Nga – Trung xích lại gần nhau hơn, họ thực sự muốn thách thức Hoa Kỳ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nga – Trung xích lại gần nhau hơn, họ thực sự muốn thách thức Hoa Kỳ?

5/2/22 – Vào ngày 4/2 tại Bắc Kinh, Nga-Trung đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao. Hai bên đã đạt được thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng trong cuộc họp thu hút sự chú ý của giới quan sát.

Cụ thể, Nga và Trung Quốc đã ký hai văn kiện quan trọng trong lĩnh vực năng lượng. Theo thông cáo báo chí hôm 4/2 của Tập đoàn dầu mỏ Rosneft, Nga sẽ cung cấp 100 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc qua Kazakhstan trong 10 năm tới.

Tập Cận Bình và Vladimir Putin (ảnh: Wikimedia Commons).

Nga và Ả Rập Xê Út hiện đang cạnh tranh để trở thành hai nhà cung cấp dầu mỏlớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Tập đoàn dầu mỏ Rosneft chịu trách nhiệm chính về xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc. Chủ tịch Tập đoàn dầu mỏ Rosneft, ông Sechin người thân tín quan trọng của ông Vladimir Putin, cũng tham gia vào cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước.

Tập đoàn dầu mỏ Rosneft do nhà nước kiểm soát trong quá khứ đã tích
cực giúp Việt Nam phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông,
một số mỏ dầu và khí đốt này nằm trong biên giới biển do Trung Quốc phân
định, điều này đã khiến Trung Quốc không hài lòng. Năm ngoái, Rosneft
đã bán toàn bộ hoạt động tại Việt Nam cho một công ty nhà nước khác của
Nga là Công ty Dầu khí Hải ngoại.

Việc Nga xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc thông qua Kazakhstan cũng
cho thấy tầm quan trọng của Kazakhstan đối với Trung Quốc và Nga, quốc
gia vừa trải qua bất ổn chính trị. Các đường ống dẫn dầu Trung Á đều đi
vào Tân Cương qua Kazakhstan. Tổng thống Kazakhstan, Tokayev cũng đã đến
Bắc Kinh vào ngày 3/2 để dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông và sẽ có
cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.

Một trong những quan điểm phổ biến hơn của nhiều học giả Nga về Trung
Quốc là việc Matxcơva và Bắc Kinh phân chia tầm ảnh hưởng ở Trung Á,
Trung Quốc tập trung vào đầu tư kinh tế, và Nga chịu trách nhiệm về an
ninh. Cách đây không lâu, Nga đã đưa quân đến Kazakhstan dưới danh nghĩa
Tổ chức Hiệp ước Quốc phòng và An ninh Tập thể, và thỏa thuận xuất khẩu
dầu vừa được ký kết dường như có thể chứng minh lập luận này ở một mức
độ nào đó.

Thỏa thuận năng lượng thứ hai được hai bên ký kết lần này là nhập
khẩu khí đốt tự nhiên từ thềm lục địa Sakhalin của Nga vào Đông Bắc
Trung Quốc thông qua đường ống từ Khabarovsk (Buri), một thành phố lớn
của Nga bên bờ sông Amur (Hắc Long Giang). Người phát ngôn của Tổng
thống Nga, Dmitry Peskov cho biết đây là hợp đồng cung cấp có thời hạn
25 năm. Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga cho biết trong một bản tin ngày
4/2 rằng hợp đồng sẽ cung cấp cho Trung Quốc 10 tỷ mét khối khí đốt từ
Sakhalin mỗi năm. Đây cũng là hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên dài hạn
thứ hai được hai nước ký kết.

Nga hiện đang xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ đông Siberia sang Trung
Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mang tên Power of Siberia,
đường ống này dự kiến ​​cung cấp tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho
Trung Quốc. Vì vậy, với việc bổ sung khí đốt từ Sakhalin hiện nay,
nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc có thể đạt 48 tỷ mét khối
trong tương lai.

Hai bên không đề cập đến giá cung cấp khí đốt từ Sakhalin lần
này. Nhưng hợp đồng cung cấp khí đốt đầu tiên đã được ký cách đây nhiều
năm khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra và phương Tây áp đặt các lệnh
trừng phạt đối với Nga. Nhiều nhà phân tích và truyền thông Nga nói rằng
Nga đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc vào thời điểm đó, điều này tạo cơ
hội cho Trung Quốc ra sức ép giá và tận dụng lợi thế của cuộc đàm phán,
từ đó có được khí đốt từ Siberia với giá thấp hơn.

Nga mở rộng ảnh hưởng năng lượng

Không rõ liệu hợp đồng cung cấp khí đốt từ Sakhalin vừa ký có gây ra
nguy cơ trừng phạt mới cho Trung Quốc hay không. Bởi vì những khí tự
nhiên này đến từ mỏ dầu khí ở Biển Okhotsk trên thềm lục địa
Sakhalin. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án này vào
năm 2015 sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra và Shell (đối tác của
Tập đoàn dầu khí Gazprom) rút khỏi lĩnh vực này, mỏ dầu khí hiện nay chủ yếu do
Tập đoàn dầu khí Gazprom khai thác và dự kiến ​​bắt đầu đi vào hoạt động
vào năm tới. Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Gazprom, Alexey Miller không
tháp tùng ông Putin đến thăm Trung Quốc lần này, nhưng bộ trưởng năng
lượng Nga nằm trong số các thành viên trong phái đoàn của ông Putin.

