Mỹ phản đối TC ‘quân sự hóa’ Biển Đông
Theo VOA – 18.02.2016
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chỉ trích TC và nói ‘không nên quân sự hóa’ Biển Đông, sau khi có tin cho biết Bắc Kinh đã bố trí phi đạn địa đối không trên một hòn đảo có tranh chấp mà nước này kiểm soát trong thủy lộ chiến lược này.
Hôm thứ Tư, ông Kerry nói: “Chúng tôi đã nhiều lần nói về vấn đề Trung Quốc rằng chuẩn mực phải được áp dụng cho tất cả các quốc gia về vấn đề Biển Đông là không được quân sự hóa. Ông nêu cụ thể sự kiện Chủ tịch TC Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa vùng biển khi đến Washington năm ngoái và họp với Tổng thống Barack Obama.
Ông Kerry nói, “Nhưng có mọi bằng chứng hàng ngày là đã có sự gia tăng quân sự hóa cách này hay cách khác. Điều này gây quan ngại nghiêm trọng. Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện với TC và tôi tin là trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ mở thêm một cuộc đối thoại rất nghiêm túc về vấn đề này”.
Ông Kerry nói, “Nhưng có mọi bằng chứng hàng ngày là đã có sự gia tăng quân sự hóa cách này hay cách khác. Điều này gây quan ngại nghiêm trọng. Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện với TC và tôi tin là trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ mở thêm một cuộc đối thoại rất nghiêm túc về vấn đề này”.
Tại Ngũ Giác Đài, các giới chức Mỹ nói với VOA rằng việc bố trí phi đạn của TC là một ‘khía cạnh phức tạp’ của các tranh chấp chủ quyền liên quan đến nhiều nước ở Biển Đông. Nguồn tin này cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang theo dõi sát tình hình.
Một giới chức Mỹ khác cho đài VOA biết các rocket của TC là một phần của hệ thống phòng không HQ-9, có phạm vi hoạt động đến 200 km.
Việc bố trí phi đạn của TC trên đảo Phú Lâm, một trong những hòn đảo nhỏ trong khu vực mà TC đã mở rộng đáng kể qua công trình nạo vét và xây dựng, được đài truyền hình Fox News của Mỹ tường thuật lần đầu tiên, dựa trên những hình ảnh của công ty vệ tinh tư nhân. Những hình ảnh cho thấy hai cỗ trong 8 bệ phóng phi đạn địa đối không và một hệ thống radar.
Thông tín viên VOA ở Ngũ Giác Đài được cho biết “không có lý do gì để nghi ngờ về những hình ảnh này”.
Vấn đề phi đạn bùng ra vào lúc Tổng thống Barack Obama kết thúc một hội nghị thượng đỉnh quan trọng với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ở California.
Tổng thống Obama đã hối thúc tất cả các bên phải tự chế trong khu vực và ngừng việc quân sự hóa những vùng biển có tranh chấp.
Xác nhận của Mỹ và Đài Loan
Một giới chức quốc phòng Mỹ sau đó đã xác nhận vụ bố trí phi đạn. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan, Thiếu tướng La Thiệu Hòa, cũng xác nhận tin này và nói:
“Các bên liên hệ nên làm việc chung với nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.”
Đảo Phú Lâm (mà TC gọi là đảo Vĩnh Hưng) là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa, nằm ở cực bắc của Biển Đông, phía đông của thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Đảo Phú Lâm đã bị TC kiểm soát kể từ năm 1956 và là thành phố thuộc tỉnh Hải Nam, miền nam TC. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này.
Phản ứng của TC
Phát biểu trước báo giới hôm thứ Tư, Ngoại trưởng TC Vương Nghị nói truyền thông phương Tây nên chú ý hơn đến những ngọn hải đăng và các cơ sở dự báo thời tiết mà TC xây dựng ở Biển Đông.
Tại cuộc họp báo sau khi gặp người tương nhiệm Julie Bishop phía Australia đang đi thăm TC, Vương Nghị không phủ nhận tin tức về việc bố trí phi đạn, mà gọi các tin tức này là “một mưu toan của một số cơ quan truyền thông phương Tây để tạo ra tin tức”.
Vương nêu ra điểm gọi là quyền của TC đối với các cơ sở tự vệ cần thiết và có giới hạn trên những hòn đảo và các bãi đá của mình. Vương nói:
“Việc này phù hợp với quyền bảo tồn và tự vệ mà Trung Quốc được phép thực hiện theo luật quốc tế. Vì vậy không nên thắc mắc về vấn đề đó.”
