Nga sẽ xâm lược Ukraine, đồng thời Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan?
Thuỷ Tiên • 13:34, 01/02/22 – Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2017 ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, 05/09/2017. (Kenzaburo Fukuhara / AFP / Getty Images)
Châu lục Âu-Á đang bị bao trùm bởi sự hiếu chiến. Ở mặt trận phía Tây, Nga đã triển khai ngày càng nhiều đơn vị quân sự tới các khu vực gần biên giới Ukraine, làm dấy lên nhiều đồn đoán về động cơ của nước này. Và ở đông Á, hành vi của Trung Quốc đối với Đài Loan ngày càng đáng lo ngại. Vấn đề là Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Khả năng Đài Loan và Ukraine thất thủ hay không lại phụ thuộc nhiều vào năng lực của Mỹ. Liệu có khả năng hai kẻ thù số 1 và 2 của Mỹ đồng thời kích hoạt trận chiến ở eo biển Đài Loan và Ukraine?
Trong cả hai trường hợp (eo biển Đài Loan và biên giới Ukraine), ý định chiến lược của kẻ xâm lược là rõ ràng. Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra quan điểm kêu gọi “thống nhất Trung Quốc“, coi đó là một kết luận phù hợp cho cuộc nội chiến Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp quản Trung Quốc đại lục nhưng không loại bỏ được những người theo chủ nghĩa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. Những người này rút về Đài Loan (và một số đảo nhỏ hơn), nơi vẫn nằm ngoài sự cai trị của ĐCSTQ kể từ đó.
Đôi khi, các tuyên bố chính thức của Trung Quốc về việc “tái thống nhất” đã quy định rằng nước này phải giành được “một cách hòa bình”; nhưng trong nhiều trường hợp khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ luôn cụm từ “một cách hòa bình”. Hơn nữa, khi mở rộng và trang bị cho quân đội của mình, Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào việc xây dựng năng lực của mình để khuất phục Đài Loan nếu nước này cố gắng tuyên bố độc lập.
Ở đầu kia của Âu-Á, tình hình của Ukraine hoàn toàn khác với Đài Loan, đặc biệt là vì Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của nước này. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chiếm đóng và sáp nhập Crimea vào năm 2014 bị tuyên bố là bất hợp pháp và bị đa số Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án (chỉ có 11 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết này).
Tuy nhiên, vào mùa hè vừa qua, Putin đã cho ra một bài luận dài và đáng chú ý khi lập luận rằng Nga, Ukraine và Belarus thuộc về nhau là tất yếu của lịch sử. Ông tuyên bố chủ quyền của Ukraine hoặc Belarus hiện chỉ có thể đạt được cùng với Nga, dưới quyền tối cao của Điện Kremlin. Chủ nghĩa xét lại của Putin có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến mức ông thậm chí còn chỉ trích tình trạng độc lập chính thức của Ukraine theo hiến pháp Liên Xô (chưa bao giờ có ý nghĩa gì vào thời điểm đó).
Ý định chiến lược của Putin rất rõ ràng: ông coi nền độc lập của Ukraine ngày càng không thể dung thứ được. Giống như Trung Quốc với các hoạch định về Đài Loan. Nga đã và đang chuẩn bị và trang bị cho quân đội của mình với mục đích cụ thể là xâm lược và chinh phục Ukraine trước khi bất kỳ thế lực bên ngoài nào có thể phá vỡ cuộc chiếm đóng này.
Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen vẫy tay chào trong buổi lễ đón trực thăng tấn công Apache AH-64E mới do Mỹ sản xuất tại một căn cứ quân sự ở Đào Viên vào ngày 17/7/2018. (Ảnh của SAM YEH / AFP qua Getty Images)
Ngoài việc chiếm Crimea, Điện Kremlin đã cử lực lượng quân sự chính quy vào Ukraine, như đã từng làm vào tháng 8/2014 và một lần nữa vào tháng 2/2015 ở khu vực phía đông Donbas. Putin dường như đã sẵn sàng và sẵn lòng khởi động một cuộc tấn công tương tự khác, nếu không muốn nói là một hoạt động có quy mô lớn hơn nhiều.
