Nếu quân phiệt Junta Myanmar sụp đổ, sẽ kéo Việt Nam theo?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nếu quân phiệt Junta Myanmar sụp đổ, sẽ kéo Việt Nam theo?

8/12/2023

Sau khi giới quân phiệt Junta Myanmar kêu gọi Lực lượng vũ trang các Dân tộc đang nổi lên chống lại nhằm mưu tìm một giải pháp chính trị, ngay lập tức đã bị Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (National Unity Government – NUG) bác bỏ. 

Một phân tích gia vùng đông nam Á châu Thái bình Dương đã gợi ý là vùng nầy đang nhem nhúm cho một trật tự mới mà qua những biến động ít ai ngờ tới hiện đang diễn ra tại Miến Ðiện [Myanmar], có thể là khởi đầu cho tiến trình đó. 

Chính quyền Myanmar kêu gọi các nhóm nổi dậy giải quyết “về một giải pháp chính trị”

Vị trí Myanmar trong khu vực Ấn độ – Thái bình Dương 

Một chiến dịch mang số 1027 [ngày 27 tháng 10] được phát động bởi Liên minh gồm ba lực lượng vũ trang của các bộ tộc Anh Em (‘‘Three Brotherhood’’) bao gồm quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), quân đội Giải phóng Quốc gia Táang (TNLA), quân đội Arakan – Arakan Army (AA) cùng với quân đội Karenni – Karenni Independence Army (KIA), Lực lượng phòng vệ Nhân Dân (PDF), các nhóm vũ trang dân tộc Kokang của Myanmar đã đồng loạt nổi dậy dùng võ lực tấn công vào các cứ điểm giao thương trọng yếu tại biên giới với TQ, các căn cứ quân sự chiến lược, các làng mạc, thành phố, ngân hàng … của quân phiệt Junta.

Chiến dịch 1027 đang lan rộng khắp nơi nhứt là vùng biên giới giáp với TQ ở đông bắc, Ấn độ về phía tây và Thái ở đông nam đang đẩy giới quân phiệt lâm vào thế phân mỏng, kiệt sức, phải cố thủ, nhiều quân lính Junta đã đầu hàng quân kháng chiến, Junta đã lên tiếng kêu gọi những người lính đào ngũ quay trở lại doanh trại, các vùng do quân của lực lượng kháng chiến chống đảo chính của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc tái chiếm đã khôi phục lại qui chế điều hành dân sự. 

Myanmar là một vùng địa chiến lược trong chùm địa lý của vùng đông nam Á châu nối liền mạn nam Trung quốc xuống thẳng vịnh Bengal – Ấn độ dương – được coi như là một trong những tuyến đường huyết mạch của kế hoạch Vành đai một con đường mà TQ đã chi nhiều tỷ đô la để xây dựng.

Trung Quốc là một trong số các đồng minh, bên cung cấp vũ khí chính cho tập đoàn quân sự Miến Điện, đồng thời cũng là quốc gia từ chối xem việc tập đoàn quân sự nổi lên lật đổ chính quyền Dân cử của Bà Aung San Suu Kyi, Liên Minh Toàn Quốc vì Dân Chủ, để chiếm quyền lực năm 2021 là một cuộc đảo chính, qua đó dùng quân phiệt Junta để khai thác tài nguyên của Myanmar, sử dụng các cảng chiến lược hỗ trợ cho các mục tiêu của kế hoạch Vành đai – một con đường. 

Atlas of Myanmar - Wikimedia Commons
[Bản đồ Myanmar]

Nếu định vị Myanmar trong toàn cảnh trục chiến lược Ấn độ – Thái bình  Dương, quả thực Myanmar là nút chai chận đường lục địa Trung hoa thông xuống vịnh Bengal – Ấn độ Dương mà không phải  băng qua eo biển cổ chai Malacca dưới quyền kiểm soát của các đồng minh Hoa kỳ. Hiện nay đường sắt huyết mạch nối liền Côn Minh xuống tận cảng biển ở vịnh Bengal băng qua bang Shan ở vùng đông bắc đã bị lọt vào tay quân kháng chiến nên viện trợ từ TQ đã bị cắt đứt và Junta ngàng càng kiệt quệ vì thế giới quân phiệt Myanmar đã kêu gọi các nhóm nổi dậy đàm phán để tìm “một giải pháp chính trị” nó càng mâu thuẫn với hành động đảo chính của Junta đối với chính quyền được bầu lên một cách dân chủ vào năm 2021. 

