Nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên?
06/09/2017
Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA-LHQ) kêu gọi Bắc Hàn đình chỉ chương trình phát triển nguyên tử và hỏa tiễn, nước này vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích. Vào ngày 29.8 Bắc Hàn phóng một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Hwasong-12 qua không phận Nhật Bản.Vài ngày sau, Hàn cộng công bố đã thử nghiệm bom nhiệt hạch H thành công vào ngày 3.9 và cho biết thêm bom này có thể lắp vào hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Nam Hàn Kim Young-woo cho biết nếu xác định là bom H thì sức công phá lên tới 100 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh gấp 4-5 lần so với quả bom nguyên tử của Mỹ từng thả xuống thành phố Nagasaki năm 1945 tại Nhật Bản.Trước đó vào tháng 7 Bắc Hàn đã thử nghiệm hai hỏa tiễn ICBM với đoạn đuờng bay xa hơn 10.000 cấy số, có thể đạt mọi mục tiêu toàn Á châu và một phần lãnh thổ Mỹ.
Hình minh họa |
Trong cuộc họp khẩn cấp diễn ra ngày 30-8, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) đã ra tuyên bố lên án việc Bắc Hàn phóng thử hỏa tiễn đạn đạo bay qua Nhật Bản, coi đây là mối đe dọa thái quá, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng chấm dứt toàn bộ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
Trước thách thức mới không thể chấp nhận qua vụ thử bom H, Cộng đồng quốc tế đã lên án Bắc Hàn và xem việc thử bom nhiệt hạch là mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình và an ninh Á châu. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được triệu tập vào ngày 4-9 theo đề nghị của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Nam Hàn. Cuộc họp đã không thống nhất được biện pháp trừng phạt với vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn. Trong khi Mỹ cảnh báo khả năng sẽ tấn công Bắc Hàn, Trung Quốc, Nga và một số thành viên HĐBA LHQ phản đối quyết liệt phương án quân sự. Mỹ đã đệ trình một loạt biện pháp chế tài và HĐBA –LHQ sẽ biểu quyết vào ngày 11.09.
Nhật tăng cường vũ trang
Chính quyền Nhật đã lên án mạnh các hành động khiêu khích của Bắc Hàn. Trong cuộc điện đàm với tổng thống Nam Hàn Moon Jae In, thủ tướng Shinzo Abe cho biết cả hai nước sẽ gia tăng áp lực đối với chế độ Bình nhưỡng. Từ khi Bắc Hàn dọa tấn công đảo Guam, tiền đồn Mỹ ỡ giữa Thái Bình Dương vào tháng 8, Nhật đã có biện pháp phòng ngừa cho trường hợp chiến tranh xảy ra.Các hệ thống chống Hỏa tiễn được bố trí phía tây lãnh thổ.
Giới quân sự ngạc nhiên khi thấy Nhật không có phản ứng quân sư trước việc hỏa tiễn Bắc hàn phóng qua lãnh thổ, mặc dù nước này đã sở hữu hệ thống đánh chặn hỏa tiễn patriot loại PAC-3. Kể từ 2009, đây là lần đầu Hòa tiễn loại Hwasong-12 bay qua không phận và nổ tung thành 3 mảnh rớt trước bờ biển Nhật. Hỏa tiễn này bay rất nhanh với vận tốc tới 20.000 cây số /giờ trên độ cao 550 cây số và đoạn đường bay 2700 cây số. Các chuyên gia quân sự phỏng đoán Nhật không phản ứng vì ly do chiến thuật và chính trị. Khi hỏa tiện Bắc hàn bay qua không phận, Nhật đã theo dõi đường bay và xác định không nguy hiểm nên không cần bắn chặn. Hơn nữa Nhật không muốn khiêu khích, tạo lý do cho Bắc Hàn thử tiếp hỏa tiễn.
Trong cuộc khủng hoảng với Bắc Hàn, Nhật có lý do tái vũ trang và điều chỉnh chính sách quốc phòng. Là quốc gia sát bán đảo Triều Tiên, Nhật ủng hộ giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao. Cũng như Nam Hàn, Nhật là đồng minh của Mỹ và xem Bắc Hàn là mối đe dọa, nhưng Nhật không muốn có chiến tranh mà bị họa lây. Nếu Mỹ đơn phương tấn công Bắc Hàn và Bắc Hàn trả đũa bắn phá vào các nước đồng minh Mỹ bằng mọi loại vũ khí nguyên tử, hóa học sẽ gây ra tthương vong cho dân Nhật.
Nam Hàn lưỡng lự giữa hòa giải và cứng rắn với Bắc Hàn
Phản ứng trước sự khiêu khích của Bắc Hàn, Mỹ và Nam Hàn thỏa thuận nhiều biện pháp như Mỹ đưa tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược đến Nam Hàn, tiến hành các cuộc tập trận chung mới, tăng cường các khả năng phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn cũng như triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao giai đoạn cuối Terminal High Attitude Area Defense (THAAD) tại Nam Hàn.
Ngày 4-9 Nam Hàn đã thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật phối hợp nhằm mục tiêu vào nơi được giả định là bãi thử hạt nhân của Bắc Hàn.
