Người Buôn Gió – Liệu có thay đổi tổng bí thư?
23/01/2017
Theo như tin đồn từ đại hội 12 của ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại làm TBT nửa khoá, sau đó nhường lại cho người khác. Lý do ông Trọng nại ra để được ở lại là để giữ được sự cân bằng, ổn định giữa các lứa tuổi lãnh đạo.
Nhưng dường như ông Nguyễn Phú Trọng không có ý muốn về giữa chừng. Những ngày gần đây ông liên tục tung ra những luận điệu đe doạ các đồng chí của mình về một nguy cơ mất ổn định đang lơ lửng trên đầu toàn thể ĐCSVN.
Biện pháp này như một trò phù thuỷ doạ ma. Những phù thuỷ luôn phải vẽ ra bóng ma nhằm đe doạ bộ lạc của mình, và chỉ có mình mới là người giữ cho bộ lạc an toàn khỏi các bóng ma.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc vừa qua, Trung Quốc đã đón tiếp ông Trọng bằng một nghi lễ trọng thể hàng nguyên thủ quốc gia, mặc dù ông chỉ là đảng trưởng của một đảng. Ông Trọng đã ký kết đến 15 văn kiện hợp tác với Trung Quốc. Con số vào hàng kỷ lục trong các đời tổng bí thư ĐCSVN. Hài lòng với thái độ của Nguyễn Phú Trọng, người Trung Quốc đã khen ngợi như sau.
Phía Trung Quốc nhiệt liệt chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được kể từ Đại hội XII đến nay trong các mặt đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chân thành chúc và bày tỏ tin tưởng rằng, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Qua những lời khen trên, nhất là đoạn nhấn mạnh Trung Quốc tin tưởng dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng nhất định sẽ thắng lợi những nhiệm vụ do đại hội đảng CSVN 12 đưa ra. Người đọc thấy rằng Trung Quốc đã tỏ rõ quan điểm đồng ý với việc Nguyễn Phú Trọng sẽ là người lãnh đạo ĐCSVN đến hết khoá 12, không chấp nhận sự thay đổi nào. Và để đáp ơn sự chỉ định này, Nguyễn Phú Trọng đã ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang. Trong đó tước đoạt quyền độc lập của Việt Nam khi gắn chặt vào cái gọi là vận mệnh chung với Trung Quốc.
Sự xác nhận của Trung Quốc với vai trò tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng là dấu ấn cuối cùng của thiên triều ban chức cho Nguyễn Phú Trọng làm vua An Nam, chấm dứt mọi xung đột tranh giành chức vụ này theo lời hứa của Trọng. Nhờ Trung Quốc mà Nguyễn Phú Trọng đã dễ dàng nuốt lời hứa của mình. Nếu như Nguyễn Tấn Dũng từng nói rằng tôi được nhân dân , được đảng tín giao trách nhiệm tôi làm. Thì ngày nay, Nguyễn Phú Trọng không nói như thế, ông ta chơi trò như muốn nói , tôi được nước anh em tín nhiệm bảo tôi làm thì tôi làm.
Âm mưu tiếp tục ở lại trọn nhiệm kỳ của Trọng không phải mới đây, mà nó đã hình thành ngay trước khi đại hội đảng 12. Trọng đã đẩy cuộc tranh ghế lên mức độ cao điểm, để cho những tay mới lên phải chấp nhận những chức vụ được giao và bằng lòng với vị trí đầy bất lợi nếu như muốn giành chức tổng bí thư giữa nhiệm kỳ với Trọng.
Theo thông lệ thì phải có ít nhất một khoá làm bộ chính trị mới được bầu làm tổng bí thư. Tiêu chí tổng bí thư phải là người miền Bắc, có lý luận thì ứng cử viên cho chức này khả dĩ nhất là ông Đinh Thế Huynh, người đạt được cả ba tiêu chí trên.
Thế nhưng thông lệ gần đây lại phải từ tứ trụ tức ba vị trí chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội được bầu vào tổng bí thư. Ông Huynh không có được tiêu chí này, ông Trọng còn đặt ra người làm TBT phải qua bí thư lãnh đạo tỉnh, thành phố. Ông Huynh cũng không có điểm này.
