Ngày Trái Đất 2015 Ý Nghĩa Đối Với Thế Giới – Mai Thanh Truyết

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ngày Trái Đất 2015 Ý Nghĩa Đối Với Thế Giới – Mai Thanh Truyết

Ngày 22 tháng Tư là Ngày Trái Đất. Ngày nầy được xem như là ngày nhắc nhở 7 tỷ người trên trái đất cần nên yểm trợ và ủng hộ việc bảo vệ môi trường sống của tất cả chúng ta. Hàng năm có trên một tỷ người khắp nơi, tùy theo điều kiện hiện có của mỗi quốc gia, tổ chức các cuộc vui chơi, vận động cho mọi người ý thức nhiều hơn nữa về tình trạng môi trương chung cho thế giới và riêng cho từng quốc gia.
Trong suốt 45 năm qua, Ngày Trái Đất đã được cổ súy rất nhiều tại Hoa Kỳ, và từ đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (US EPA) đã thông qua các dự luật như Luật Làm Sạch Không khí (Clean Air Act), Luật Tăng cường Phẩm chất Nước (Water Quality Improvement Act), Luật Bảo vệ Các Động vật có Nguy cơ bị diệt chủng (Endangered Species Act) và nhiều luật liên quan đến Môi trường khác.
Khái niệm về Ngày Trái Đất đã được đệ nạp đầu tiên do cố Thượng Nghị Sĩ Gaylord Nelson của tiểu bang Wisconsin, mất vào năm 2005. Phần thưởng dành cho ông là Phần thưởng Huy chương Tổng thống cho Tự do (President Medal of Freedom Award).
Nhưng, nhìn lại 45 năm qua, chúng ta đa làm được gì cho trái đất?
Không phải bi quan mà nói, thực tế cho thấy rằng, chúng ta càng làm cho Trái Đất “xấu thêm”. Nhiều vấn đề ngày càng trầm trọng hơn như sự hâm nóng toàn cầu ngày càng tăng dần:
-Lượng khí thải carbonic CO2 đã vượt qua nồng độ 400mg/m3 không khí tạo nên tình trạng đão lộn thời tiết mưa-gió-bão-lụt bất thường trong hai năm vừa qua do Trung tâm Mauna Loa Observatory (Hawaii) công bố vào tháng 6/2013, một điểm tới hạn trong không khí theo quan điểm của một số nhà khoa học, vì khi đạt
được định mức nầy, nguy cơ thay đổi thời tiết bất thường trên trái đất sẽ khó kiểm soát được.
-Cộng thêm việc phá rừng để phát triển quốc gia càng làm tình trạng trên trầm trọng thêm ra.
-Và tầng ozone trên thượng tầng khí quyển ngày càng bị tàn phá hơn nữa do các khí thải nhà kính do sự phát triển kỹ nghệ và công nghệ mới…
Tóm lại, hệ sinh thái ngày càng tệ hại hơn so với 45 năm về trước!

Lịch sử Ngày Trái Đất

Ngày Trái Đất đầu tiên được tổ chức là ngày 21 tháng 3 năm 1970, ngày đầu tiên của mùa Xuân, sau khi nhà vận động hòa bình John McCornell đã đệ nạp một dự thảo đề nghị lên UNESCO để xác định ngày vinh danh Trái Đất.
Một tháng sau đó, Thượng Nghị sĩ Gaylord Nelson sáng lập một Ngày Trái Đất khác để tạo ra một sự tỉnh thức (awareness) về việc bảo vệ môi trường sống cho con người. Đó là Ngày 22 tháng 4 năm 1970. Trước đó, ngày nầy chỉ áp dụng cho Hoa Kỳ mà thôi.

Mãi đến năm 1990, Nelson thuê Denis Hayes, một nhà hoạt động chính trị vừa mới tốt nghiệp Đại học Stanford, làm điều hợp viên cho ông để vận động khắp nước Mỹ và thuyết phục Dân biểu Pete McCloskey thuộc Calofornia làm Đồng Chủ tịch cho chiến dịch vận động hành lang cho Ngày Trái Đất. Và, ngày nầy biến thành Ngày Trái Đất của thế giới với 141 quốc gia công nhận ngay sau đó.