Trong cuộc điên đàm với Tổng thống Mỹ D. Trump, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In đồng ý chi thêm nhiều tỉ mỹ kim để mua vũ khí tối tân của Mỹ. Học viện nghiên cứu quốc phòng Sipri ở Stockhom –Thụy Điển cho biết Mỹ cũng đã bán cho Nam Hàn giữa năm 2010 và 2016 một lượng vũ khí trí giá 5 tỷ mỹ kim. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên càng căng thẳng, doanh thu của nền công nghệ vũ khí của Mỹ càng cao. Mối đe dọa của Bắc Hàn đã mang lại ít nhiều „quà tặng“ cho kỹ nghệ chiến tranh của Mỹ.
Thủ đô Hán Thành với số dân 25 triệu cách biên giới Bắc Hàn khoảng 50 cây số nằm trong phạm vi đại pháo của Bắc hàn. Là nạn nhân luôn bi Bắc Hàn đe dọa, các chính phủ tiền nhiệm Nam Hàn chủ trương phải cứng rắn trước mọi hành đông khiêu khích của Bắc Hàn, nhưng tân Tổng thống Moon cho rằng sự căng thẳng quân sự giữa hai miền chỉ đưa đến thảm họa cho dân tộc Hàn quốc vì vây ông một mặt tăng cường phòng bị quốc phòng, mặt khác thận trong tìm cách đối thoại với Bắc Hàn để tránh bùng nổ chiến tranh.
Mỹ cân nhắc phản ứng quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo sẽ có “hành động đáp trả quân sự quy mô lớn” đối với bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ hay các đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản.Theo ông James Mattis, Mỹ có nhiều phương án quân sự và Tổng thống Donald Trump đã được báo cáo về tất cả các phương án này.
Mỹ chủ trương cô lập Bắc hàn trên mọi phương diện. Donald Trump gọi Bắc Hàn là một „quốc gia bịp bợm“. Để đối phó Bắc Hàn, Mỹ cung cấp vũ khí cho đồng minh Nhật, Hàn và có biện pháp cấm vận thương mại với các quốc gia liên hệ với Bắc Hàn, kể cả các quốc gia nhận thợ khách Bắc Hàn. Những tuyên bố cường điệu của Trump cho thấy Mỹ sẵn sàng gia tăng áp lực quân sự để ép Bắc Hàn phải dẹp bỏ chương trình thử bom và hỏa tiễn.
Trong nội các Trump hiện có ba cựu tướng Kelly (chánh văn phòng Bạch ốc), Mattis ( Bộ trưởng quốc phòng) và Mc Master (Cố vấn an ninh) có nhiều ảnh hưởng đến chính sách an ninh và quốc phòng của Mỹ. Gần đây Trump đã nghiêng nhiều về các giải pháp quân sự như tăng ngân sách quốc phòng, tăng quân ở Á Phú Hãn thay vì rút lui như đã từng tuyên bố, gửi tầu tuần tra đến Biển Đông… Cộng đồng quốc tế đã lên án những cuộc thử hạt nhân của Hàn cộng và đòi hỏi các bên liên hệ phải thương nghị hòa hoãn. Trump ngược lại cho rằng thương thảo không phải là cách đối đáp với Bắc Hàn. Đại sứ Mỹ tại LHQ bà Nikki Haley tuyên bố không ngượng ngùng „Nhà độc tài Bắc hàn đang ăn xin chiến tranh (bagging for war)”. Các động thái này của Trump và các cộng sự viên cho thấy khả năng áp dụng quân sự đối với Bắc Hàn ở một mức độ nào vẫn có thể xảy ra.
Trung Quốc và Nga chống giải pháp quân sự
Trung Quốc đã đứng về phía Bắc Hàn trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) chống Mỹ và Nam Hàn. Trung quốc hiện là đồng minh duy nhất hỗ trợ kinh tế cho Bắc Hàn. Lương thương mại Bắc Hàn giao dịch với Trung Quốc chiếm 90%. Trung Quốc khẳng định hỗ trợ các biện pháp hòa bình để giải quyết tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời phản đối mọi hành động nhằm gây áp lực quân sự lên quốc gia này. Trung Quốc rất lo ngại chiến tranh xảy ra hàng triệu dân Bắc Hàn sẽ tràn qua biên giới Trung Quốc lánh nạn và sự thống nhất Hàn quốc sẽ tạo cơ hội cho quân Mỹ dàn quân sát biên giới. Tại Nam Hàn, đang có 28.500 quân Mỹ trú đóng.
Nga có 20 cây số biên giới chung với Bắc Hàn và một đường xe hỏa nối liền hai nước. Nga xem việc quân Mỹ trú đóng và bố trí các dàn chống hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn là cái gai trong mắt nên Nga chống lại phương án chiến tranh của Mỹ. Một mặt Nga lên tiếng đòi hỏi Bình Nhưỡng phải ngưng các hành động khiêu khích làm bất ổn tình hình, mặt khác nhắc nhở chính trị – ngoại giao là con đường duy nhất để giải quyết khủng hoảng.
Nói chung Nga và Trung cộng chỉ muốn duy trì hiện trạng (Status quo).
Âu châu hỗ trợ biện pháp trừng phạt
Dư luận quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vụ thử hạt nhân nói trên của Triều Tiên. Đức, Italia, Pháp và Anh cũng kêu gọi siết chặt các biện pháp trừng phạt của EU chống Triều Tiên sau “hành động khiêu khích mới” của Bình Nhưỡng. Tổng thống Thụy Sĩ bà Doris Leuthard cho biết sẵn sàng làm trung gian giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên, bao gồm tổ chức các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng.
Vũ Ngọc Yên
(Dân Luận)