Yếu tố bên ngoài trong cuộc xung đột mới tại Myanmar

Tin từ Nikkei Asia cho hay cuộc tấn công vào đường cao tốc Pakistan tới Trung Quốc làm rung chuyển tuyến đường Vành đai và Con đường quan trọng [Source Nikkei Asia : Attack on Pakistan highway to China shakes key Belt and Road link – December 6, 2023] 

Hôm qua Thủ tướng Meloni Ý nói với Trung Quốc rằng họ sẽ rời khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường vì nó không mang lại lợi ích đáng kể nào cho riêng quốc gia G7 này trong BRI [Source Nikkei Asia : Italy tells China it is leaving Belt and Road Initiative – December 6, 2023]

Lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Chin cho Cách mạng Mùa xuân Myanmar nói rằng Ấn Độ có thể giúp định hình các lân bang India can help shape a neighbour: Chin National Front leader on Myanmar Spring Revolution]

Người đứng đầu chính quyền quân phiệt Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cho biết “các chuyên gia nước ngoài” đang giúp đỡ các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số trong cuộc tấn công rộng khắp chống lại quân đội dọc biên giới phía bắc với Trung Quốc. [Source irrawaddy.com: As Myanmar’s Junta Loses Control, Its Coup Leader Ratchets Up His Blame Game – December 1, 2023]

Nếu đặt Myanmar vào góc nhìn của trục chiến lược Ấn độ – Thái bình  Dương 2 năm sau khi chính quyền Dân chủ Myanmar được bầu lên bị quân phiệt lật đổ, thì một cuộc tổng nổi dậy quân sự có phối hợp lại nổi lên để lật đổ lại quân phiệt, thể hiện sự đối đầu quyết liệt giữa hai bên thân TQ và phe Dân chủ thân tây phương trong vùng địa lý đan xen giữa chân trục Dân chủ là Ấn độ ở phía tây – Dân chủ / Quân phiệt tại Myanmar – Dân chủ ở Thái – độc tài thân TQ tại Miên, Lào –  csVN đu dây hàng hai giữa Trung Quốc và khối dân chủ –  băng qua biển đông là Philippines Dân chủ thân Mỹ & tây phương đang trở thành một trụ chiến lược quân sự mới nổi trong kế hoạch bao vây TQ của trục Ấn độ – Thái bình Dương,

Tiềm năng sụp đổ của quân phiệt Myanmar và chào mời Việt nam vào “cộng đồng chung vận mệnh” với Trung Quốc

Quân đội Myanmar thất thế trên hầu hết các mặt trận; bước ngoặt trong cuộc đấu tranh lật đổ quân phiệt Myanmar

Với tiềm năng sụp đổ của quân phiệt Myanmar, các cân quyền lực của phe Dân chủ đang mở rộng về hướng đông nối liền từ độ qua Myanmar tới Thái Lan tạo nên một vùng địa lý Dân chủ lớn mạnh chỉ còn lại 3 nước thuộc bán đảo Ðông dương – Lào, Miên, Việt – đang dễ bị tổn thương trước các cuộc tranh giành quyền lợi khốc liệt về địa kinh tế, thương mại, tài nguyên, địa chiến lược, khi sự chuyển dịch sức mạnh đang nghiêng về phe dân chủ dưới ô dù trục chiến lược Ấn độ – Thái  bình Dương, chận đường Trung hoa thông xuống vịnh Bengal – Ấn độ Dương có phải là báo hiệu khởi đầu sự kết thúc ảm đạm cho BRI – Vành đai và Con đường?

Liệu trước quân cờ Myanmar trong kế hoạch BRI có thể ngã thì còi báo động đang vang lên ở Bắc kinh về những tổn thương tương tự có thể xảy ra cho Việt – Miên – Lào từ chấn động địa lý ở Myanmar mà chuyến đi sắp tới – theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay – Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12/2023 và theo trang mạng VOA tiếng Việt ngày 07/12/2023 đăng tin là … trích “có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam lần lừa, hờ hững với sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh” được nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc Tập Cận Bình chào mời “ hết trích. 

Trung Quốc – Việt Nam điểm nóng mới?