Cuộc Hành trình của Ngày Trái Đất

Từ ngày thành lập, một hệ thống Mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network) được thiết lập để cố súy việc tham gia của tất cả người dân sống trên địa cầu, và có trách nhiệm hàng động trên toàn thế giới. Ngày nầy năm 1990 ghi nhận có 200 triệu người trên 141 quốc gia tham dự.

School children take part in an awareness programme on the eve of World Earth Day in Mirzapur, Uttar Pradesh on Tuesday. Photo: PTI

Ngày Trái Đất năm 2000, có 5000 NGO về môi trường và 184 quốc gia hưởng ướng. Trong năm nầy, Hayes tập trung vận động về vấn đề năng lượng sạch và sự hâm nóng toàn cầu. Từ đó, Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) về môi trường toàn cầu ra đời tại Kyoto, Japan năm 1997, đặt nền tảng cho sự giảm thiểu sự phóng thích khí thải CO2 vào không khí lấy tiêu chuẩn vào năm 1990.
Ngày Trái Đất năm 2010, để kỷ niệm 40 năm, 225.000 người tụ tập trước National Mall bắt đầu cuộc đi bộ cho việc thay đổi khí hậu toàn cầu và kết ước trồng 1 tỷ cây cho thế giới. Kết ước nầy đã hoàn tất năm 2012.
Năm nay, để kỷ niệm 45 năm ngày Trái Đất, Mạng lưới Ngày Trái Đất tung ra chiến dịch vận động Thế hệ Xanh (Green Generation) nhằm mục đích giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc áp dụng các nguồn năng lượng thay thế, kêu gọi sự tiêu thụ năng lượng một cách bền vững (sustainable), sáng kiến tạo ra và thực thi nền kinh tế xanh (green economy). Muốn được vậy, chúng ta cần phải triệt để làm những việc sau đây:
-Cần có thêm nhiều chiến lược cải cách tích cực hơn nữa;
-Luật lệ về môi sinh nghiêm khắt và cứng rắn hơn.

Tại sao chúng ta phải cổ súy Ngày Trái Đất?

Hiện tại, vấn đề hâm nóng toàn cầu là một vấn đề thiết yếu cho thế giới, vì có thể nói sự gia tăng khí CO2 vào bầu khí quyển là do CON NGƯỜI. Và sự gia tăng nầy ngày càng trầm trọng hơn, bất thường hơn so với giai đoạn từ 1300 năm trước cho đến năm 1900.

Như đã trình bày ở phần trên, khi nhiệt độ không khí tăng lên, các hiện tượng như: các luồng khí nóng tạo ra nhiều hơn, bệnh tật lan rộng nhanh hơn, vùng sinh thái cho thú vật và cây cỏ thay đổi do sự khắc nghiệt của nhiệt độ, mưa bão và hạn hán bất thường và thay đổi thường xuyên v.v…

Các ảnh hưởng trên làm đảo lộn cơ thể và cuộc sống của con người:
– Con Cóc Vàng (Golden Toad) là động vật đầu tiên bị tiệt chủng do hiện tượng trên.
– Hiện tượng nầy gây ra thêm sự truyền nhiễm các bịnh như bịnh sốt rét, bịnh Lyme (bọ chét có trên thân thể của con nai), bịnh sốt xuất huyết (dengue) v.v…
Các nhà khoa học tiên đoán rằng, sự hâm nóng toàn cầu có thể tăng từ 1,4 đến 6oC trong thế kỷ 21 nầy.

Hazaribagh: In this slum in Bangladesh, that produces luxury leather goods, inhabitants are exposed to 22,000 cubic litres of cancer-inducing toxic waste each day. Untreated waste water dumped in the city’s main river leads to health issues ranging from acid burns to terminal cancers. – Reuters

