Nền giáo dục trục lợi

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nền giáo dục trục lợi

Giáo dục cũng giống như pháp luật vậy, xã hội phát triển đặt ra nhu cầu mới, thế là người ta viết lại chương trình giáo dục để đáp ứng với nhu cầu mới. Để theo kịp thời đại internet thì từ nhiều thập kỷ trước, các quốc gia đã tin học hóa giáo dục rồi. Tại Úc, Mỹ, Canada, Âu Châu vv… học sinh xem quyển tập và laptop(hoặc tablet) là hai dụng cụ học tập không thể thiếu. Thậm chí như Phần Lan, năm 2013 họ đã bỏ sách và dùng máy tính bảng thay thế.

Đấy là chuyện của các nước giàu, tại các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp thì chuyện phổ cập laptop cho học sinh được thực hiện từ khoảng gần 10 năm trước. Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì Thái Lan, Peru, Ấn Độ, Argentia, Thổ Nhĩ Kỳ, hay thậm chí các nước nghèo như Rwanda và Kenya ở Châu Phi cũng thực hiện kế hoạch phổ cập hóa laptop cho học sinh. Chương trình được nhà nước cấp miễn phí.

Thế giới thực hiện phổ cập máy tính thành công, tuy nhiên Việt Nam thì lại thất bại thảm hại. Còn nhớ năm 2013, sở Giáo dục đào tạo TP. HCM thực hiện thí điểm “sách giáo khoa điện tử” với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng thực hiện thí điểm cho học sinh tiểu học. Sở giáo dục dự tính bán mỗi máy tính bảng trong đó tích hợp sẵn sách giáo khoa phổ thông với giá từ 3-5 triệu đồng/tablet, và tất nhiên phụ huynh phải bỏ tiền túi ra mua chứ giáo dục CS Việt Nam không miễn phí bao giờ.

Chuyện sẽ êm nếu không có chuyện một công ty Đài Loan chào hàng một doanh nghiệp trong nước bán máy tính bản tích hợp giáo khoa Việt Nam với giá chỉ 900 ngàn đồng/tablet nếu mua lẻ còn bán sỉ thì giá chỉ từ 500-700 ngàn/tablet. Nếu mua số lượng rất lớn như sở Giáo dục TP. CM thì họ chào giá chỉ 500 ngàn/tablet. Như vậy với dự án 4.000 tỷ đòng ấy, nếu trót lọt thì đám quan chức Sở giáo dục thành phố ẵm khoảng từ 3.000 -3.500 tỷ đồng để chia chác.

May be an image of text

Do bản chất của chế độ nên tất cả những dự án nâng cấp chất lượng giáo dục đều là miếng mồi ngon cho đám lãnh đạo ngành này xâu xé. Biết bao đề án “cải tiến” liên tục nhưng rồi hóa ra cũng toàn là vẽ dự án ăn tiền, kết quả còn tệ hơn lúc chưa cải. Nào thay sách giáo khoa, nào là giáo dục tròn-vuông-tam giác vv… rất nhiều dự án chỉ là vẽ để ăn tiền chứ không thực tâm họ muốn cải cách. Trong hàng loạt sự án vẽ vời ấy, rất nhiều đã trót lọt và việc bị phanh phui chỉ là “tai nạn” hiếm hoi. Đề án “giáo khoa điện tử” chỉ là số trong số các “tai nạn” ấy.

Trên thế giới, rất nhiều nhà đất nước thực hiện cải cách giáo dục rất nhẹ nhàng và đưa đến thành công, tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam thì thất bại vì sao? Vì sự khác biệt rất cơ bản, người ta thấy tương lai đất nước trong dự án còn CS Việt Nam thì thấy lợi ích của chúng trong dự án. Vậy nên, dù mang dự án thành công nước khác về Việt Nam áp dụng thì vẫn thất bại thảm hại như thường.

Giáo dục Việt Nam thời tôi học từ 26 năm về trước và cho đến hôm nay vẫn vậy. Chương trình giáo dục vẫn vậy, cơ sở vật chất vẫn vậy. Vẫn phòng học tồi tàn, vẫn thứ kiến thức nghèo nàn và độc hại như thế. Nền giáo dục Việt Nam đang đi thụt lùi rất xa so với thế giới. Cho đến hôm nay, khi mà đại dịch ập đến buộc học sinh phải học online thì mới vỡ lẽ, 1,5 triệu học sinh không có máy tính. Một loại phương tiện tối thiểu mà học sinh nhiều nước nghèo trên thế giới có được còn học sinh Việt Nam thì lại thiếu. Do đâu? Do ĐCS mà ra.

Chính quyền CS không bao giờ xuất tiền ngân sách lo cho giáo dục, nó thuộc về bản chất chế độ rồi. Ngân sách mà ĐCS chi cho giáo dục năm 2021 chỉ là 7.100 tỷ đồng, chưa bằng 1/13 ngân sách cho Bộ Công An. Mọi thiếu thốn phát sinh của ngành giáo dục, chính quyền CS luôn giải quyết bằng cách khoan vào sức dân, hết. Để giải quyết thiếu hụt 1,5 triệu máy tính, thì ngày 12/9 ông Phạm Minh Chính đã lên truyền thông “kêu gọi chung tay hỗ trợ “sóng và máy tính” cho học sinh – sinh viên”.

Lại kêu gọi xã hội góp, vậy chính phủ không có trách nhiệm gì à? Đấy là câu hỏi thứ nhất, còn câu hỏi thứ nhì là, liệu rằng khi xã hội đã đóng góp thì số tiền đó có đến tay học sinh không hay là chính quyền nổi lòng tham lên và chiếm hữu? Chuyện quyên góp tiền dân mua vaccine còn nóng hổi đó. Dụ dân góp 8.500 tỷ đồng nhưng không mua vaccine mà đem gởi ngân hàng kiếm lời rồi tìm cách chuyển số tiền quyên góp cho các doanh nghiệp sân sau chiếm dụng. CS luôn tìm thấy con đường trục lợi của chúng trong sức dân, bản chất đó nó nằm trong máu người CS rồi. Kiểu nào cũng tìm được cách để trục lợi và phủi bỏ trách nhiệm. CS mà, nó thế đấy./.

FB Đỗ Ngà – 13/9/21

Tham khảo:

https://sciencenordic.com/…/finnish-school…/1391295

https://blogs.worldbank.org/…/big-educational-laptop…

https://thanhnien.vn/…/moi-hoc-sinh-tieu-hoc-phai-sam…

https://blogs.worldbank.org/edutech/tablets-education

https://soha.vn/…/lo-may-tinh-bang-giao-duc-aic-gia-beo…

https://baotintuc.vn/…/khoang-15-trieu-hoc-sinh-can-ho…

http://mpm.chinhphu.vn/…/thu-tuong-pham-minh-chinh-keu…

https://vnexpress.net/de-xuat-dung-quy-vaccine-ho-tro…