Những năm gần đây đi lên làm tổng bí thư đều từ ghế chủ tịch quốc hội. Nguyễn Phú Trọng nếu như sắp cho Đinh Thế Huynh chiếc ghế này, thì đến 99% Huynh sẽ làm tổng bí thư kế nhiệm Trọng. Nhưng Trọng đã tước mất cơ hội của Huynh khi để Nguyễn Thị Kim Ngân, một phụ nữ là người miền Nam chiếm chiếc bệ phóng lý tưởng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người ngu dốt, không có lý luận, ăn nói tệ hại đến mức nói câu nào cũng làm trò cười thiên hạ. Lại có họ hàng, anh em, con cái tham gia lũng đoạn kinh tế đất nước. Uy tín trong Đảng thấp. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngầm reo cho Phúc ý nghĩ sẽ được lãnh ghế TBT, khiến Phúc say sưa ngáng chân những người khác, giúp cho các đối thủ của Trọng bị sa lầy khó có thể tranh chấp với Trọng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người miền Bắc, có lý luận, người khả dĩ nhất để thay thế Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trên cương vị TBT, Trọng đã đưa ra ý kiến đã nói trên là TBT phải là người kinh qua chức bí thư tỉnh thành. Ông Quang chưa kinh qua những việc này. Hơn nữa các ứng cử viên như Huynh, Phúc…đều đã đến ra mắt Trung Quốc lấy lòng. Đến nay chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn dửng dưng với Trung Quốc, đó là điều trở ngại rất lớn cho ông Quang.
Nếu tóm tắt hết các tiêu chí mà Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra như
– Tổng bí thư có ngoại lệ về tuổi tác
– Là người miền Bắc có lý luận
– Kinh qua chức vụ bí thư tỉnh, thành
– Giữ được ổn định chính trị ( được Trung Quốc chấp nhận )
– Tham gia ít nhất một khoá bộ chính trị
– Là một trong tứ trụ.
Với những tiêu chí trên, thì chỉ có mỗi mình ông Trọng đáp ứng được các yêu cầu. Tất cả các uỷ viên BCT còn lại, người được điều này thì lại mất điều kia. Dẫn đến sự hy vọng ai cũng có cơ hội, khiến họ tranh giành nhau , và ai cũng phải lo tự vệ. Trong bối cảnh hỗn loạn , giằng co gang ngửa ấy, chiêu bài ở lại để giữ ổn định của Trọng đã thành công khi được Trung Quốc xác nhận và đảm bảo.
Để trả được cái giá ngồi lại chức TBT hết nhiệm kỳ và giữ vững CNXH, Nguyễn Phú Trọng đã can tâm đẩy các đồng chí của mình cắn xé nhau, trong khi ông ta ung dung đến thiên triều dâng tấu xin được ngôi vị cho mình, bằng việc lý kết những văn kiện lăng nhục quốc thể. Một trong những sự lăng nhục quốc thể đó là Việt Nam phải cam kết không được quan hệ chính thức với Đài Loan, phải coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, phải chống lại những nước khác coi Đài Loan là một nước riêng ở điều 7 trong toàn văn thông báo văn kiện đã ký giữa hai nước Việt Trung.
Trong những văn kiện này còn có những điều khiến Việt Nam thành nô lệ của Trung Quốc như chương trình đưa cán bộ đảng CSVN sang đào tạo tại Trung Quốc. Việc trao đổi kinh nghiệm và thông báo tình hình hai nước là một dạng hợp thức hoá việc cung cấp thông tin, nội tình đất nước cho nước ngoài. Ngoài ra còn những văn kiện thoả thuận để quân đội, công an Trung Quốc có điều kiện hợp thức hoá việc triển khai các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoạt động bảo vệ CNXH ở Việt Nam. Một hành vi sẵn sàng cõng rắn về nhà.
Việc mời các doanh nghiêp Trung Quốc tham gia các dự án ở Việt Nam, cùng với sự lên ngôi thống trị kiểm soát nền kinh tế Việt Nam của các đại gia Hoa Kiều như Đặng Văn Thành, người có quan hệ mật thiết với gia đình thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho thấy phe cánh của Trọng đang ráo riết bắt buộc Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện từ ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị.
Hơn lúc nào hết, nhân dân Việt Nam cần phải có phản ứng ngay tức khắc đối với Nguyễn Phú Trọng, ngăn chặn không để những văn kiện mà ông ta ký kết với Trung Quốc được hợp thức hoá ở quốc hội, nhà nước, chính phủ. Nếu không, khi những văn kiện này đi vào thực thi sẽ là thảm hoạ cho đất nước và dân tộc. Để làm được điều đó, không có gì hơn ngoài một biện pháp thần tốc và táo bạo triển khai nhanh chóng với chức vụ TBT mà Nguyễn Phú Trọng đang bám chặt.