Mục tiêu tương thích, đối thủ chung
Thực ra, Nga chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc phải xích lại gần Trung Quốc. Tại sao ư? Ngay cả khi Liên Xô đã tan rã, liên minh quân sự với Châu Âu do Mỹ dẫn đầu là NATO (vốn được thành lập với sứ mệnh đánh đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu) vẫn một mực coi Nga là kẻ thù an ninh số một. Mỹ không hề cho Nga cơ hội để phát triển theo hướng dân chủ như các thành viên cũ của Liên Xô ở Đông Âu.
Các vấn đề nghiêm trọng bắt đầu khi nhóm chính sách đối ngoại của Clinton thúc đẩy việc mở rộng NATO do Hoa Kỳ thống trị về phía đông của nước Nga. Chiến lược đã thay đổi hoàn toàn lời hứa của chính quyền của George H. W. Bush với Moscow trong những tháng cuối cùng của Liên Xô; khi đó Mỹ từng hứa với Nga rằng NATO sẽ không vượt ra ngoài biên giới phía đông của một nước Đức thống nhất.
Bill Clinton đã không giữ lời hứa. NATO tấn công về phía đông của nước Nga non trẻ ngay cả khi Liên Xô đã tan rã. Washington đã vận động thành công để đưa ba quốc gia thuộc Khối Warszawa trước đây là Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary gia nhập NATO vào năm 1998. Tệ hơn, sự phát triển đó chỉ là giai đoạn đầu tiên NATO xâm phạm vào lĩnh vực an ninh của Nga.
Tổng thống Bill Clinton chụp ảnh sau khi phát biểu trước công chúng từ Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 10/6/1999, sau khi kết thúc chiến tranh ở Nam Tư. (JOYCE NALTCHAYAN / AFP qua Getty Images)
Các quan chức chính quyền Clinton tỏ ra khinh thường lợi ích của Nga theo nhiều cách. Chẳng hạn, khi Nam Tư có khủng hoảng, Washington đã tận dụng mọi cơ hội để can thiệp. Sự can thiệp này của Mỹ vào Nam Tư khi đó làm suy yếu đối tác chính trị và tôn giáo lâu đời của Nga, Serbia. Các cuộc can thiệp quân sự phô trương của Mỹ-NATO ở Bosnia và Kosovo dường như được tính toán để nhấn mạnh rằng Moscow đã thua trong Chiến tranh Lạnh và do đó, phải nhẹ nhàng chịu đựng bất kỳ sự sỉ nhục nào mà các cường quốc phương Tây quyết định gây ra.
Và Nga không còn cách nào khác phải phát triển theo hướng chuyên chế, phi dân chủ và tìm kiếm các thế lực thù ghét Mỹ để tạo vây cánh cho mình.
Ít nhất là kể từ năm 2000, Trung Quốc và Nga đã tăng cường hợp tác và xây dựng đối tác với nhau, thường là để phản ứng công khai trước những gì mà mỗi bên coi là mối đe dọa ngày càng tăng bởi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Vào tháng 11/2019, sự hợp tác đã nâng lên một cấp độ mới và đạt được tính cụ thể.
Putin và ĐCSTQ đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 2014 cũng do nhận thức chung về mối đe dọa và khả năng thay đổi. Cả Moscow và Bắc Kinh tiếp tục coi các nền dân chủ hợp hiến là một trở ngại cho tham vọng địa chính trị của họ và quan trọng hơn là mối đe dọa đối với các chế độ chính trị trong nước của họ.
Nhận thức này mới chỉ trở nên cứng rắn hơn kể từ năm 2014. Đồng thời, ngày càng rõ ràng rằng giới lãnh đạo chính trị Nga coi trọng tính liên tục của chế độ trong nước hơn quyền lực hoặc vị thế địa chính trị của Nga (hạnh phúc của người dân Nga là một mối quan tâm rất xa vời). Việc Putin giảm bớt tham vọng địa chính trị và sự sẵn sàng phù hợp với sức mạnh Trung Quốc, cùng với sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng vào thị trường Trung Quốc đã làm giảm đáng kể (nhưng hầu như không loại bỏ) căng thẳng Trung-Nga.
Tuy nhiên, cả Putin và ĐCSTQ đều trở nên thù địch công khai hơn với trật tự quốc tế hiện có kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine đầu tiên năm 2014. Từ những hành động tàn bạo đã gây ra ở Syria năm 2016 cho đến những can thiệp chính trị công khai vào các nền dân chủ phương Tây, Putin ngày càng sẵn sàng phá vỡ các quy tắc và thách thức trực tiếp thế giới tự do.