Yêu sách chủ quyền của TC
TC tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và việc xây dựng ồ ạt ở phía nam đã khiến các nước láng giềng trong khu vực ngày càng quan ngại, ngay trong lúc Bắc Kinh ráo riết vận động để mở rộng các quan hệ thương mại. Trong những năm gần đây, TC đã tăng cường các nỗ lực xây dựng các phi đạo và đảo nhân tạo để củng cố yêu sách chủ quyền của mình.
Bắc Kinh đã nhiều lần nói không mưu tìm quân sự hóa Biển Đông, nhưng ngày càng bày tỏ lo ngại về các sứ mệnh tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực, trên biển và trên không.
Ý nghĩa của việc bố trí phi đạn
TC tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và việc xây dựng ồ ạt ở phía nam đã khiến các nước láng giềng trong khu vực ngày càng quan ngại
Alexander Huang, Trợ giảng tại trường đại học Tam Cương của Đài Loan, nói việc bố trí phi đạn đã gửi đi một dấu hiệu rõ ràng, tuy không nhất quán, về các ý đồ trong tương lai của TC ở Biển Đông.
Huang nói diễn biến này gửi ra một tín hiệu trái ngược bởi vì TC từng nhiều lần tuyên bố sẽ không quân sự hóa các đảo có tranh chấp. Thêm rằng trong khi vụ tranh chấp ở đảo Phú Lâm chủ yếu là giữa TC với Việt Nam và không nhất thiết phải liên quan tới Hoa Kỳ, nó “có thể là một khúc dạo đầu hay chỉ báo cho việc quân sự hóa trong tương lai ở quần đảo Trường Sa”.
Ông nói thêm:“Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn lúc này với hội nghị tại Sunnylands và Hoa Kỳ cuộc thảo luận của Nam Triều Tiên đối với việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ”.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
Vào lúc Tổng thống Barack Obama kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày với các lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, lần đầu tiên tổ chức trên đất Mỹ, ông nói hai bên đã khẳng định trong cuộc họp về “cam kết mạnh mẽ của họ đối với một trật tự khu vực, nơi mà các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế và quyền của tất cả các quốc gia lớn, nhỏ đều được tôn trọng”.
Ông cũng cho biết, trong cuộc họp, các lãnh đạo Mỹ và ASEAN ‘đã thảo luận về sự cần thiết phải có các biện pháp cụ thể ở Biển Đông để hạ giảm căng thẳng, trong đó có việc ngừng các hoạt động bồi đắp thêm, xây dựng mới và quân sự hóa các khu vực có tranh chấp”.
Tuy nhiên, chưa rõ Hoa Kỳ và các nước ASEAN sẽ phản ứng thế nào. Trong khi các nước ASEAN có thể thực sự muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, họ cũng ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền thương mại đang bộc phát của TC.
Tuy nhiên, chưa rõ Hoa Kỳ và các nước ASEAN sẽ phản ứng thế nào. Trong khi các nước ASEAN có thể thực sự muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, họ cũng ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền thương mại đang bộc phát của TC.
Và nếu Hoa Kỳ muốn phản ứng, thì câu hỏi khó khăn hơn là Washington có thể làm được gì để đòi TC thay đổi cách hành xử.
Tự do hàng hải
Ông Ross Darrell Feingold, một cố vấn cấp cao của tổ chức Tư vấn Quốc tế có trụ sở ở Đài Bắc, chuyên về rủi ro chính trị, nêu ra rằng những hành động nhằm khẳng định tự do hàng hải của hải quân Hoa Kỳ đã không khiến cho Bắc Kinh thay đổi cách hành xử.
Ông Feingold nói thêm rằng có lẽ điều quan trọng hơn là những gì mà hành động đó nói lên về khả năng của TC xử lý các vấn đề quan trọng cùng một lúc.
Ông nói tiếp: “Còn hậu quả của cuộc thử nghiệm phi đạn và thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hội nghị thượng đỉnh ASEAN, sự thay đổi chính trị quan trọng tại Đài Loan, những khó khăn trong nước hiện nay – như nền kinh tế, các cuộc điều tra tham nhũng – vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin là họ có thể, cùng một lúc, xử lý phản ứng quốc tế đối với vụ bố trí phi đạn của họ”.