Truyền thông Nga đặt tên cho hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ
Sakhalin sang Trung Quốc là dự án đường ống “Power of Siberia 3”. Dự án
hiếm khi được báo cáo trước thềm cuộc hội đàm Nga-Trung. Dự án “Power of
Siberia 2” thường được đưa tin nhiều hơn, dự án này có đường ống vào
Trung Quốc thông qua Mông Cổ. Nhưng dự án không được đề cập công khai
trong chuyến thăm của ông Putin tới Bắc Kinh.

Một số nhà phân tích trên thị trường năng lượng Nga cho rằng Trung
Quốc có xu hướng nhập khẩu trực tiếp năng lượng từ Nga để giảm sự phụ
thuộc vào các nước thứ ba. Nga và Mông Cổ đã ráo riết xúc tiến các dự án
đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc trong những năm gần đây, trong
khi Trung Quốc vẫn giữ im lặng. Mông Cổ có quan hệ thân thiết với Nga từ
lâu và đặc biệt cảnh giác, dè chừng với Trung Quốc, vì vậy, một số nhà
phân tích cho rằng một mặt, Trung Quốc có thể lo lắng về rủi ro của dự
án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên qua Mông Cổ, mặt khác, Trung Quốc cũng
có thể sử dụng dự án này để cố gắng buộc Mông Cổ hợp tác nhiều hơn với
Bắc Kinh trong lĩnh vực chính trị hoặc các lĩnh vực khác.

Lợi thế của việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Sakhalin đến Trung
Quốc là khoảng cách đường ống ngắn hơn, nhưng chi phí khai thác và vận
chuyển khí tự nhiên từ thềm lục địa Sakhalin lại cao hơn.

Hai văn kiện hợp tác năng lượng vừa được ký kết, cùng với việc Trung
Quốc đầu tư quy mô lớn hiện tại và mua LNG ở Bắc Cực của Nga, đều cho
thấy tầm ảnh hưởng của Nga trên thị trường năng lượng của Trung Quốc
đang ngày càng mở rộng, đồng thời nó cũng có thể giúp chính quyền Putin
tăng cường đòn bẩy trong lĩnh vực năng lượng với Liên minh châu Âu.

Nhiều nhà phân tích năng lượng Nga cho rằng, các tuyến đường cung cấp
năng lượng của Nga tới Trung Quốc là một cách tốt để giảm rủi ro mà
Trung Quốc có thể gặp phải trong các tuyến đường vận chuyển năng lượng
hàng hải khi mối quan hệ Mỹ-Trung và cục diện địa chính trị thế giới
thay đổi. Đây cũng là lợi thế mới và là điểm mạnh nhất của Nga và Trung
Quốc trong hợp tác năng lượng, đồng thời tạo cơ hội hiếm có để ông Putin
từng bước tham gia thị trường năng lượng của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích năng lượng Nga cũng nhận thấy, thỏa thuận hợp
tác năng lượng mà hai nước ký kết lần này không đề cập đến phương thức
giải quyết. Việc thanh toán bằng tiền tệ quốc gia sẽ tránh được nguy cơ
bị trừng phạt trong tương lai.

Alexandrov, một nhà phân tích năng lượng, cho biết việc thực hiện các
dự án này cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của vùng Viễn Đông Nga và
thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Ông Alexandrov nói thêm: “Vì vậy, cả hai bên đều cảm thấy rằng hình
thức hợp tác này rất hiệu quả về mặt chi phí. Bởi vì cả hai bên đều cảm
thấy rằng họ cũng có thể thanh toán bằng đồng tiền của mình trong các dự
án này nếu cần. Nhìn chung, những dự án này đã mang hai quốc gia lại
gần nhau một cách thuần túy”.

Chưa thể hiện rõ thái độ với Nga

Lần này, ông Putin chỉ ở Bắc Kinh một ngày ngắn ngủi. Cuộc gặp của
ông Putin với ông Tập diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước và thế
giới phương Tây, đặc biệt là với Mỹ, đang đồng thời xấu đi. Tuy nhiên,
một số nhà phân tích chính trị Nga cho rằng cuộc gặp giữa hai bên không
nên được dán nhãn đơn giản là chống phương Tây và chống Mỹ.

Họ cho rằng vào thời điểm mà cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và phương
Tây đang leo thang, Trung Quốc có thể quan tâm đến việc hạ thấp các quan
điểm chống Mỹ trong chuyến thăm của ông Putin bằng cách giảm quy mô
phái đoàn của ông thông qua các yêu cầu chống dịch bệnh, từ đó giọng
điệu về chuyến thăm của ông Putin sẽ bị hạ thấp, và màu sắc chống Mỹ sẽ
bị loãng đi.

Bên cạnh việc nhấn mạnh hợp tác năng lượng, cuộc gặp của hai nhà lãnh
đạo Nga-Trung không có sự tham dự của các tướng lĩnh quân đội, điều này
cho thấy cuộc gặp không tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như hợp tác
quân sự và buôn bán vũ khí giữa hai nước. Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm
giữa ngoại trưởng hai nước, các thứ trưởng ngoại giao phụ trách Đông Bắc
Á, Đông Âu và Trung Á đã tham gia vào toàn bộ quá trình, điều này cho
thấy cuộc hội đàm có nhiều vấn đề địa chính trị nổi bật hơn.

Một chương trình thảo luận trên kênh truyền thông chính của Nga Echo Moscow Radio ngày 4/1 cho biết, trong cuộc gặp, ông Putin đã đề cập đến việc ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, nhưng ông Tập Cận Bình lại im lặng về vấn đề Crimea.

An Liên

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-nhan-dinh-cuoc-dam-phan-cap-cao-my-trung-moi-nhat.html