Bắc Kinh đã hoạt động thận trọng hơn, nhưng họ thường xuyên – chỉ ngầm và âm thầm – ủng hộ các hành động của Putin. Và, tất nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Hoa Kỳ ngày càng trở nên thù địch do ĐCSTQ có những hành động kiểm duyệt và gây lây lan COVID làm thế giới bối rối, vấn đề Đài Loan, đàn áp Tân Cương và Hong Kong, đe dọa chiến tranh chống lại Philippines, nỗ lực ép buộc các đồng minh của Hoa Kỳ về mặt kinh tế v.v.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã gặp nhau tại Brazil vào năm 2019 để duy trì “động lực phát triển quan hệ Trung Quốc-Nga ở mức cao”. Họ cho biết, mục đích chính của sự hợp tác này là “phản đối chủ nghĩa đơn phương, bắt nạt và can thiệp vào công việc của các quốc gia khác”. Đúng một năm sau, truyền thông châu Á đưa tin rằng hệ thống cảnh báo sớm cuộc tấn công bằng tên lửa Trung-Nga sắp hoàn thành, hệ thống này sẽ “làm cho sự hợp nhất và phụ thuộc quân sự giữa Trung-Nga tương xứng với mức độ của các mối quan hệ đồng minh tiên tiến mà Hoa Kỳ đã phát triển với các nước như Pháp và Vương quốc Anh”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/04/2019. (Ảnh: Nicolas Asfouri / Pool / Getty Images)
Sau đó, vào tháng 3/2021 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Nga đã gặp nhau – chỉ một ngày sau khi ông Razumkov nói rằng ông mong NATO sẽ sớm gia hạn lời mời tham gia Kế hoạch hành động của các thành viên – và cho biết họ đang tăng cường mức độ hợp tác hơn nữa, trên phạm vi rộng vì sự can thiệp của phương Tây “vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền với lý do ‘thúc đẩy nền dân chủ’ là không thể chấp nhận được”.
Trung Quốc coi các vấn đề của họ với Đài Loan là “chuyện nội bộ” và Nga coi Ukraine – đặc biệt là các tỉnh Luhansk và Donbas – gần như là một phần của Nga. Ông Tập đã yêu cầu với quân đội của mình “tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh”. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng khoe khoang rằng cuộc chiến năm 2008 của họ chống lại Gruzia đã thành công trong việc ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa của NATO.
Với tất cả sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc ở các cấp cao nhất, việc khẳng định lặp đi lặp lại rằng mỗi bên đều xem các vấn đề tương ứng của họ với Đài Loan và Ukraine là đang tồn tại khi gia tăng đồng thời sức mạnh chiến đấu của cả hai quốc gia gần các địa điểm đó.
Đài Loan khoá Trung Quốc với Thái Bình Dương trong khi Ukraine chặn yết hầu của Nga
Mặc dù bị ngăn cách bởi địa lý, Ukraine và Đài Loan chiếm những vị trí tương tự trong kinh nghiệm chiến lược và khát vọng lịch sử của Nga và Trung Quốc. Chiếm được vị trí này là cần thiết cho tất cả các mục tiêu chiến lược khác.
Đối với Nga, chiếm Ukraine sẽ đảm bảo vị trí của mình trên Biển Đen và mở ra các điểm gây áp lực khác đối với các thành viên NATO dễ bị tổn thương là Romania và Bulgaria. Quả thực, vị trí địa chính trị của Crimea và Ukraine chặn yết hầu của Nga, là điểm yếu chí tử của Nga trước mũi dùi của Mỹ và Châu Âu. Mất đi Crimea hay Ukraine, Nga sẽ bị cô lập hoàn toàn. Tim Marshall, tác giả cuốn sách ‘Những tù nhân của địa lý’ đã mô tả hoàn hảo thế cô lập của Nga nếu mất đi Ukraine và Crimea.
Hạm đội Nga vẫn bị cô lập trong biển Đen, vì cửa ra Địa Trung Hải vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Âu kiểm soát. Vị thế của Nga vẫn bị kìm hãm khi tiếp tục thiếu vắng một cảng nước ấm để làm căn cứ cho những hạm đội của họ. Không có cảng nước ấm, toàn bộ hệ thống hải quân Nga bị vô hiệu; quân đội Nga vì thế cũng trở thành ‘những con vịt trên cạn’. Nga sẽ suy yếu hơn bao giờ hết.
