Nạn nhân ngành luật dưới chế độ dã man của CSVN – Ls Đoàn Thanh Liêm

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nạn nhân ngành luật dưới chế độ dã man của CSVN – Ls Đoàn Thanh Liêm
Sự hủy hoại và tàn sát những người trong giới Luật là một sự mất mát tai hại cho dân tộc Việt Nam và là một tội ác lớn đối với nhân loại.

Tưởng nhớ những người trong Gia đình Tư pháp Việt nam đã thiệt mạng dưới chế độ cộng sản dã man tàn bạo.

Ngành Tư pháp của Việt nam Cộng hòa bao gồm hệ thống các Tòa án Dân sự, Tòa án Hành chánh, Tòa án Quân sự – với các nhân viên gồm Thẩm phán, Lục sự, Thư ký v.v… Giới Luật sư được tổ chức thành hai Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Sài gòn và Tòa Thượng Thẩm Huế.

Sau ngày 30 tháng 4  năm 1975, đa số các  vị Thẩm Phán thuộc Tối Cao Pháp Viện, các Thẩm phá thuộc Bộ Tư Pháp, các Thầm phán thuộc hai Tòa Thượng Thẩm Sai Gon, Huế và  các thẩm phán thuộc các Tòa Sơ Thẩm  đểu phải đi tù ” cải tạo” . Các Luật sư vì nằm ngòai guồng máy chánh quyền, nên không phải đi tù cải tạo. Tuy nhiên cũng có một số Luật sư bị đi tù vì lý do chính trị, điển hình như các Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Lâm Sanh v.v…Ngòai ra có một số Giáo sư các Đaị Học Luật Khoa Việt Nam cũng bị đưa đi tù cải tạo như GS Bùi Tường Huân, Gs Vũ Quốc Thông, GS Mai Văn Lễ .  Ṿi Chưởng Khế tại Saigon, Cụ Nguyễn Bích Lưu, cũng bị bắt đi tù cải tạo. Các vị này đã qua đời sau khi ra tù.

Có khá nhiều Thẩm phán và Luật sư bị thiệt mạng trong các trại giam – cũng như lìa đời hay bị mất tích ngòai biển khơi trong các chuyến vượt biên. Năm 2015, nhằm kỷ niệm 40 năm (1975 – 2015) ngày Việt nam Cộng hòa bị bức tử, ta cần phải tổ chức những Lễ Tưởng niệm đối với những người đã thiệt mạng trong các nhà tù cộng sản hay đã chết hoặc mất tích trên đường vượt biên để tìm tự do. Riêng trong phạm vi của Gia đình Tư pháp, tôi ghi nhận được một số trường hợp của các nhân vật bị thiệt mạng trong các trại giam hay ngòai biển khơi – và xin được kê khai trong một danh sách sau đây:

Số người chết trong ngục tù cộng sản:

▪ Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon

▪ Lê Sĩ Giai, Luật sư

▪ Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

▪ Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

▪ Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon

▪ Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku

▪ Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*

 ▪ Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh

▪ Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế

 ▪ Trương Văn Trước, Chánh Án

▪ Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện

▪ Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???

▪ Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon

Số người chết hay mất tích trên đường vượt biên:

▪ Đặng Như Kỳ, Luật sư

▪ Đàm Quang Đôn, Luật sư

▪ Đặng Ngọc Lân, Lục sự

▪ Hùynh Văn Ngãi, Dự thẩm Tòa Sơ Thẩm Bình Tuy

▪ Nguyễn Hữu Lành, Giáo sư Khoa trưởng Đại học Luật khoa Cần Thơ

▪ Tô Lai Chánh, Thẩm phán Tòa án Quân sự*

▪ Vương Quốc Cường, Chánh án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi

▪ Vũ thị Bình Minh, Luật Khoa (Khóa 1964-1967)
 

Số người chết hay mất tích trong biến cố Mậu Thân tại Huế:

▪ Bữu Thạnh, Ủy Viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Huế *

▪Nguyễn Khoa Hoàng, Chánh án phòng

▪Nguyễn Khoa Kiêm, Luật sư

Ghi chú : Danh sách này chỉ có tính cách tạm thời, xin các bạn đồng nghiệp đồng môn bổ túc cho đày đủ và chính xác hơn. Xin đa tạ.

LS Đoàn Thanh Liêm

*Ghi chú về danh xưng của qúy vị sĩ quan phụ trách việc xét xử ở các Tòa án Quân sự:  Theo bộ Quân luật thì qúy vị được gọi là Sĩ quan Quân pháp.  Điều nầy chúng tôi tương đối biết rõ vì đã có thời gian đọc kỹ bộ luật này khi được Tối cao Pháp viện VNCH chỉ định kiêm nhiệm việc xét xử ở hai Tòa án Quân sự Thường trực và Tòa án Quân sự Mặt trận ở vùng 2.  Nếu tôi nhớ không lầm thì từ lâu ngành tư pháp rất mong muốn Quốc hội ban bố một bộ luật về Quy chế Thẩm phán nhưng không được đáp ứng.  Do đó, vào khoản năm 1973 hay 1974, TCPV phải thành lập một Ủy ban sọan thảo Dự luật về Quy chế Thẩm phán để chuyển qua Quốc hội cứu xét và Tổng thống ban hành.  Chúng tôi được hân hạnh là thành viên của Ủy ban nầy, Theo dự thảo nầy thì các sĩ quan Quân pháp sẽ là các Thẩm phán Quân pháp của Nha Quân pháp thuộc Bộ Quốc phòng cũng như Thẩm phán Công tố thuộc Bộ Tư pháp và Thẩm phán Xử án (Dân sự và Hành chánh) thuộc Tối cao Pháp viện.  Tiếc rằng dự thảo chưa hoàn tất thì xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975!

TP Ngô Bút