tộc, vì đảng đang đóng vai trò lãnh đạo toàn diện nên có ảnh hưởng chính
Thế mạnh của đảng
Đây là điều phải khẳng định, vì đảng đang còn lãnh đạo nên phải coi là mạnh, “kẻ có quyền lực là kẻ mạnh”, không nên vì lý do gì mà bác bỏ yếu tố quan trọng này
Đảng còn mạnh ở chổ không để vỡ đảng. Đảng là tập hợp những con người đã, đang và sắp tham gia chính trị. Đã là tập thể chính trị thì tranh chấp chính trị, đường lối, lợi ích, chia ghế..là luôn có, nhưng đảng không để chuyện này làm vỡ đảng, đây là một cái mạnh của đảng
Đảng còn mạnh ở chổ thường xuyên điều chỉnh đường lối, chính sách (mà đảng gọi là đổi mới), dù có thể chậm hơn thực tế cuộc sống nhưng nó vẫn diễn ra, chính điều này giúp đảng thích nghi và tồn tại.
Đảng còn mạnh ở chổ có quyền quản lý ngân sách quốc gia và xây dựng các định chế tài chế tài chính có lợi cho mình. Cũng như quân đội và công an, sinh ra là để bảo vệ tổ quốc và xã hội, đảng cũng dùng như hai cánh tay trong việc tự bảo vệ mình.
Sau cùng, đảng còn mạnh vì vẫn một bộ phận nhân dân vẫn xem việc đảng lãnh đạo đất nước là đương nhiên dù có nhiều sai lầm đã được chính thức hoặc không chính thức công bố.
Hãy nhìn sự hớn hở, vui vẻ của nhiều bà con quần chúng thể hiện ra khi được các quan chức trung-cao cấp của đảng thăm hỏi, quan tâm, động viên sẽ thấy rõ điều này.
Đây là những thực tiễn không thể,và không nên chối bỏ khi nhìn về đảng, những ai quan tâm đến chính trị quốc gia xin đừng vì mong muốn cá nhân hay của phe nhóm mình mà chối bỏ điều này.
Thế yếu của đảng
Đảng chính trị là một tập hợp những con người có lý tưởng chính trị ( thúc đẩy đất nước tiến bộ) và mục tiêu chính trị (cầm quyền quản trị quốc gia), tập hợp với nhau thành một tổ chức để cùng giữ gìn, thúc đẩy và bảo vệ những cái chung đang theo đuổi
VD như đảng Dân Chủ Mỹ có lý tưởng là bảo vệ và thúc đẩy các giá trị của dân chủ pháp trị, đảng Cộng Hòa thì có lý tưởng là thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ. Chúng ta cần nhớ là bất kỳ cá nhân, tổ chức, hay thể chế chính trị nào cũng rất nhiều lần phải lựa chọn giữa giữ giá trị hay thu nhận lợi ích trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình
Đảng cộng sản VN thì dĩ nhiên giá trị theo đuổi là xây dựng CNXH để tiến bộ đất nước, và lợi ích là cầm quyền lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên do sai về đường lối từ quá khứ nên lý tưởng xây dựng CNXH để tiến bộ quốc gia hiện đang bị dân tộc từ bỏ, và nhiều bộ phận trong đảng, dù nói hay không nói, cũng âm thầm từ bỏ ( tự chuyển hóa). Đây là cái yếu của đảng, làm tính nền tảng của một đảng phái chính trị là lý tưởng bị hổng chân, mất căn bản, từ đó sinh ra những tệ nạn như tha hóa, tự diễn biến,..
Tuy mất đi lý tưởng trên thực tế (dù vẫn còn trong lý thuyết) nhưng mục tiêu lợi ích là cầm nắm quyền lực vẫn còn nên đảng vẫn còn tồn tại, nhưng vì không còn lý tưởng để định hướng nên cầm nắm quyền lực mà không còn đường lối đúng đắn và rõ ràng để theo.
Từ đó dẫn đến phân hóa thành các nhóm khác nhau như bảo thủ-cải cách, thân Tàu-thân Mỹ- thân Nga…lại không có tinh thần thượng tôn pháp trị làm lề lối ứng xử nên dẫn đến những chuyện thiếu minhy bạch, cạnh tranh quyền lực trong bóng tối…rồi sau đó lọt lộ ra dân như những chuyện chúng ta vẫn hay bàn tán
Cái yếu thứ hai hiện nay của đảng là việc để Trung Quốc ảnh hưởng nhiều và sâu rộng vào nội bộ, làm mất tính chủ động trong quản lý quốc gia dẫn đến sự chán nản của hai cánh tay quyền lực là quân đội và an ninh quốc gia.
Nhiều cá nhân, tồ chức nhỏ trong hai tổ chức lớn nay, khi thấy lợi ích của đảng cầm quyền và lợi ích quốc gia bị mâu thuẫn nhau (đây là quy luật nên luôn có) thì không biết phải hành xử như thế nào, người quân nhân bị giằng co giữa tính chính danh khi hành pháp và kỷ luật phải chấp hành.
Cái yếu thứ ba là đảng gắn chặt tài chính của mình vào tài chính quốc gia thông qua trung giới là chính phủ do đảng thành lập. Điều này là cái lợi nhưng cũng là cái hại cho đảng. Một khi tài chính quốc gia suy yếu, tất cả đều bị ảnh hưởng và làm lòng trung thành theo đảng của các đảng viên giảm đi ( khi không trung thành vì lý tưởng, người ta chỉ còn trung thành về lợi ích, mà đây là điều bất kỳ đảng chính trị nào cũng không muốn )
Cái yếu thứ tư của đảng là sự phát triển của dân trí và đối lập. Tự do internet đòi hỏi đảng phải nói thật hơn trước và sự đối lập sinh ra không chỉ còn là từ nhân dân mà còn từ trong chính nội bộ đảng qua việc đối lập về đường lối, về phân chia ảnh hưởng, về sự cân bằng chính sách giữa TQ và phương Tây để bảo vệ quốc gia…
Cái yếu sau cùng của đảng là đã tạo ra cơ chế kinh tế thị trường tư bản và đa phương hóa ngoại giao, đa phương hóa hợp tác từ trong dân đến trong đảng làm sinh ra đa nguyên nhưng đảng chưa dám chấp nhận đa nguyên và tìm cách ứng phó trừ bỏ.
Việc này làm đảng ngày càng cạn kiệt về nhân sự ở tầm cao. Chúng ta có thể thấy rõ khủng hoảng nhân sự ở hai vị trí tổng bí thư và thủ tướng trong trước ĐH 12 làm đảng phải tổ chức tới 14 HNTW là một ví dụ.
Đây là những nét lớn để làm rõ vấn đề “đảng mạnh hay yếu”, các nét nhỏ khác tạm xin không đề cập vì giới hạn bài viết vừa đủ đọc
Nguyễn An Dân
07/12/2016
P/s : Đây là những nhận xét từ góc nhìn của tác giả, mục đích để nhân dân và đảng có thể tham khảo vì lợi ích tiến bộ đất nước, hoàn toàn không xuất phát từ động cơ hay lợi ích cá nhân nào.
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)