Sau một tuần hội đàm với phương Tây, truyền hình Nga chiếu xe tăng tập trận sát biên giới với Ukraine Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga cung cấp
Không chỉ vậy, tác giả Tim Marshall chỉ ra cho chúng ta lý do vì sao Ukraine trở thành điểm yếu chí mạng của Nga: Ukraine là vùng đệm của Nga.
Vùng đệm là yếu tố quyết định chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc. Từ thời cổ đại, hai đế quốc La Mã và Ba Tư tuy đối đầu nhau nhưng vẫn tồn tại song song qua nhiều thế kỷ, vì chính giữa họ tồn tại một vùng đệm rộng lớn. Iraq là vùng đệm giữa hai thế lực Iran và Saudi Arabia.
Ukraine và Ba Lan là vùng đệm ngăn ngõ tiến công của các nước Tây Âu vào Nga. Crimea không chỉ là vùng đệm, nó là con đường để Nga có cảng nước ấm. Chính ở những quốc gia vùng đệm này, tranh chấp và mâu thuẫn giữa các cường quốc sẽ diễn ra. Điều đó quyết định chính sách tiếp cận về quân sự, ngoại giao và kinh tế của các cường quốc.
Ba Lan đã thuộc vào NATO. Ngay khi Balan gia nhập NATO, dàn tên lửa của Mỹ đã lập tức đặt ngay ở biên giới Ba Lan. Giống như một lưỡi dao sáng loà tiếp cận sát nách Nga, chỉ còn cách Ukraine.
Hiển nhiên, nếu Ukraine gia nhập NATO, giàn tên lửa – lưỡi dao của Mỹ – sẽ dịch chuyển tiệm cận yết hầu của nước Nga; ngay cả Crimea, mấu chốt duy trì một cảng nước ấm cho Nga cũng khó lòng giữ được.
Nga hiển nhiên có những nỗi thống khổ của riêng mình; Ukraine hiển nhiên là giới hạn đỏ của Nga. Bản thân Ukraine biết rõ điều đó. Họ biết rõ ‘nước xa không cứu được lửa gần’ nên một bộ phận chính trị gia đã không ủng hộ gia nhập NATO. Tổn thất Crimea khiến Ukraine phẫn nộ. Họ không cách nào hài hoà với Nga và quên đi nỗi đau Crimea. Họ buộc phải lựa chọn. Nga đã đẩy UKraine vào vòng tay NATO. Nhưng như đã phân tích, Nga buộc phải ngăn chặn tiến trình này nếu không muốn tương lai nước Nga trở thành kẻ cô độc và hoàn toàn yếu đuối.
Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiếm Đài Loan sẽ cho phép nước này thoát ra khỏi Chuỗi đảo thứ nhất và tiến hành các hoạt động tấn công nhằm vào Nhật Bản, Philippines và thậm chí các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Trung Thái Bình Dương.
Trong lịch sử, giới cầm quyền của Nga thời hậu Xô Viết đã gây ra những bất bình dữ dội đối với Ukraine độc lập. Đó là một lời nhắc nhở sống động rằng các dân tộc Slavơ không nên bị sống dưới một lá cờ.
Đài Loan là bằng chứng cho thấy các dân tộc nói tiếng Hoa hoàn toàn có khả năng tự quản lý. Đảng Cộng sản hiện đại bắt nguồn từ một chế độ cách mạng tàn bạo đã tàn phá người dân Trung Quốc, giết hại hàng triệu người thông qua tham vọng cứu thế và sự kém cỏi hoàn toàn của nó. Chỉ bằng cách nuốt sống Đài Loan, Trung Quốc mới có thể khẳng định ưu thế của mình. Với nguồn vốn chính trị mà Đảng Cộng sản đã đầu tư để khuất phục Đài Loan, nó có thể không còn cách nào để giảm leo thang ngay cả khi nó muốn.
Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á (trong đó có Đài Loan) là “Vạn lý trường thành ngược”. Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này.
