‘Ngoại giao dự café nhân quyền ở Hà Nội’

Cac Bai Khac

No sub-categories

‘Ngoại giao dự café nhân quyền ở Hà Nội’

Một số nhà ngoại giao từ sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển, EU tham dự sự kiện.

Theo BBC – 11:40 GMT – thứ sáu, 21 tháng 3, 2014

Một số nhà ngoại giao từ các sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển và Liên minh châu Âu đã tham dự một cuộc thảo luận không chính thức, được gọi là ‘cà phê nhân quyền’ do tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức ở Hà Nội với chủ đề ‘Quyền tự do đi lại của công dân’, hôm thứ Năm, theo Ban tổ chức sự kiện.

Những người tổ chức cho hay đây là lần thứ hai Mạng lưới Blogger tiến hành công khai một cuộc thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân, sau khi cuộc thảo luận lần thứ nhất được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014.

Khoảng ba mươi người đã tham dự sự kiện ở một quán cà-phê tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong đó, ngoài các nhà ngoại giao, có một số nhân sỹ, trí thức như GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ, TS Nguyễn Quang A, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy Ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình…

Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam.

Khách mời là các nhà ngoại giao từ các sứ quán phương Tây và phái đoàn EU tại Việt Nam và họ đã bày tỏ ‘quan ngại’ về việc nhiều nhà hoạt động, bloggers của Việt Nam bị hạn chế quyền đi lại, theo đại diện Ban tổ chức.

“Người ta nói thực ra lý do an ninh ở bất cứ quốc gia nào cũng có, nhưng lý do ở (nước) họ, nếu một người bị cấm xuất cảnh, trừ khi đó là một tội phạm thực sự, có hình thành bản án, thông qua tòa án và những người bị cấm xuất cảnh ở quốc gia như Đức, Mỹ, Úc này kia, là vấn đề vi phạm nghiêm trọng và có phán quyết của tòa án thì mới bị cấm,” blogger Paulo Thành Nguyễn, thành viên Ban tổ chức buổi thảo luận nói với BBC.

“Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam,” vẫn theo ông Paulo Thành Nguyễn.

‘Luật pháp mơ hồ’

‘Nhiều mật vụ theo dõi café nhân quyền’

Blogger Paulo Thành Nguyễn nói buổi cà phê nhân quyền thứ hai do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức ở Hà Nội bị ‘mật vụ’ VN theo dõi chặt chẽ.

Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất Bản Tri thức, được Ban tổ chức tường thuật lại quan điểm cho rằng có thể xem lại luật pháp, khi có vấn đề, đồng thời, ông đã đánh giá cao chất lượng của cuộc thảo luận dù không có tính chất chính thức này.

“Một đất nước luôn có một cái Hiến pháp, luật pháp điều chỉnh và luật pháp sinh ra nhằm thực thi hiến pháp đó, và khi luật pháp có vấn đề, thì phải soi chiếu lại,” đại diện Ban tổ chức thuật lại lời của ông,

“Và Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại.”

Theo đại diện Ban tổ chức, có một số diễn biến bất thường đã xảy ra trước, trong quá trình và sau khi cuộc thảo luận diễn ra, theo đó, có nhiều người được cho là ‘mật vụ’, ‘an ninh’, thậm chí đại diện của cơ quan xuất nhập cảnh đã có mặt ‘lảng vảng’ ở trong quán cà phê.

Giáo sư Chu Hảo dự cà phê nhân quyền (phải ngoài cùng)

GS Chu Hảo (phải, ngoài cùng) đánh giá cao chất lượng cuộc thảo luận.

Tuy nhiên, không gian chính kinh doanh và tiếp đón khách của quán Joma Bakery Coffee tại 22 Lý Quốc Sư, nơi diễn ra cuộc thảo luận, đã bị đóng cửa vì lý do ‘bảo dưỡng định kỳ’ khiến các thành viên và khách mời phải tiến hành cuộc thảo luận ở các không gian bất tiện và hạn chế.

‘Cáo buộc hành hung’

Trong quá trình diễn ra thảo luận, một số ‘nhân viên an ninh’ đã tiếp cận ghi hình, chụp ảnh, trong khi nhiều lần nhà quản lý quán cà-phê đề nghị cuộc thảo luận giải tán vì chủ quán ‘bị áp lực’.

Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại

Đặc biệt, vẫn theo ban tổ chức, một thành viên tham dự sự kiện, blogger Trịnh Anh Tuấn, một thương nhân trẻ tuổi theo công giáo đã bị những người được cho là ‘an ninh’ theo đuổi, bám sát sau khi rời cuộc thảo luận và ‘hành hung, gây thương tích (đánh sưng mặt, chảy máu), đập vỡ điện thoại’ ở gần nhà ga Giáp Bát, Hà Nội.

Hôm thứ Năm, Blogger Trịnh Anh Tuấn đã xác nhận với BBC rằng mình đã bị ba nhân viên an ninh có mặt trước đó ở Quán cà-phê đi theo khi anh rời quán và anh cáo buộc những người này đã đánh đập anh.

Hôm 21/3, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) nói với BBC mặc dù có những khó khăn, cản trở, cuộc thảo luận cà-phê nhân quyền đã vẫn diễn ra như dự kiến.

Cũng hôm thứ Năm, ban tổ chức buổi cà-phê nói với BBC đại diện của chính quyền, trong đó có cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã không tham dự cuộc thảo luận, mặc dù đã được mời.

Trước đó, trong cuộc thảo luận lần thứ nhất, được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014, đại diện các cơ quan an ninh chính trị và cục xuất nhập cảnh cũng đã không nhận lời mời của Mạng lưới Blogger Việt Nam dự sự kiện cà-phê nhân quyền.