Ngoại Trưởng Mỹ HENRY KISSINGER thú tội về sự sụp đổ của chế độ VNCH.
On May 18, 2023, at 6:54 AM, Binh Nguyen :
Câu hỏi tại sao 1 siêu cường quốc như Mỹ với 1 bộ máy chiến tranh hùng mạnh nhất thế giới lại để cho 58 000 binh sĩ thiệt mạng và mấy 100 000 binh sĩ khác bị thương để cuối cùng phải tháo chạy sau khi chỉ lấy được về nước một số tù binh đã bị địch cầm tù trước đó .
Đô Đốc GRANT SHARP cựu Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã giải thích rằng : ” Cuộc chiến thất bại không phải vì chúng ta không đánh lại họ , mà vì chính sách Nhà Trắng trong lúc tham chiến tại VN đã đẻ ra quá nhiều chiến lược khác nhau . Khi từ 1 đồng minh hỗ trợ bỗng chốc trở thành 1 lực lượng tham chiến với quân số hùng hậu . Đang từ một thế mềm dẻo đột nhiên đột ngột dội bom kẻ địch dữ dội , sau đó tùy ý ngưng và thương thuyết tại bàn Hội nghị để nhằm đạt thỏa thuận cho riêng mình mà bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH để rồi cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng và tháo chạy khỏi chiến trường VN dù chẳng hề sa lầy như lâm vào tuyệt lộ như báo chí vẫn rầm rộ đưa tin “
Đây cũng là kết quả như lời cảnh báo của tướng MAXWELL TAYLOR nguyên cố vấn quân sự của T. Thống KENEDY từ 1961: ” Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu là giúp đỡ cho người bạn đồng minh VNCH chống lại kẻ địch thì chắc chắn rằng cuộc chiến sẽ không phải dừng lại ở một giới hạn nào cả . Chúng ta phải đánh thẳng ra cứ điểm của chúng ở ngoài Bắc để tiêu diệt sào huyệt của chúng tại đây . Nhưng tiếc thay vùng đất đó lại là nơi được các đời T.Thống Mỹ đảm bảo cho an toàn nhất trong suốt thời gian dài của cuộc chiến tranh tại VN. Đã vậy T.Thống LYNDONB. JOHNSON còn cấm quân đội Mỹ không được tấn công hay truy sát quân địch lãnh thổ nước Lào và Cambuchia ráp với ranh giới VN “.
Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này quân địch đang mở đường mòn để từng ngày lũ lượt ồ ạt tiến thẳng vào miền Nam rồi lập vô số các khu hậu cần , tích trữ lương thực ,quân dụng sau đó tập trung quân tại đây để chuẩn bị tấn công tổng lực vào lãnh thổ VNCH . Chính cựu T.Thống Mỹ EISENHOWER cũng thắc mắc là tại sao T. Thống JOHNSON lại không dám tấn công vào đầu não của quân địch . Trong lúc hầu hết các tướng lãnh Mỹ thì phẩn nộ cho rằng khi đánh nhau với quân địch thì mục đích tối thượng là phải tiêu diệt bọn chúng cho bằng được để giành thắng lợi cuối cùng cho cuộc chiến . Thế nhưng đằng này khi chiến đấu tại VN thì 2 tay của người lính Mỹ bị trói chặt bởi những luật lệ vô cùng khó hiểu đến từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước .
Có thể dùng thời điểm TT Mỹ EISENHOWER gửi thông báo cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào tháng 10 năm 1954 với lời cam kết sẽ giúp VNVH trở thành 1 quốc gia hùng mạnh trường tồn và có khả năng chống lại mọi nguy hại đến từ kẻ thù bên ngoài , đó như là 1 cột mốc quan trọng về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN .
Đến 1961 lúc TT J. KENNEDY nhậm chức’ quan diểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi . Khi địch quân ngày càng ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến với VNCH qua hình thức lập Mặt trận tại VN . Tuy nhiên trong thành phần chính phủ HK lúc đó đã có nhiều khuynh hướng như thay thế TT Ngô Đình Diệm hay tăng cường viện trợ quân sự kể cả quốc tế gởi quân tới giúp VNCH chiến đấu chống lại quân địch . Sự tự tin là mình rất hiểu biết về tình hình chính trị kinh tế quân sự tại VN của các đời TT Mỹ .
Sau này đã được các nhà báo Mỹ mỉa mai là không nhũng nhẵng mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào .Khi thực sự HK lúc đó chẳng ai biết được về chiến trường VN , một nơi nhỏ bé x xôi ở tận miền viễn Đông , thế mà họ đã dám đề ra phương thức chiến lược để giải quyết tình hình kinh tế chính trị xã hội trên mảnh đất xa lạ này .
Mãi tới 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp của Mỹ nêu lên trong tác phẩm của mình . Chiến tranh VN là chiến tranh du kích , đáng lẽ ngay khi nhập cuộc , quân đội Mỹ phải tìm hiểu cho rõ thực chất cuộc chiênq này để có thể có chiến lược chống khuynh đảo tìm và diệt du kích thật hiệu quả , giống như những gì mà quân đội các nước khác có tinh thần tương tự như ở VN để huấn luyện đào tạo tranv bị kỹ năng cần thiết cho quân đội của họ tới khi họ họ thực sự sẵn sàng để tham chiến .
Tóm lại như NIXON đã nhận biết vào 1954 quân địch đã dùng mọi thủ đoạn để làm khuynh đảo nền chính trị tại VN .Với cuộc chiến tranh này cũng không hề giống với cuộc chiến tại Triều Tiên vào 1950 , khi Bắc Triều Tiên chính thức công khai là mình vượt vĩ tuyến để giao tranh với Nam Triều Tiên .