Trở ngại rõ ràng nhất đối với sự leo thang của Nga và Trung Quốc là việc Ukraine và Đài Loan liên kết với Mỹ và các đồng minh của họ. Ông Putin hiểu rằng một cuộc xung đột với NATO sẽ áp đảo quân đội Nga. Không thể che giấu con số thương vong như ông ta đã làm ở Syria, Libya và Ukraine vào năm 2014, ông sẽ phải đối mặt với sự phản đối trong nước. Ông Putin có động cơ để cô lập Ukraine về mặt quân sự và tách vấn đề này ra khỏi NATO, chỉ tấn công khi thời điểm thích hợp.
Tương tự, một cuộc xung đột Trung-Mỹ liên quan đến một liên minh rộng lớn hơn ở Thái Bình Dương sẽ tỏ ra nguy hiểm cho sự tồn vong của Đảng Cộng sản: Một cuộc phong tỏa đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu ở Trung Đông của Trung Quốc có thể phá hủy chế độ này trong vài tuần đến vài tháng.
Ông Tập đang nhìn Ukraine
Khi Joe Biden đang đối đầu với Vladimir Putin về việc Nga xây dựng quân đội dọc biên giới với Ukraine, một nhà lãnh đạo thế giới khác có lẽ đang theo dõi với sự quan tâm sâu sắc, đó là Tập Cận Bình. Ông ta đầy thèm muốn về địa chính trị với người hàng xóm Đài Loan, hòn đảo giàu vi mạch mà Bắc Kinh khẳng định là và luôn phải là một phần của Trung Quốc.
Giống như Putin, người đang mong muốn đưa Ukraine trở lại dưới sự kiểm soát của Moscow, ông Tập lo lắng rằng một phần trước đây của đế chế của đất nước ông đang ngày càng trở nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ và các đồng minh của họ. Cách ông Tập diễn giải (hoặc tệ hơn là diễn giải sai) kết quả của cuộc bế tắc ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến việc Trung Quốc có cố gắng thống nhất với Đài Loan hay không và do đó có những tác động đối với an ninh và ổn định của Đông Á.
Eo biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo với đất liền, từng là một điểm nóng tiềm tàng bất ổn trong bảy thập kỷ, nhưng căng thẳng ở đó đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua. Ông Tập đã thường xuyên cử các phi đội máy bay phản lực bay gần Đài Loan và tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần hòn đảo một cách nguy hiểm nhằm quấy rối và đe dọa chính phủ dân chủ ở Đài Bắc. Ông Tập nhiều lần nói về sự thống nhất hòa bình cuối cùng, nhưng lập trường hiếu chiến của ông đã làm dấy lên lo ngại ở Đài Loan và các nước xung quanh khu vực rằng ông đang cân nhắc một cuộc xâm lược để giành lại cái tỉnh lẻ này.
Ông Tập có thể tin rằng Đài Loan đang đi theo hướng có hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc, giống như Ukraine đã ngày càng đi xa khỏi quỹ đạo của Moscow.
Máy bay chiến đầu của Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (Ảnh: Getty Images).
Tổng thống Đài Loan có tư tưởng độc lập, bà Thái Anh Văn đã cố gắng giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào Trung Quốc và tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước khác.
Washington cũng đã tìm kiếm các liên kết chặt chẽ hơn. Về mặt chính thức, Mỹ vẫn duy trì chính sách “một Trung Quốc” và không chính thức công nhận chính quyền Đài Bắc. Nhưng không khó để nhận ra tại sao ông Tập có thể nghĩ khác. Chính quyền Trump đã cử một thành viên Nội các tới Đài Bắc vào năm 2020, là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đã được cử tới đây trong hơn bốn thập kỷ qua. Biden đã mời Đài Loan tham dự Hội nghị thượng đỉnh vì Dân chủ vào tháng 12 như thể đó giống như bất kỳ quốc gia nào khác.
