Ngày 30/4/1975, khởi đầu cho Những Đoạn Đường Máu Và Những Bước Chân Anh-Kiệt – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ngày 30/4/1975, khởi đầu cho Những Đoạn Đường Máu Và Những Bước Chân Anh-Kiệt – Thanh Thủy

LTS:  Tôn trọng ý kiến của bạn đọc và quyền Tự do phát biểu, nên Ban Chủ Biên đăng lại nguyên văn bài viết dưới đây, và tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình; mặc dù bài viết không nhất thiết phù hợp với quan điểm của Đảng Tân Đại Việt, và có nhiều dữ kiện cần phải kiểm chứng lại. 

Tình cờ tìm thấy trong chồng tài-liệu cũ có 2 trang báo 11 và 19 của Diễn-Đàn Việt-Nam, tháng 6 năm 1985 (không ghi nơi phát-hành), xin ghi lại để mở đầu cho bài viết:

– 30.4.1975: Việt-Cộng chiếm miền Nam.

– 8.1975: Đổi tiền lần thứ nhứt.

– 11.1975: Ra đời ba mặt trận kháng chiến:

*Lực Lượng Bảo Quốc,

*Đệ Tam Cộng Hòa,

*Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Việt Nam.

– 12.1975: Tổ chức phục quốc chạm súng với Việt Cộng tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản. Cuối năm 1978, thủ lãnh cuộc chạm súng nầy, Nguyễn Việt Hưng, bị Việt Cộng xử tử hình tại sân bắng Thủ Đức.

– 23.3.1976: Các chiến sĩ kháng chiến thuộc tổ chức Đệ Tam Cộng Hòa đặt chất nổ phá vỡ con rùa tại công trường Duy Tân, Saigon.

– 23-26.3.1976: Trí thức, văn nghệ sĩ, ký giả bị bắt hàng loạt.

– 1976: Cái gọi là “tổng tuyển cử” được tổ chức để thống nhất nước Việt Nam, dưới danh xưng “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

– 1976: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần 4

– 1977: Giám mục Nguyễn Kim Điền, địa phận Huế, đả kích chính sách đàn áp tôn giáo của Việt Cộng, ngay tại Đại hội Mặt Trận Tổ Quốc, Huế.

– 1977: Bạch thư số 1 và số 2 của Phật giáo chống chế độ được dán đầy các ngôi chùa ở Saigon. Một số lãnh tụ Phật giáo bị bắt.

– 19.3.1977: Nổ kho đạn Long Bình

– 7.76 – 4.77: Lần lượt ra đời các tổ chức kháng chiến sau đây:

* Mặt Trận Việt Tiến, với tờ báo Việt Tiến. Hai thủ lãnh của Mặt Trận là giáo sư Đỗ Vạn Lý và mục sư Phan Tần bị tòa án Việt Cộng tại Saigon kết án tử hình (1980).

*Mặt Trận Liên Tôn, với chiến khu Phụng Thiên và tờ báo Vì Dân. Thủ lãnh Mặt Trận, linh mục Nguyễn Văn Vàng bị kết án chung thân khổ sai (năm 1979) và hai Tư lệnh quân sự, Nguyễn Văn Viên (em ruột cha Vàng) và Hà Văn Thành (bí danh Hà Tùng Linh) bị kết án tử hình.

*Tổ chức Việt Nam Nhân Chủ Cộng Hòa, với Quốc trưởng Bùi Ngọc Phương, bị Việt Cộng bắt và giam tại Chí Hòa, chết vì thiếu dinh dưỡng (năm 1982).

* Tuyên ngôn Nhân quyền được các luật sư Trần Danh SangTriệu Bá Thiệp, cùng 17 người nữa, tuyên đọc trước nhà thờ Đức Bà Saigon. Toàn bộ bị bắt và hiện vẫn còn bị giam khổ sai tại Pleiku.

* Việt Nam Độc Lập Thống Nhứt Trung Lập Hạnh Phúc Đồng Minh Hội. Thủ lãnh Hồ Hữu Tường bị bắt, giam ở nhiều trại liên tiếp, cuối cùng chết vì kiệt sức tại Chí Hòa (tháng 9.1980).

* Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Dân Tộc. Thủ lãnh, giáo sư Trần Thanh Đình, bị bắt và bị xử tử hình tại sân bắn Thủ Đức (năm 1980).

* Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ.

– 31.12.1977: Việt Cộng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Kampuchia (Pol Pot). Cả hai rút đại sứ.

– 3 – 5.1978: Tập thể hóa mọi cơ sở kinh doanh cá thể. Các đảng phái quốc gia, các lãnh tụ tôn giáo bị truy nã.

Các đảng viên Trung quốc Quốc Dân Đảng, các đảng viên Cộng sản Trung quốc, các thành viên Hoa Kiều Liên Hiệp Giải Phóng Hội, bị bắt giữ.

– 6.1978: Đổi tiền lần thứ hai.

– 2.9.1978: Âm mưu phá trại giam T20 Phan Đăng Lưu Gia Định thất bại. Ba người lãnh đạo bị 20 năm tù mỗi người.

– 12.1978: Việt Cộng ký “Hiệp ước Hữu nghị và Tương trợ” với Nga xô.

– 1.1979: Việt Cộng đem quân tràn qua Kampuchia.

– 2.1979: Trung quốc đánh sang biên giới Hoa-Việt.

– 3.1980: Tòa án Việt Cộng tại Saigon xử các kháng chiến quân thuộc tổ chức Liên Bang Đông Dương. Hai thủ lãnh, Thẩm PhanNguyễn Minh Sang, bị bắt (và bị xử tử hình năm 1982 tại sân bắn Thủ Đức). Chiến sĩ Nguyễn Văn Thụ bị kết án 20 năm tù và bị đánh nát mặt bên phải, vì hô to trước tòa “Đả đảo cộng sản”. Các chiến sĩ Thái Văn Hết, Hồ Tống, Hứa Hồng Hải bị xử 15 năm khổ sai mỗi người.

– 1981: Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 5.

– 12.1982: Tổng khủng bố hai tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo. Một số rất đông lãnh tụ hai tôn giáo này bị bắt.

– 1.1983: Đài phát thanh kháng chiến thuộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Giải Phóng Việt Nam bắt đầu hoạt động.

– 5.1984: Lại bát giử hàng loạt các lãnh tụ tôn giáo, văn nghệ sĩ, trí thức. Nhiều người bị bắt lần thứ hai.

– 12.1984: “Vụ án nhà hát tây Saigon” xử các chiến sĩ thuộc Mặt Trận Thống Nhứt các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

– 1.1985: Ba chiến sĩ Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân bị tử hình (Hết trích dẫn).

Thời-gian từ ngày 30/4/1975 cho đến năm 1984 là khoảng thời-gian 10 năm biểu-lộ sự kiêu-căn và cường-bạo nhứt của bọn người thổ-phỉ Hà-nội, dùng chiêu-bài “chuyên-chính vô-sản” của Chủ-Nghĩa Xã-Hội để khủng-bố toàn thể nhân-dân Miền Nam.

Rãi-rác nhiều nơi ở các quận Saigon (đã bị bọn chúng đổi tên là thành-phố Hồ-Chí-Minh), người ta thấy có rất nhiều khẩu-hiệu rất sắt máu đã được dán trên đường-phố, trong đó, có một khẩu-hiệu ghi:”Nhà sạch nhà, phố sạch phố mới xứng đáng là thành-phố mang tên Bác Hồ”.

Hình thức của khẩu-hiệu nầy xem có vẻ nhẹ-nhàng, nhưng suy nghĩ sẽ thấy rùng-rợn, báo trước một cuộc tắm máu người dân miền Nam từ trong nhà ra tới ngoài đường phố để biến xã-hội tự-do Miền Nam thành một thứ xã-hội chủ nghĩa, trong đó chỉ còn có giai-cấp của bọn chúng được mệnh danh là giai cấp vô-sản mà thôi.