Các nhà khoa học tiên đoán rằng, sự hâm nóng toàn cầu có thể tăng từ 1,4 đến 6oC trong thế kỷ 21 nầy.
-Sẽ có trên 60.000 người chết hàng năm do sự biến đổi tên, trong đó 95% nạn nhân sống trong các quốc gia đang phát triển.
-Về sức khỏe: Nếu nhiệt độ tăng cộng thêm độ ẩm của không khí kéo dài nhiều ngày, và ban đêm nhiệt độ không hạ thấp xuống, hiện tượng trên có thể làm chết người. Tính khí con người có thể thay đổi và trở nên nóng tánh dễ dàng hơn.
-Thiên tai: Mưa gió bất thường, nóng lạnh thay đổi đột ngột ảnh hưởng lên sức khỏe và mức an toàn của con người (nạn cháy rừng xảy ra do khí nóng kéo dài nhiều ngày). Nóng nơi nầy sẽ tại ra ẩm ướt nơi khác, từ đó, tình trạng lũ lụt và hạn hán sẽ thường xảy ra cho nhân loại.
-Phẩm chất không khí giảm: Tình trạng trên làm cho lớp khí ozone gần đất (ground-level ozone) tăng thêm làm cho con người khó thở..
-Dị ứng: Khí nóng và khí CO2 tăng cao sẽ làm cây cỏ mọc nhanh hơn, do đó tạo ra dị ứng cho con người, thí dụ như phấn của cây Ivy độc (poison ivy) làm giảm khả năng sinh sản.
-Bịnh tật lan tràn: Khí nóng sẽ làm nước biển ấm hơn, chính vì thế vi trùng bịnh kiết lỵ và một số bịnh dịch khác có thể di chuyển theo dòng nước ấm và dịch sẽ lan rộng nhanh hơn.
-Ảnh hưởng lên thực phẩm: Nguy cơ ảnh hưởng lên mức sản xuất ngủ cốc, rau đậu, trái cây, gia súc, và nghề đánh cá. Sự thay đổi khí hậu có thể làm tăng giá thực phẩm tiêu dùng lên khoảng 50% đến 60% cho năm 2030.
-Mức sản xuất ngủ cốc và gia súc giảm do nạn hạn hán và ngập lụt xảy ra bất thường.
-Ở các vùng nhiệt đới, việc trồng trọt dựa theo gió mùa sẽ phải thiết lập hệ thống dẩn thủy nhập điền để duy trì mức sản xuất. Do đó, chi phí sẽ tăng cao và năng suất sẽ thấp đi.
-Vì thay đổi khí hậu, đất sẽ dễ bị chai cằn vì độ ẩm làm cho đất không có đủ điều kiện “nghĩ ngơi” và tái tạo lại tính màu mờ thiên nhiên.
-Côn trùng và sâu bọ nảy sinh nhiều hơn nếu mùa nóng kéo dài.
-Sau cùng, kỹ nghệ đánh cá sẽ giảm thiểu vì nước biển nóng lên và rong rêu sẽ sinh sôi nảy mở nhiều hơn làm giảm lượng oxygen trong nước, từ đó, ảnh hưởng lên mức sinh sản của cá tôm.
Tất cả sẽ làm giảm thiểu nguồn lương thực cho con người và nạn đói có thể xảy ra ở nhiều nơi vì các nước giàu không còn nhiều khả năng để cưu mang các quốc gia nghèo như Phi Chầu và Á Châu.
Những tệ trạng đã và đang xảy ra cho chúng ta như dự kiến trên đây, là do chính chúng ta là thủ phạm.
Vì vậy, chúng ta cần tỉnh thức hơn nữa để vận động Mạng lưới Ngày Trái Đất. Hiện tại, Mạng Lưới quốc tế nầy thu hút trên 22.000 tổ chức NGO trên khắp 192 quốc gia, quy tụ hơn 30.000 nhà giáo dục, điều hợp hàng ngàn dự án phát triển và bảo vệ môi sinh hàng năm.
Tuy vậy vẫn chưa đủ!
Sự lưu tâm, cổ súy, và cam kết vận động cho Ngày Trái Đất vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
Ngày Trái Đất phải thực sự là một diễn biến dân sự lớn nhứt thế giới để mọi người cùng hiểu và cùng làm với nhau để bảo về Trái Đất của chúng ta.

