Người đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam
Bài này được đăng để rộng đường thông tin. BBT
**************************************************************
Người đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam | 31/12/2015
-
>> Không để Trung Quốc can thiệp vào nội bộ Việt Nam sau cái bắt tay thân mật
-
>> “Nhiều thông tin bôi xấu lãnh đạo trước Đại hội Đảng”
-
>> Cái dân cần liệu các nhà lãnh đạo có đáp ứng?
-
>> Vào TPP, Việt Nam cần lãnh đạo dám “phất cờ” đổi mới và giàu kinh nghiệm
-
>> Hà Nội cấm một số tuyến đường phục vụ diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng
Trung Quốc từ thời xa xưa đã có tham vọng rất lớn, muốn thâu tóm, bành trướng thế lực bằng tất cả mọi thủ đoạn. Ngược dòng lịch sử để thấy rằng, từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Thế nên từ xa xưa ông cha ta vẫn chỉ dám coi TQ là một người hàng xóm chứ không dám coi là bạn hữu. Láng giềng nhưng chưa hẳn là thân cận. Không phải chúng ta cứ nhìn về quá khứ mà không mở rộng để đón tương lai nhưng với những gì mà nước bạn TQ dành cho ta thì không thể tin tưởng được. Như phát biểu ngang ngược của CT Tập Cận Bình rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ tại Singapore ngay sau khi kết thúc chuyến thăm tại Việt Nam hay mới đây sau chuyến thăm tốt đẹp của CTQH Nguyễn Sinh Hùng 1 ngày thì TQ đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra biển Đông. Trước đó với mưu đồ độc chiếm Biển Đông của mình TQ đã không ngần ngại tự vẽ cho họ cái gọi là đường lưỡi bò và gây tranh chấp với hàng loạt các nước trong khu vực ASEAN trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, vi phạm chủ quyền VN và đi ngược lại nhận thức của lãnh đạo hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam –Trung Quốc năm 2011.
Với một đất nước yêu chuộng hòa bình, mềm mỏng và khéo léo trong vấn đề ngoại giao, trong năm 2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có 22 lần tiếp xúc, trao đổi với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trong đó có 7 lần giao thiệp và trao 9 công hàm phản đối việc làm của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu quả thiết thực. Và cũng chưa có một phát biểu mạnh mẽ nào lên tiếng về vấn đề này ngoại trừ tuyên bố của TTCP Nguyễn Tấn Dũng “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông“. Năm 2014, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối. Trên khắp các diễn đàn quốc tế lớn nhỏ mà Thủ tướng tham dự, ông đều lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cụ thể, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (Philippines ngày 21/5), Thủ tướng mạnh mẽ tuyên bố trước báo chí quốc tế rằng: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” Đau xót biết bao khi vẫn phải nghe đâu đó một thông tin về cái chết tức tưởi của ngư dân ta thiệt mạng ở vùng biển thuộc chủ quyền của ta. Đau xót biết bao khi nhìn thấy ánh mắt vô hồn của cha, giọt nước mắt không bao giờ cạn của người mẹ, khuôn mặt không chút cảm xúc của người vợ và tiếng nói bập bẹ của những đứa trẻ chưa kịp gọi cha khi tiếp nhận người thân của mình đã chết mà không rõ lý do. Đau xót hơn nữa khi nhìn từng mảnh đất xương máu của cha ông ta bị mất dần, chủ quyền của ta đang bị thu hẹp.
Nhân dân ta một lòng yêu chuộng hòa bình, bởi những nỗi đau chiến tranh đã gây ra còn dai dẳng mãi tới bây giờ nhưng không vì thế mà ta nhu nhược đánh mất chủ quyền để đổi lấy cái hữu nghị viển vông. Trong thời điểm hiện tại câu hỏi dành cho các vị lãnh đạo về bảo vệ chủ quyền dân tộc vẫn còn đang bỏ ngỏ. Chúng ta những con dân đất Việt mang trong người dòng máu của các vua Hùng không thể quên sứ mệnh giữ nước của mình. Lịch sử đã chứng minh với tinh thần đoàn kết dân tộc và sự kiên quyết của Chính phủ ta năm 2014 đã buộc TQ đã phải dời cái giàn khoan phi pháp ra khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam chỉ tin tưởng vào những vị lãnh đạo dám đứng lên để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Người lãnh đạo bản lĩnh và kiên cường phải là người dám nói lên tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam. Bạn đọc Thiên Bảo (Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)