Theo như tin đồn từ đại hội 12 của ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại làm TBT nửa khoá, sau đó nhường lại cho người khác. Lý do ông Trọng nại ra để được ở lại là để giữ được sự cân bằng, ổn định giữa các lứa tuổi lãnh đạo.
Nhưng dường như ông Nguyễn Phú Trọng không có ý muốn về giữa chừng. Những ngày gần đây ông liên tục tung ra những luận điệu đe doạ các đồng chí của mình về một nguy cơ mất ổn định đang lơ lửng trên đầu toàn thể ĐCSVN.
Biện pháp này như một trò phù thuỷ doạ ma. Những phù thuỷ luôn phải vẽ ra bóng ma nhằm đe doạ bộ lạc của mình, và chỉ có mình mới là người giữ cho bộ lạc an toàn khỏi các bóng ma.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc vừa qua, Trung Quốc đã đón tiếp ông Trọng bằng một nghi lễ trọng thể hàng nguyên thủ quốc gia, mặc dù ông chỉ là đảng trưởng của một đảng. Ông Trọng đã ký kết đến 15 văn kiện hợp tác với Trung Quốc. Con số vào hàng kỷ lục trong các đời tổng bí thư ĐCSVN. Hài lòng với thái độ của Nguyễn Phú Trọng, người Trung Quốc đã khen ngợi như sau.
Phía Trung Quốc nhiệt liệt chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được kể từ Đại hội XII đến nay trong các mặt đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chân thành chúc và bày tỏ tin tưởng rằng, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Qua những lời khen trên, nhất là đoạn nhấn mạnh Trung Quốc tin tưởng dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng nhất định sẽ thắng lợi những nhiệm vụ do đại hội đảng CSVN 12 đưa ra. Người đọc thấy rằng Trung Quốc đã tỏ rõ quan điểm đồng ý với việc Nguyễn Phú Trọng sẽ là người lãnh đạo ĐCSVN đến hết khoá 12, không chấp nhận sự thay đổi nào. Và để đáp ơn sự chỉ định này, Nguyễn Phú Trọng đã ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang. Trong đó tước đoạt quyền độc lập của Việt Nam khi gắn chặt vào cái gọi là vận mệnh chung với Trung Quốc.
Sự xác nhận của Trung Quốc với vai trò tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng là dấu ấn cuối cùng của thiên triều ban chức cho Nguyễn Phú Trọng làm vua An Nam, chấm dứt mọi xung đột tranh giành chức vụ này theo lời hứa của Trọng. Nhờ Trung Quốc mà Nguyễn Phú Trọng đã dễ dàng nuốt lời hứa của mình. Nếu như Nguyễn Tấn Dũng từng nói rằng tôi được nhân dân , được đảng tín giao trách nhiệm tôi làm. Thì ngày nay, Nguyễn Phú Trọng không nói như thế, ông ta chơi trò như muốn nói , tôi được nước anh em tín nhiệm bảo tôi làm thì tôi làm.
Âm mưu tiếp tục ở lại trọn nhiệm kỳ của Trọng không phải mới đây, mà nó đã hình thành ngay trước khi đại hội đảng 12. Trọng đã đẩy cuộc tranh ghế lên mức độ cao điểm, để cho những tay mới lên phải chấp nhận những chức vụ được giao và bằng lòng với vị trí đầy bất lợi nếu như muốn giành chức tổng bí thư giữa nhiệm kỳ với Trọng.
Theo thông lệ thì phải có ít nhất một khoá làm bộ chính trị mới được bầu làm tổng bí thư. Tiêu chí tổng bí thư phải là người miền Bắc, có lý luận thì ứng cử viên cho chức này khả dĩ nhất là ông Đinh Thế Huynh, người đạt được cả ba tiêu chí trên.
Thế nhưng thông lệ gần đây lại phải từ tứ trụ tức ba vị trí chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội được bầu vào tổng bí thư. Ông Huynh không có được tiêu chí này, ông Trọng còn đặt ra người làm TBT phải qua bí thư lãnh đạo tỉnh, thành phố. Ông Huynh cũng không có điểm này.