Thêm 1 điểm đặc biệt khác là lúc đầu những người trí thức khoa bảng tại Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc HK tham chiến tại VN , nhưng từ giai đoạn 1967 về sau nhất là sự kiện địch quân thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 , giới trí thức này bắt đầu nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội còn hơn địch quân thứ thiệt tại VN và tại đây cũng chưa bao giờ thấy hoạt động công khai nào chống đối mạnh mẽ như phong trào phản chiến này .
” Chúng ta đã đánh bại chúng ta ” đó là lời nhận xét của TT JOHNSON về nước Mỹ và ngay cả với chính bản thân mình trong cuộc chiến tại VN .
Trong suốt thời gian dài cầm quyền với 1 sức mạnh vô địch nhưng tư tưởng của ông lại luôn luôn chỉ nghĩ tới chiến thắng quân địch bằng phương pháp chính trị , 1 chiến lược giá rẻ mà JOHNSON muốn đạt được tại chiến trường VN và chắc chắn là không một nhà lãnh đạo nào trên thế giới nghĩ rằng nước Mỹ sẽ chiến thắng theo một cách kỳ quặc như thế , nhất là khi phải đối đầu với 1 kẻ địch đầy tham vọng , gian manh và xảo trá .
1967 Nixon nhậm chức TT khiến ai cũng nghĩ tới việc nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh , vì ông ta là 1 nhân vật được xem là có khuynh hướng diều hâu nhất trong chính giới HK . Ông ta cũng giống như Kennedy và Johnson có chung mục tiêu là cả 3 đều cương quyết làkhông muốn VNVH phải sụp đổ trước CS tại chiến trường VN . Nhưng cả 3 đều mắc sai lầm chiến lược trong lúc nhập cuộc .
- Với TT Kennedy và Johnson cả 2 cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn để không gây xáo trộn tại Trung Quốc . Khi Kennedy cam kết với VNCH là sẽ tiến hành ngăn chặn địch đánh vào miền Nam , thế nhưng thực tế nước Mỹ vẫn không hề cản nổi sự tiến quân ồ ạt của chúng và khuynh đảo chính trị VNCH tại Nam VN . Khi Nixon lên cầm quyền cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của cố vấn HENRY KISSINGER , ông ta đã lén lút đi đêm để nhom nhén sự kết nối Mỹ – Trung để phá thế liên hoàn Nga – Trung trong thế cờ chiến tranh lạnh giữa 3 nước Hoa kỳ – Liên Xô – Trung Cộng và đó cũng là lý do mà Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN vừa phản lại lời hứa rút quân khỏi VN khi ông ứng cử TT Mỹ vừa làm mất đi sự thân thiện với TC và Nga sô đang cổ vũ ủng hộ địch tiến vào miền Nam VN . Đó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN do Quân Lực VNCH tự mình lo liệu qua danh từ hào nhoáng Việt Nam Hóa chiến tranh .
- Ta mới nghẹn ngào đau xót hiểu được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt hơn 20 năm tốn tại từ đầu TT Ngô Đình Diệm đến TT Nguyễn Văn Thiệu và kể cả cụ Trần Văn Hương . Tất cả đều bị HK dùng viện trợ và sinh mệnh để áp lực VNCH phải thi hành theo đường hướng của Mỹ . Njât1 là khi ký kết Hiệp Định Paris ngưng bắn vào ngày 27/1/1973 . Ngoài những bức thư viết tay của TT Nixon và Ford gởi mật cho TT Nguyễn Văn Thiệu đã nói lên cái gọi là thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự và trên hết đã phần nào lột tả 2 nhân vật Nixon và Kissinger trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Nam VN .
Kennedy đã đạo diễn tấn tuồng binh biến vào ngày 1/11/1963 hạ sát Tổng Thống hợp pháp của VNCH là TT Ngô Đình Diệm để gây xáo trộn chính trịVNCH suốt 3 năm . Sau đó đến lượt Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger dùng đủ mọi thủ đoạn ngay cả hành động đê tiện là đe dọa ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu để hoan thành cho bằng được Hiệp Ước Ngưng Bắn Paris 1973 mới có cớ để Hoa Kỳ hợp thức hóa cho phép quân địch có mặt tại miền Nam. Nói là VN Hóa chiến tranh nhưng lại cắt viện trợ , ngưng cung cấp quân dụng trang bị vũ khí như lời đã hứa , khiến cho QLVNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ phải nghiến răng rút bỏ những phần lãnh thổ vì không đủ phương tiện khí giới để tiếp tục phòng thủ . Trong lúc địch quân xua hết lực lượng tấn công tổng lực VNCH thì người Mỹ suốt đêm tháo chạy trong danh dự trên nóc nhà bằng trực thăng qua sự đùm bọc bảo vệ của QLVNCH lúc đó . - Thế nhưng cuối cùng từ ngày ấy đến nay họ vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là không chịu chiến đấu nên quân đội Mỹ mới phải sa lầy và chế độ VNCH mới sụp đổ . Nhưng giấy làm sao có thể gói được lửa . Chắc là bị lương tâm cắn rứt dày vò không thể chịu nỗi nên cựu Ngoại Trưởng Mỹ HENRY KISSINGER trong cuộc họp Hội thảo tại Bộ Ngoại Giao HK vào ngày 29/9/2010 đã tự thú rằng :
- ” Sự thảm bại tại Việt Nam vào ngày 30/4/1975 là do Hoa Kỳ tự mình gây nên chứ hoàn toàn không phải là lỗi của VNCH “với phát biểu trên của Kissinger tuy quá muộn màng vì thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ, nhưng có còn hơn không , thì ít ra ông cũng còn đủ can đảm để đứng ra gián tiếp thay mặt cho cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa . H.P ( người trong cuộc chiến ).