Những cản ngại cho Ngày Trái Đất
Nghị định thư (NĐT) Kyoto vào năm 1997. Đây là một thành quả của thế giới liên quan đến sự hâm nóng toàn cầu. Dự thảo NĐT Kyoto gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc. NĐT quy định rằng, cho đến năm 2012, các quốc gia trên thế giới phải giảm thiểu 5,2% các khí phóng thích vào không khí, trong đó thán khí CO2 chiếm vai trò quan trọng nhất, so với định mức của năm 1990. Theo định nghĩa trong NĐT, có tất cả 6 khí gọi là khí nhà kính (greenhouse gas). Các khí đó là: khí carbonic (CO2), khí methane (CH4), nitrogen oxide (NOx), hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbon (PFCs), và sulfur hexafluoride (SF6). Khí carbonic chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiện tại, theo luật định đã được đem vào áp Chernobyl, Ukraine: The deadly nuclear melt-down in the Chernobyl power plant in 1986 released 100 times more radiation than the bombs dropped on Hiroshima and Nagasaki. The 19 mile exclusion zone around the site continues to be one of the most uninhabitable. Reuters
dụng sau ngày 16/2/2005 là tất cả định mức hạn chế khì thải chỉ tính theo định mức của khí carbonic, và các định mức khác sẽ được tu chính trong tương lai.
Hoa Kỳ vào năm 1990, đã sản xuất 36% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%. Ấn Độ và Trung Cộng vì được xếp vào các quốc gia đang phát triển cho nên được miễn mức tiết giảm cho đến năm 2012.
Hiện nay, một số quốc gia trong Liên hiệp Âu Châu tiếp tục đặt mục tiêu tiết giảm khí thải dài hạn từ 15 đến 30% trước năm 2020. Trong lúc đó Anh Quốc, và Thụy Sĩ vẫn đeo đuổi mục tiêu đề ra trong NĐT. Riêng Liên bang Nga, mức giảm thiểu việc phát thải rất đáng kể, nhưng không phải vì chấp hành NĐT Kyoto, mà vì mức sản xuất và phát triển ngay sau khi khối Sô Viết tan rả năm 1991.
Tuy nhiên, có những nước đã ký kết NĐT, nhưng vẫn tiếp tục phát thải khí CO2 cao hơn định mức quy định ở năm 1990, đó là Tây Ban Nha (tăng 47%), Bồ Đào Nha (59%), Ireland (40%), Hy Lạp, New Zealand và Canada (24%). Hoa Kỳ cho đến nay, đã có nhiều biện pháp kiểm soát lượng khí thải CO2 bằng cách áp dụng công nghệ sạch, và nhiều công nghệ tiên tiến để thu hồi khí CO2 phóng thích vào không khí do các nhà máy sản xuất.
Nhưng tiếc thay, cho đến nay, 2015, lời kêu gọi tiết giảm trên chỉ có một vài quốc gia như Anh, Đức … thi hành mặc dù vẫn phát triển và tăng trưởng sản phẩm vật chất cho quốc gia hàng năm. Trong lúc đó, Trung Cộng trong năm 2013, chỉ sản xuất được 12% sản phẩm vật chất trên thế giới mà phát thải 6.300.000 triệu tấn CO2 chiếm 23,1% trên tổng số phát thải toàn cầu, và Hoa Kỳ, sản xuất 18%, và chỉ phát thải 6.000.000 tấn mà thôi, chiếm 22% lượng phái thải CO2 trên thế giới!
Trong hiện tại, cho dù Ngày Trái Đất đã trở thành một ngày cho toàn thế giới, nhưng dư luận khắp nơi vẫn còn nghi ngờ về hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Theo thống kê do Viện Gallup cung cấp, 42% người Mỹ vẫn còn tin là nguy cơ của việc thay đổi khí hậu là do sự thổi phồng của một số nhà khoa học, cũng như gần 50% dân chúng tin tưởng rằng việc bảo vệ môi sinh phải là một ưu tiên hàng đầu trong lãnh vực sản xuất năng lượng.
Dù sao đi nữa, Ngày Trái Đất vẫn là một ngày quan trọng cho thế giới cần lưu tâm về giá trị của Nhân loại, vì đây là một hướng bảo vệ môi sinh tích cực nhứt. Yamuna river: The river ranks among the top 10 dirtiest rivers of the world, along with the Ganga. With Delhi dumping the most (58%) waste in Yamuna, and almost all efforts to clean it failing, the river is fast turning into a vast sewage.