Trong khi đó thì tất cả mọi sĩ-quan, công-chức Việt-Nam Cộng-Hòa đều bị đem đi nhốt biệt tăm. Nay xử bắn người nầy, mai xử bắn người khác. Nhà cửa, ruộng đất, nhà máy, xí-nghiệp, ngân-hàng và tài sản chìm của nổi của nhân-dân đều bị tịch-thâu. Mọi người dân đều bị trắng tay, thiếu ăn, thiếu mặc. Bầu không-khí vô cùng căng-thẳng, u-uất phủ-trùm khắp mọi miền từ Bến Hải cho đến mũi Cà-Mau.

Con đường sống của nhân dân miền Nam thời kỳ nầy là Vượt Biên, nghĩa là tìm sự sống trong cỏi chết. Cho nên, nhiều người đã thốt ra câu:”Nếu cột đèn có chân cũng phải chạy tìm đường vượt biên”.

Tuy nhiên, Saigon đã không xãy ra một cuộc tắm máu như bọn chúng đã dự định, không phải vì sự khoan-hồng nào cả, mà vì có những lý-do bất-khả-kháng, trong đó có ít nhứt 3 lý-do chánh-yếu:

1.- Lý do thứ nhứt là Campuchia đã bị nhuộm đỏ trước, bọn cầm quyền lúc đó là bọn Khmer Đỏ, một tập-đoàn Cộng-sản Miên xuất thân từ Hà-nội, dưới sự lãnh-đạo của Pol Pot, đã thi hành trước một cuộc tắm máu diệt chũng, làm chấn-động lương-tâm thế-giới, gây phản-ứng khắp nơi. Điều nầy khiến cho bạo quyền Hà-nội phải trì-hoản chánh-sách diệt chũng của chúng.

2.- Lý do thứ nhì là chúng đang áp-lực vận-động để đòi Mỹ bồi thường chiến-tranh 4 tỷ Mỹ-kim, một số tiền rất lớn vào lúc đó, nên chúng sợ nếu để xãy ra một cuộc tắm máu như bên Campuchia, Mỹ sẽ lấy lý-do đó mà từ-chối việc bồi thường mà chúng đòi hỏi.

3.- Lý-do thứ ba là chúng thừa biết nhân-dân miền Nam không chấp nhận chế-độ Cộng-sản và đang uất-hận vì bổng nhiên trở thành nghèo đói, mất tự-do và vì những người thân của mình đang bị bọn họ bắt đem đi trả thù biệt tăm. Nếu để xãy ra một cuộc tắm máu như bên Campuchia, toàn dân sẽ nổi loạn và những tổ-chức Phục-Quốc lúc đó sẽ bùng dậy một cách nhanh chóng.

Cho nên, nhân dịp Trung-cộng đem quân sang “Dạy cho bọn Hà-nội phản thầy một bài học”, bạo-quyền liền tổ-chức cho ”Vượt Biên Bán Chánh-Thức”. Việc nầy có lợi cho chúng là loại đi được những thành-phần chống-đối, đồng thời hốt được vô số vàng để bỏ túi riêng. Đó là quyền-lợi tối-thượng của bạo-quyền mà họ chọn lựa. Xin đừng nghĩ đó là việc khoan-hồng mà bọn chúng và những kẻ tay sai thường hay rêu-rao để chạy tội.

Chánh-sách tiêu-diệt người Miền Nam của chúng được thể-hiện dưới những hình-thức khác: Quân nhân, công-chức thì bị đày-ải khổ-sai ở những nơi rừng thiêng, nước độc, bịnh-hoạn không thuốc men, nhiều người đã bị chết thãm mà gia-đình không hay biết. Ở ngoài đời thì người dân bị tước đoạt nhà cửa, tài-sản một cách trắng-trợn và còn bị lùa đi những vùng chưa được khai-hoang mà họ gọi là “Vùng Kinh-Tế Mới”, ở đó, nhiều người bị chết oan-ức vì thiếu ăn, vì bôm đạn không được tháo gỡ sau cuộc chiến, những người khác thì sống đói rách, lang-thang đầu đường xó chợ vì nhà cửa không còn, việc làm không có.