Những năm gần đây đi lên làm tổng bí thư đều từ ghế chủ tịch quốc hội. Nguyễn Phú Trọng nếu như sắp cho Đinh Thế Huynh chiếc ghế này, thì đến 99% Huynh sẽ làm tổng bí thư kế nhiệm Trọng. Nhưng Trọng đã tước mất cơ hội của Huynh khi để Nguyễn Thị Kim Ngân, một phụ nữ là người miền Nam chiếm chiếc bệ phóng lý tưởng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người ngu dốt, không có lý luận, ăn nói tệ hại đến mức nói câu nào cũng làm trò cười thiên hạ. Lại có họ hàng, anh em, con cái tham gia lũng đoạn kinh tế đất nước. Uy tín trong Đảng thấp. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngầm reo cho Phúc ý nghĩ sẽ được lãnh ghế TBT, khiến Phúc say sưa ngáng chân những người khác, giúp cho các đối thủ của Trọng bị sa lầy khó có thể tranh chấp với Trọng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người miền Bắc, có lý luận, người khả dĩ nhất để thay thế Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trên cương vị TBT, Trọng đã đưa ra ý kiến đã nói trên là TBT phải là người kinh qua chức bí thư tỉnh thành. Ông Quang chưa kinh qua những việc này. Hơn nữa các ứng cử viên như Huynh, Phúc…đều đã đến ra mắt Trung Quốc lấy lòng. Đến nay chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn dửng dưng với Trung Quốc, đó là điều trở ngại rất lớn cho ông Quang.
Nếu tóm tắt hết các tiêu chí mà Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra như
– Tổng bí thư có ngoại lệ về tuổi tác
– Là người miền Bắc có lý luận
– Kinh qua chức vụ bí thư tỉnh, thành
– Giữ được ổn định chính trị ( được Trung Quốc chấp nhận )
– Tham gia ít nhất một khoá bộ chính trị
– Là một trong tứ trụ.
Với những tiêu chí trên, thì chỉ có mỗi mình ông Trọng đáp ứng được các yêu cầu. Tất cả các uỷ viên BCT còn lại, người được điều này thì lại mất điều kia. Dẫn đến sự hy vọng ai cũng có cơ hội, khiến họ tranh giành nhau , và ai cũng phải lo tự vệ. Trong bối cảnh hỗn loạn , giằng co gang ngửa ấy, chiêu bài ở lại để giữ ổn định của Trọng đã thành công khi được Trung Quốc xác nhận và đảm bảo.
Để trả được cái giá ngồi lại chức TBT hết nhiệm kỳ và giữ vững CNXH, Nguyễn Phú Trọng đã can tâm đẩy các đồng chí của mình cắn xé nhau, trong khi ông ta ung dung đến thiên triều dâng tấu xin được ngôi vị cho mình, bằng việc lý kết những văn kiện lăng nhục quốc thể. Một trong những sự lăng nhục quốc thể đó là Việt Nam phải cam kết không được quan hệ chính thức với Đài Loan, phải coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, phải chống lại những nước khác coi Đài Loan là một nước riêng ở điều 7 trong toàn văn thông báo văn kiện đã ký giữa hai nước Việt Trung.
Trong những văn kiện này còn có những điều khiến Việt Nam thành nô lệ của Trung Quốc như chương trình đưa cán bộ đảng CSVN sang đào tạo tại Trung Quốc. Việc trao đổi kinh nghiệm và thông báo tình hình hai nước là một dạng hợp thức hoá việc cung cấp thông tin, nội tình đất nước cho nước ngoài. Ngoài ra còn những văn kiện thoả thuận để quân đội, công an Trung Quốc có điều kiện hợp thức hoá việc triển khai các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoạt động bảo vệ CNXH ở Việt Nam. Một hành vi sẵn sàng cõng rắn về nhà.
Việc mời các doanh nghiêp Trung Quốc tham gia các dự án ở Việt Nam, cùng với sự lên ngôi thống trị kiểm soát nền kinh tế Việt Nam của các đại gia Hoa Kiều như Đặng Văn Thành, người có quan hệ mật thiết với gia đình thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho thấy phe cánh của Trọng đang ráo riết bắt buộc Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện từ ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị.
Hơn lúc nào hết, nhân dân Việt Nam cần phải có phản ứng ngay tức khắc đối với Nguyễn Phú Trọng, ngăn chặn không để những văn kiện mà ông ta ký kết với Trung Quốc được hợp thức hoá ở quốc hội, nhà nước, chính phủ. Nếu không, khi những văn kiện này đi vào thực thi sẽ là thảm hoạ cho đất nước và dân tộc. Để làm được điều đó, không có gì hơn ngoài một biện pháp thần tốc và táo bạo triển khai nhanh chóng với chức vụ TBT mà Nguyễn Phú Trọng đang bám chặt.