Bạn làm gì cho Ngày Trái Đất nầy?
Cung cách hành xử của chúng ta đối mặt trước vấn nạn hâm nóng toàn cầu là cần phải có những hành động tích cực thích ứng với xã hội chúng ta đang sinh sống.
Đó là:
-Cùng nhau vận động với chính quyền sở tại để thúc đẩy tiến trình áp dụng NĐT Kyoto;
-Ủng hộ vận động cho các dân cử địa phương cũng như trung ương có khuynh hướng bảo vệ môi sinh và đề xướng chính sách cân bằng phát triển/môi trường;
-Và sau hết, đối với mỗi người trong chúng ta, việc thay đổi và điều chỉnh cuộc sống hàng ngày cho thích ứng với nguy cơ hiện tại như: tiết kiệm năng lượng, xử dụng nước sinh họat hợp lý, không bừa bãi hay phí phạm, và nhất là lượng hấp thụ lương thực, thực phẩm cần phải được hạn chế vừa đủ cung ứng cho nhu cầu cơ thể mà thôi.
Có được như vậy, may ra, chúng ta vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa có thể kéo dài thêm đời sống của hành tinh chúng ta đang cư ngụ. Ngày Trái Đất trong suy nghĩ mới không phải là ngày 22 tháng tư hàng năm, mà phải là Ngày Trái Đất là Mỗi Ngày (Earth Day is Every Day).

Hướng đến Tương Lai
Tại London, một nhóm chuyên viên quốc tế trong ngày 22/4 năm nay đã yêu cầu tất cả chính quyền của mỗi quốc gia cần thi hành triệt để và cam kết trong cuộc chiến “biến đổi khí hậu” là thực hiện “xã hội không carbon vào năm 2050” (zero-carbon society).
Tháng 12 năm nay sẽ là năm nguy khốn cho nhân loại (critical year for humanity) trong đó, Thượng đỉnh Hâm Nóng Toàn Cầu sẽ nhóm họp tại Paris nhằm truy tìm biện pháp giải quyết vì nhiệt độ bầu khí quyển có thể tăng lên 6oC nếu chúng ta không giảm thiểu mức phóng thích khí carbonic!
Nhiều NGO khẩn thiết kêu gọi và cho rằng thời điểm nầy là “cơ hội cuối cùng” cho việc giảm thiểu và chấm dứt sự hâm nóng toàn cầu.
Tất cả kêu gọi quyết tâm hành động:
-Giới hạn sự gia tăng nhiệt độ dưới 2oC cho thế kỷ 21;
-Cố gắng giữ mức phát thải CO2 dưới 1.000 gigatonnes (billion tonnes);
-Tạo dựng Xã hội không carbon vào năm 2050;
-Tinh thần liên đới: Nước giàu giúp nước nghèo;
-Đẩy mạnh công nghệ và sáng kiến “sạch”;
-Chiến lược toàn cầu cần thông báo cho thế giới biết về sự thiệt hại do sự thay đổi khí hậu;
-Bảo vệ hệ sinh thái bằng cách bảo vệ rừng và vùng biển, hai nơi hấp thụ khí carbonic;
-Cung cấp và viện trợ tài chánh cho các quốc gia phát triển nhằm tiết giảm việc phát thải khí nhà kính.
Người viết hy vọng những thông tin trên giúp cho người Việt hải ngoại và quốc nội nhận diện rõ hơn nguy cơ của sự hâm nóng toàn cầu và mối quan tâm của thế giới trước vấn nạn nầy.
Đối với người Việt chúng ta, mọi sự phí phạm cho dù nhỏ nhoi cũng đã góp phần vào việc Hâm Nóng Toàn Cầu như: – tránh lạm dụng nguồn nước sạch, – tránh phí phạm nguồn thực phẩm (nhứt là khi đi ăn ở các nhà hàng All you can eat), – tránh phí phạm nguồn giấy (in ấn cần hai mặt giấy, dùng giấy recycled, trong nhu cầu vệ sinh v.v…), – tránh phí phạm xăng dầu (tắt máy xe khi không cần thiết, lạm dụng máy lạnh trong xe, xài xe ít tốn năng lượng, v.v…), – trong nhà chỉ bật đèn khi cần thiết, ra vào nhớ tắt điện), – máy điện toán cần tắt sau khi sử dụng, v.v…
Ý thức được và làm được những sự việc “nhỏ nhoi” kể trên cũng đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của toàn cầu…
Và có làm như thế, các thế hệ về sau, sẽ không trách cứ chúng ta đã để lại một món nợ Môi Trường cho chúng.
Nên nhớ, chúng ta hiện diện và sống trên hành tinh nầy chỉ là một sự vay mượn, và khi ra đi…chúng ta phải để lại cho thế hệ sau một Môi Trường Nguyên Thủy như lúc đầu…

Mong lắm thay!

Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm Ngày Trái Đất 22-4-2015