Trong khung-cảnh bị khủng-bố một cách khốc-liệt rồng-rã suốt 10 năm như thế, nhưng nhân-dân Miền Nam vẫn luôn giữ vững quyết tâm chống lại kẻ thù bán nước, nhiều vị đã chấp nhận gạt bỏ cuộc sống riêng tư, can-đảm và hiên-ngang, đứng lên chống lại bạo-quyền Việt-cộng để mưu-cầu quang-phục lại quê-hương, mặc dầu biết là phải bước chân vào những đoạn đường máu. Tuy bị thất bại vì thiếu mọi phương-tiện chiến-đấu, nhưng những Vị đó rất xứng-đáng là những trang anh-hùng, hào-kiệt của dân-tộc, xứng đáng là những hậu-duệ của Bà Trưng, Bà Triệu, của Lê-Lợi, Quang-Trung…

Danh-sách trên đã chứng-minh hùng-hồn những điều đó.

Sau khi chế-độ Cộng-sản của những tên Việt-gian bán nước bị đạp đổ, Trang Sử Vàng Việt-Nam sẽ viết thêm tên của những người con yêu đó của tổ-quốc để làm những tấm gương sáng chói cho hậu-thế soi chung. Chắc-chắn phải như thế.

Tinh-thần bất-khuất của họ và những vị Tướng-lãnh, cũng như binh-sĩ các cấp của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã chiến-đấu và tuẩn-tiết một cách anh-dũng sau khi có lịnh buông súng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã là những ngọn lửa thiêng nung-nấu tinh-thần yên nước, soi đường cho người đi sau, cho nên mỗi khi trận-chiến trước thất bại thì mặt-trận sau hùng-dũng nối tiếp theo, cả trong lẫn ngoài nước, đã kéo dài từ hơn 34 năm nay và sẽ còn nối tiếp mãi cho đến khi Người Việt Quốc-Gia đạt đến thắng-lợi cuối cùng và ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu-tượng cho Tự-Do, được bay phất-phới từ Ải Nam-Quan cho đến mũi Cà-Mau.

Và sau đây là một hình-ảnh để nhớ đời, xin trích gởi đến tất cả Người Việt Quốc-Gia và gia-đình ở khắp mọi nơi trên thế-giới, để có dịp hồi-tưởng lại một thời đau-thương sau Ngày Quốc-Hận.

Hình chụp trộm, đăng trên Libération ngày 30.4.85 về một cảnh “Cải tạo viên” đi lao động ở trại K4 Long-Khánh. Nói cho đúng nghĩa thì đó là một trong những hình phạt trả thù của bọn người Cộng-sản Hà-nội dành cho những sĩ-quan, công chức Việt-Nam Cộng-Hòa, hàng ngày phải đi gánh những thùng phân người trong lao tù khổ-sai mà bạo-quyền dựng lên trên khắp nơi, từ Nam chí Bắc.

Nhớ một hôm, trên chuyến xe đò chạy từ Cai-Lậy vào Mộc-Hóa (Kiến-Tường), khi xe chạy ngang qua trại Cải-Tạo Rạch-Đào, gần con Kinh 12, những người ngồi trên xe thường nhốn-nháo nhìn vào trại với hy-vọng thấy hình-dáng của người thân quen. Một tên bộ-đội mặc quân-phục, đội nón cối, đang ngồi trên xe, thấy vậy bổng nhiên lên tiếng:

“Những tên đang làm công-tác đào mương trong đó là những tên sĩ-quan, công-chức của ngụy-quân, ngụy-quyền. Xem chúng nó ốm-yếu, lom-khom, nôm chẳng ra gì như thế, nhưng nếu để chúng nó ra ngoài, chúng nó sẽ làm nên lịch-sử đấy! Vì thế, đảng và nhà nước phải tập-trung chúng vào trại để Cải-Tạo”.

Phải chăng đó là một lời thú-tội vô tình của một tên bộ-đội hiếm-hoi trong hàng-ngủ của một đạo-quân kiêu-binh, cuồng-bạo?

Thanh Thủy