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái RAND Corporation từng là cố vấn tình báo tại Lầu Năm Góc nêu nhận xét …trích “Việc so sánh Nga-Ukraine với Trung Quốc – Đài Loan là thiếu nghiêm trọng. Đúng hơn, kịch bản Trung Quốc -Việt Nam có vẻ phù hợp hơn.” hết trích. [Source Rand Corp : Taiwan Isn’t the Ukraine of the Indo-Pacific. Try Vietnam Instead] 

Trước tiềm năng cuộc đụng đầu quân sự trực tiếp với Mỹ ở Á châu nơi mà Trung Quốc (TQ) đang dốc toàn lực để nắm ưu thế và muốn đuổi Mỹ ra khỏi khu vực nhằm sáp nhập Taiwan hay tấn công Phi vì tranh chấp chủ quyền biển đảo là điều khó xảy ra vì Phi có Hiệp Ước phòng thủ chung với Mỹ còn Ðài Loan được bảo vệ bởi Đạo luật Quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan [United States – Taiwan Relations Act H.R.2479].

Trong khi Việt Nam không có bất kỳ Hiệp Ước phòng thủ chung nào với các đối thủ của TQ vì chính sách 4 Không, nhưng Việt Nam lại có chung đường biên giới trên bộ lẫn biển với TQ nên dễ tạo tình huống đưa đến đụng độ, VN không có nền tảng pháp lý quốc tế trước các tranh chấp chủ quyền biển Ðông với Bắc Kinh cho nên khó vận động Quốc tế về pháp lý nhứt là một nghị quyết của LHQ coi TQ là nước ngoại xâm làm tiền đề cho các chế tài quốc tế hoặc kêu gọi quốc tế hỗ trợ và can thiệp quân sự như tại Ukraina, trong khi Lào nằm trong sự khống chế của Bắc kinh, Miên lệ thuộc về mọi mặt với TQ

Nếu tấn công để khống chế được Việt Nam thì TQ hoàn toàn làm chủ bán đảo Ðông Dương giúp củng cố địa chính trị TQ trong vùng ÐNÁ, đối trọng với trục chiến lược Ấn Ðộ – Thái Bình Dương đang hướng về phía đông cùng với Phi xiết chặt vòng giây bao quanh TQ.

Khi Chủ tịch nước Việt Nam Võ văn Thưởng sang thăm TQ hồi tháng 10, ông đã được Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nhở 3 điểm sau được Reuters, Bloomberg và Tân Hoa Xã loan tin nhưng truyền thông trong nước không nhắc tới.

1/- Không được quên mục tiêu ban đầu là tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước,

2/- Ðối mặt với tình hình quốc tế luôn thay đổi và nhiệm vụ phát triển trong nước đầy gian khổ, hai nước không được quên tình hữu nghị truyền thống anh em,

3/- Hai bên nên đưa người Dân các địa phương nhứt là giới trẻ xích lại gần nhau để tình hữu nghị truyền thống được truyền từ thế hệ nầy  sang thế hệ khác.

“Vào đầu tháng 11 năm ngoái, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đcs Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh” nhưng  trong điểm thứ ba của bản tuyên bố chung này, có đoạn nói rằng Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt “cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung” [Trích VOAViet : Việt Nam thận trọng với ‘cộng đồng chung vận mệnh’ của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình]

Đầu tháng 12 này, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích đăng lời ông Vương nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”, trong khi đó, ngược lại, báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến điều nàỵ

Như vậy “cộng đồng có chung vận mệnh” là gì? Có phải vì hai nước Việt – Trung có chung biên giới trên đất liền, ngoài biển và đặc biệt là có hệ thống chính trị XHCN giống nhau nên phải chấp nhận có chung một vận mệnh với nhau cho dù VN có muốn hay không? hay vì nhân dân VN không có khả năng hay quyền tự quyết để chọn vận mệnh riêng cho mình ?

Khi XHCN-TQ đối đầu với khối Mỹ cùng các nước trong vùng, thì VN cũng phải đối đầu với họ?

Nếu Việt Nam chấp nhận cùng nhau tồn tại trong một “cộng đồng có chung vận mệnh” với TQ, VN phải có nghĩa vụ hợp tác, phối hợp với TQ vì vận mệnh chung? và khi TQ khai chiến với Mỹ và đồng minh, TQ có thể biến các đặc khu kinh tế Vân đồn, Bắc Vân phong, Phú quốc thành các đặc khu “lưỡng dụng” kinh tế lẫn quân sự, sử dụng VN như là tiền đồn mới, bộ đội, dân quân VN sẽ đặt dưới sự điều động của quân đội TQ để chống lại khối do Mỹ lãnh đạo ? 

Khi Việt Nam thận trọng với ‘cộng đồng chung vận mệnh với Trung Quốc, hờ hững với lời chào mời của lãnh đạo Tập Cận Bình rất có khả năng xảy ra cuộc chạm trán giữa Trung Quốc – Việt Nam. Chờ xem!

Ban Biên Tập