Trước tất cả những điều này, ông Tập sẽ xem xét kỹ tình hình ở Ukraine để có thông tin tình báo hữu ích về những công cụ nào mà Biden có thể và cuối cùng sẽ sử dụng để gây áp lực buộc Nga phải lùi bước, mức độ ông Biden sẵn sàng từ bỏ trong một thỏa hiệp tiềm năng với Putin, và làm thế nào Tổng thống Mỹ làm việc một cách hiệu quả với các đồng minh và thậm chí với các nhà ngoại giao của chính mình. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách đo lường mức độ quyết tâm của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Tập chỉ có thể học hỏi rất nhiều điều từ những gì Biden làm đối với Ukraine. Cứ cho rằng phản ứng của Hoa Kỳ đối với các cuộc khủng hoảng về Đài Loan và Ukraine sẽ là sai lầm tương đương và thậm chí là nguy hiểm. Mặc dù ông Biden đã từ chối việc đơn phương cử quân đội Mỹ đến bảo vệ quốc gia Đông Âu này, nhưng Washington đã cố tình làm trái quan điểm của mình về việc can thiệp quân sự nhân danh Đài Loan một cách không rõ ràng.
Chính sách “mơ hồ chiến lược” lâu đời về điểm này được thiết kế như một biện pháp ngăn chặn hành động quân sự của Trung Quốc. Ông Tập sẽ phải cho rằng việc xâm lược Đài Loan có thể khiến ông ta tham gia vào một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Mỹ được cho là có nhiều lý do để chiến đấu vì Đài Loan hơn là vì Ukraine. Là một mắt xích trong hệ thống liên minh tạo thành xương sống cho quyền lực của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như trong các chuỗi cung ứng quan trọng đối với chất bán dẫn và các thành phần công nghệ cao khác, Đài Loan có thể quan trọng hơn đối với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong lời khai trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng 12, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ely Ratner mô tả Đài Loan là “nơi tập trung một mạng lưới các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng đối với an ninh của khu vực và quan trọng đối với việc bảo vệ các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Các vị trí chiến lược của Mỹ ở châu Âu và châu Á cũng khác nhau. Các lựa chọn của Biden về Ukraine có thể bị NATO và Liên minh châu Âu hạn chế. Phản ứng của ông với Putin chỉ có thể thúc đẩy khi các đồng minh châu Âu của ông sẵn sàng làm theo. NATO không có tổ chức tương đương ở châu Á mà ở một số khía cạnh có thể mang lại cho Washington quyền tự do hành động nhiều hơn.
Và đối với Đài Loan, Mỹ có thể sẽ tìm thấy sự ủng hộ nhiều hơn từ các đồng minh trong khu vực để có lập trường vững chắc. Vào tháng 7, Tarō Asō, khi đó là phó thủ tướng Nhật Bản, gợi ý rằng chính phủ của ông sẽ tham gia với Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công. “Sẽ không quá nếu nói rằng nó có thể liên quan đến tình huống đe dọa sự sống còn” đối với Nhật Bản, ông nói. Một sự thay đổi trong chính sách của Tokyo đòi hỏi phải có sự tranh cãi nhiều đến mức nào. Điều rõ ràng là Nhật Bản, một cường quốc khác ở Đông Á, coi sự an toàn của Đài Loan là lợi ích quốc gia và điều đó cũng có thể đóng vai trò như một biện pháp răn đe đối với ông Tập.
Đối với ông Tập, một cuộc tấn công xuyên eo biển cũng có thể là một rủi ro khủng khiếp. Mặc dù một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể không phải là một thành công bảo đảm, nhưng Putin có thể đã tính toán rằng ông có một trận đánh tốt trong việc chiếm ưu thế với nước láng giềng của mình.
Ngược lại, một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc vượt qua eo biển vững chắc ở Đài Loan có thể dễ dàng cho thấy sự đẫm máu, kéo dài và vì thế là đáng xấu hổ – và do đó có thể là mối đe dọa đối với vị thế của ông Tập và có thể là của chế độ Cộng sản.
Có lẽ Tập và Putin có thể phối hợp các cuộc tấn công của họ, hoặc Bắc Kinh có thể lợi dụng sự phân tâm của một cuộc chiến tranh châu Âu để giành lấy Đài Loan. Nhưng Hammond-Chambers, thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Đài Loan, đưa ra một lập luận thuyết phục chống lại một kịch bản như vậy. Ông nói: “Trung Quốc là một cường quốc đang lên và theo quan điểm của họ, họ có nhiều thời gian hơn là ít thời gian” để giải quyết vấn đề Đài Loan. “Tôi không đặt nặng khái niệm rằng Trung Quốc sẽ gắn mốc thời gian của họ với Moscow về Đài Loan. Tôi không thấy người Trung Quốc dùng nguồn bên ngoài có lợi cho họ. Đó không phải là cách họ hoạt động”.
Tuy nhiên, dự đoán những gì các nhà độc tài sẽ làm là một nhiệm vụ vô ích. Có lẽ Tập có thể tính toán rằng việc cố gắng thống nhất Đài Loan với đại lục một cách cưỡng bức sẽ phục vụ lợi ích chính trị cá nhân của ông ta; nếu thành công, ông ta sẽ củng cố vị trí của mình và ghi tên mình vào biên niên sử của Cộng sản Trung Quốc. Hoặc ông có thể tính toán sai và cho rằng các cuộc chiến tranh của Biden sẽ khiến Mỹ phải đứng ngoài cuộc – một phán quyết tai hại một cách tiềm ẩn nhiều khả năng được đưa ra do môi trường chính trị ngày càng chuyên quyền ở Bắc Kinh, điều này có thể dễ dàng khiến các cố vấn của ông Tập nói với ông ta những gì họ nghĩ ông muốn nghe.
Trật tự thế giới liệu có thay đổi?
Không ai nghi ngờ rằng việc quân đội Trung Quốc tiếp quản Đài Loan sẽ thay đổi hoàn toàn trật tự an ninh của Đông Á, cũng như việc quân đội Nga tiếp quản Ukraine sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh của châu Âu. Nhưng điều vẫn chưa được đánh giá hết là khả năng cả hai xảy ra đồng thời theo kiểu phối hợp ít nhiều. Tổng hợp lại, hai hành động chinh phục này về cơ bản sẽ thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, gióng lên hồi chuông báo tử cho các thỏa thuận ngoại giao và an ninh đã tạo nền tảng cho hòa bình toàn cầu trong nhiều thập kỷ.
Một viễn cảnh như vậy không quá xa vời như vẫn tưởng. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, nhưng nước này lại im lặng một cách đáng ngạc nhiên về vấn đề chủ quyền của Ukraine. Không có lý do gì để nghĩ rằng họ sẽ không hỗ trợ một cuộc tấn công mới của Nga vào quốc gia đó nếu hành động đó phục vụ các mục đích riêng của họ.
Chắc chắn, việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan và Nga xâm lược Ukraine sẽ là một sai lầm lớn. Sự phát triển kinh tế của cả hai nước sẽ bị cản trở một cách dứt khoát bởi các lệnh trừng phạt quy mô lớn chắc chắn sẽ xảy ra sau đó. Nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự rộng lớn hơn sẽ rất cao, và các nước như Nhật Bản và Ấn Độ gần như chắc chắn sẽ bắt tay vào xây dựng quân đội rộng lớn của riêng mình để chống lại Trung Quốc. Người châu Âu đã và đang tiến tới một cách dứt khoát hơn đối với chính sách tăng cường quốc phòng của họ.
Điều có thể nói một cách chắc chắn hơn là Ukraine và Đài Loan đều cho thấy sự yếu kém của Mỹ — hoặc chỉ là nhận thức về sự yếu kém — khi gỡ mối các mạng lưới và liên minh căng thẳng hỗ trợ trật tự thế giới của Mỹ và mở ra một kỷ nguyên mới của xung đột toàn cầu và không ổn định.
“Ukraine có giống với Đài Loan không? Không, tất nhiên chúng không phải là tình huống giống nhau”, Pletka, thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ nói. “Nhưng xét về mức độ bối rối trong việc sẵn sàng của Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng bạn cũng thấy những tín hiệu tương tự”. Những Putin và Tập của thế giới đang thăm dò những điểm yếu đó, xem kết quả và tính toán bước đi tiếp theo của họ.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thuỷ Tiên
NGUỒN TIN THAM KHẢO
- https://www.19fortyfive.com/2021/04/would-russia-invade-ukraine-and-china-invade-taiwan-simultaneously/
- https://www.project-syndicate.org/commentary/strategic-threats-china-taiwan-russia-ukraine-by-carl-bildt-2021-11
- https://www.wsj.com/articles/the-two-headed-fight-ukraine-and-taiwan-china-russia-putin-nato-biden-us-fronts-invasion-11641308211
- https://www.theatlantic.com/international/archive/2022/01/china-ukraine-putin-xi-jinping/621206/
- https://supchina.com/2021/12/30/russia-might-invade-ukraine-what-will-china-do/