Năng suất lao động Việt Nam bằng 1/3 Trung Cộng
Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 Singapore, bằng 1/6 của Malaysia, bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Cộng… Theo báo cáo, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 1/1/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7% – Ảnh: Reuters.
Theo VN Economy – Nguyễn Lê
Cho dù được đánh giá là liên tục tăng trong thời gian qua, song hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 của Malaysia và bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Cộng. Đây là thông tin tại báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2014, vừa được Tổng cục Thống kê phát hành ngày 27/12.
Thanh niên thất nghiệp tăng
Thanh niên thất nghiệp tăng
Theo báo cáo, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 1/1/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7%.
Còn lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%, nữ chiếm 46,3%.
Trong số 53 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 báo cáo cho biết cụ thể số đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% và khu vực dịch vụ chiếm 32,0%.
Nếu so với năm 2012 và 2013 thì số lao động đang làm việc ở cả ba khu vực này đều tăng/giảm không nhiều.
Ở quý 4/2014, cơ quan thống kê cho hay, có 53471,1 nghìn người có việc làm tăng 678 nghìn người so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013. Trong đó khu vực thành thị là 1,18% và khu vực nông thôn là 3,01%.
Số liệu tại báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm với lần lượt từ quý 1 đến quý 4 là 2,78% – 2,25% – 2,3% và 2,46% và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước. Khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.
Cụ thể hơn nữa, báo cáo nêu rõ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước, khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
Còn tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013.
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên, cơ quan thống kê đánh giá.
Năng suất lao động tăng nhưng vẫn thấp
Vẫn theo báo cáo, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc) năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động).
Chi tiết hơn thì năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần.
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013.
Khẳng định từ cơ quan thống kê là năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 – 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 của Malaysia, bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Cộng (tính theo sức mua tương đương).
Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của Việt Nam đạt thấp so với các nước trong khu vực được điểm danh tại báo cáo là do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao.
Còn lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%, nữ chiếm 46,3%.
Trong số 53 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 báo cáo cho biết cụ thể số đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% và khu vực dịch vụ chiếm 32,0%.
Nếu so với năm 2012 và 2013 thì số lao động đang làm việc ở cả ba khu vực này đều tăng/giảm không nhiều.
Ở quý 4/2014, cơ quan thống kê cho hay, có 53471,1 nghìn người có việc làm tăng 678 nghìn người so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013. Trong đó khu vực thành thị là 1,18% và khu vực nông thôn là 3,01%.
Số liệu tại báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm với lần lượt từ quý 1 đến quý 4 là 2,78% – 2,25% – 2,3% và 2,46% và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước. Khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.
Cụ thể hơn nữa, báo cáo nêu rõ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước, khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
Còn tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013.
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên, cơ quan thống kê đánh giá.
Năng suất lao động tăng nhưng vẫn thấp
Vẫn theo báo cáo, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc) năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động).
Chi tiết hơn thì năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần.
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013.
Khẳng định từ cơ quan thống kê là năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 – 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 của Malaysia, bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Cộng (tính theo sức mua tương đương).
Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của Việt Nam đạt thấp so với các nước trong khu vực được điểm danh tại báo cáo là do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao.