Năm Mới Niềm Vui Mới
Tài liệu trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của Website. BBT
08/02/2016 – Vi Anh
Hai là nội lực nhân dân VN đã thành hình và phát triển. Người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại, thời Việt Nam Cộng Hoà cũng như thời CS Bắc Việt, hay thời sau đó dù địa phương, nguồn gốc chánh trị, tôn giáo có khác nhau nhưng đều có một cảm nghĩ thuộc về nhau, đau niềm đau giang sơn gấm vóc, biển đảo của đất nước ông bà VN để lại bị quân Tàu xâm chiếm mà CSVN bất động như đồng loã đến nỗi tàu TC bắn giết ngư dân VN mà chỉ nói “tàu lạ” thôi. Chất men này làm cho tinh thần đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dậy lên, phát triển từ phẩm sang lượng, từ điểm sang diện.
Nó phát triển ngay trong hàng ngũ đảng viên còn tâm hồn Việt. Nó phát triển trong dân chúng, được giới trí thức VN, giới báo chí của Đảng Nhà Nước uốn mình qua ngỏ hẹp ủng hộ và phát huy. Nó phát triển ra hải ngoại. Hơn hai triệu người Việt chống CSVN như nội thù và chống TC như ngoại xâm, đưa vấn đề CSVN chà đạp nhân quyền VN vào lòng dân và quốc hội các nước. Một cuộc quốc tế vận lớn chưa từng có trong lịch sử VN.
Người dân trong ngoài nước tạo một áp lực rất lớn khiến CS Hà nội cũng phải nói theo dân, phải dấu kín những mật ước với TC khiến càng ngày càng bị phanh phui, càng bị vạch mặt lên án thân TC.
Trong lịch sử tương quan của VN với các siêu cường Mỹ, Pháp, Úc trong thời kỳ VNCH lẫn thời kỳ CS, chưa bao giờ vấn đề VN đi vào Quốc Hội, công luận và truyền thông đại chúng sở tại nhiều như bây giờ.
Lịch sử cách mạng thế giới cho thấy cách mạng xảy ra không phải lúc dân chúng cùng khổ, mà lúc người dân có cuộc sống vật chất tương khá hơn, dễ thở hơn, muốn có một dân quyền tương xứng, thế đứng chánh trị tương xứng. Cuộc đổi mới kinh tế là cách CS nói. Chớ thực tế đó là trở lại kinh tế tự do thời Pháp ở ngoài Bắc và thời Mỹ từ Bến Hải trở xuống Cà mau. Chính người dân VN đã cứu nguy kinh tế VN, từ ăn độn thời CS sang thời cơm no áo ấm cho dân, từ ăn bo bo, khoai mì thành nước xuất cảng gạo nhứt nhì thế giới. Trong chánh trị ai làm ra tiền người đó có quyền, không lý do gì dân VN để những đảng viên CS ăn không ngồi rồi, tham ô nhũng lạm cai trị mãi.
Bây giờ người dân đã có thế mạnh. Vấn đề còn lại là biến thành lực. Lực của dân VN chưa thành lực lượng vì chưa phối hợp, chưa điều hợp, chưa networking thành đồng bộ mà thôi. Có thể các tôn giáo, các chánh đảng, các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ nhận định thời cơ chưa chín mùi, còn thầm lặng, chớ không phải không có. Qua 1.000 năm chống giặc Tàu ai cũng biết đất nước VN có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.
Nhìn những cuộc phản kháng, biểu tình, đấu lý; nhìn những bắt bớ nóng hay nguội của CS, những công tác quốc tế vận ở hải ngoại, người ta thấy cuộc đấu tranh của người Việt tuy thâm trầm nhưng đa dạng, đa diện và số lượng nhiều hơn thời dân chúng các nước Đông Âu CS đứng lên làm cách mạng lật đổ, giải trừ CS và các nước Trung Đông và Bắc Phi đứng lên lật đổ độc tài dưới mọi hình thức.
Ba là Mỹ. Chánh trị Mỹ là thực dụng, không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi là trên hết. Trường hợp VN cũng không là ngoại lệ. Người dân Việt với trên hai triệu người ở Mỹ rất hiểu Mỹ và linh hoạt, rất thành công khi đưa vấn đề nhân quyền VN vào được Quốc Hội. Kể cả TNS Kerry là người ủng hộ bang giao, thân thiện với CS Hà nội khi đi VN cũng đặt vấn đề nhân quyền VN với Thủ Tướng và Ngoại Trưởng VN.
Tuy Mỹ cần một “chánh quyền mạnh”, dễ sai bảo ở VN như ở các nước khác trong ngoại giao của Mỹ. Nhưng Mỹ cũng thấy cái thế nhân dân VN, nên chưa phát triển đối tác chiến lược toàn diện, không bán vũ khí sát thương toàn phần cho Hà nội, vì hồ sơ nhân quyền cùa CS Hà nội quá đen như mực Tàu.
Bốn là TC. Cuộc đấu tranh của người dân Việt chống quân Tàu Cộng xâm lấn VN đã tạo áp lực đáng kể vào nội bộ và ngoại giao của CSVN. Nội bộ chia rẽ hai phe, phe CS Bắc Việt thân TC và Phe CS gốc VNCH thiên Mỹ, chủ trương đổi mới kinh tế. Lập trường chống lại TC trong nội bộ đảng ngày càng tăng. Bên ngoài khuynh hướng chống Tàu Cộng trong dân chúng là trội yếu và phổ biến tạo áp lực không ít vào đướng lối CS Hà nội ngoại giao, tăng cường quốc phòng, liên minh với các nước nhứt là Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương.
Sau cùng, khác với chiến tranh quân sự chiến thắng thường nhanh, chiến tranh chánh trị chiến thắng thường chậm, nhưng thắng lợi có giá trị bền vững và toàn diện. Hơn 40 năm CSVN gồm thâu và thống trị cả nước. Nói 40 năm nghe thì lâu, nhưng so công cuộc đấu tranh chống quân Tàu cai trị cả ngàn năm, chống quân Pháp cai tri gần cả trăm năm và lịch sử thường tính bằng thế kỷ, thì cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ VN chưa lâu. Không ai dè năm 2015 bước qua năm 2016, tình hình đấu tranh của người dân Việt khởi sắc như bây giờ, niềm tin thành công thêm vững, hy vọng thắng lợi thêm nhiều.