Mỹ, Ấn Độ ký hiệp ước quốc phòng, mua vũ khí, thắt chặt liên minh ‘áp chế’ Trung Quốc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mỹ, Ấn Độ ký hiệp ước quốc phòng, mua vũ khí, thắt chặt liên minh ‘áp chế’ Trung Quốc

27/10/20

Mỹ, Ấn Độ ký hiệp ước quốc phòng, mua vũ khí, thắt chặt liên minh 'áp chế' Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tham dự một cuộc họp báo chung tại Nhà Hyderabad ở New Delhi vào ngày 27 tháng 10 năm 2020. (Ảnh của Money SHARMA / AFP / Getty Images)

Sau khi liên thủ với Đài Loan và cung cấp hàng tỷ vũ khí cho quốc đảo này, Bộ trưởng Pompeo đã được cử đến ‘lập trận địa’ tại châu Á; dẫn đến việc Ấn độ tăng cường mua vũ khí của Mỹ. Thỏa thuận sẽ cho phép Washington và New Delhi chia sẻ dữ liệu vệ tinh để sử dụng trong các cuộc tấn công và giám sát tốt hơn nhằm chống lại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Esper đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Singh để thúc đẩy tầm nhìn chung của họ về một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Vào ngày 27/10, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận quân sự cho phép họ chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm. Cả hai bên ca ngợi kỷ nguyên hợp tác mới trong bối cảnh nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các cuộc thảo luận tập trung vào sự ổn định trong khu vực.

Vạch chiến lược áp chế ĐCSTQ

Hai vị bộ trưởng Hoa Kỳ đã phản ánh nỗ lực cứng rắn với Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Khi bắt đầu cuộc gặp, ông Pompeo cho biết hai bên có “rất nhiều điều để thảo luận trong ngày hôm nay, từ việc hợp tác đánh bại đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, đối mặt với các mối đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với an ninh và tự do, đến việc thúc đẩy hòa bình và ổn định trong suốt khu vực”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc họp báo sau đó rằng đã có “các cuộc thảo luận mạnh mẽ về ĐCSTQ”, đồng thời nói thêm rằng chính quyền này “không phải là bạn của dân chủ”.

Ông Esper nói thêm: “Chúng tôi sát cánh cùng nhau ủng hộ một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở cho tất cả mọi người, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động gây hấn và gây bất ổn”.

Bộ trưởng Ấn Độ Jaishankar nói: “Vào thời điểm đặc biệt quan trọng để duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, khả năng của Ấn Độ và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ trong chính sách quốc phòng và đối ngoại có sức ảnh hưởng lớn hơn”.

Các cuộc thảo luận đang diễn ra chỉ một tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và vào thời điểm mà Ấn Độ – một thành viên của nhóm Bộ tứ gồm (liên minh không chính thức 4 quốc gia) Mỹ, Nhật Bản, Ấn và Úc – đang đàm phán để giảm bớt căng thẳng quân sự với Bắc Kinh.Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tham gia cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. (Ảnh chụp bởi Alex Edelman / AFP / Getty Images)

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân kêu gọi Bộ trưởng Pompeo “từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh” và ngừng nuôi dưỡng tư duy về “mối đe dọa Trung Quốc”.

Thắt chặt liên minh Mỹ – Ấn 

​​Ấn Độ và Mỹ đã ký Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (BECA), một hiệp ước quân sự cho phép họ chia sẻ thông tin tình báo không gian địa lý để sử dụng trong các cuộc tấn công và giám sát tốt hơn chống lại kẻ thù. 

Nó cũng sẽ cho phép Mỹ đưa công nghệ dẫn đường mới nhất vào các máy bay chiến đấu mà nước này cung cấp cho Ấn Độ, đồng thời Bộ trưởng Esper cũng đang nỗ lực thuyết phục Ấn Độ mua thêm máy bay F-18 của Mỹ thay vì vũ khí của Nga.

Các nhà phân tích cho biết BECA báo hiệu một cấp độ quan hệ mới giữa Mỹ và Ấn Độ, điều này cho thấy rõ về ảnh hưởng của liên minh Mỹ-Ấn trên khắp Nam Á.

Hiệp ước này là phần kết thúc của một bộ bốn cái gọi là “thỏa thuận quân sự nền tảng” mà qua đó New Delhi và Washington đã cam kết hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau, bao gồm cả việc sử dụng các căn cứ quân sự. 

Hiệp định đầu tiên – Hiệp định An ninh chung về Thông tin Quân sự – được ký kết vào năm 2002, trong khi Bản ghi nhớ Trao đổi Hậu cần và Hiệp định Tương thích Truyền thông và An ninh được tiếp tục vào năm 2016 và 2018.

Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết BECA có thể mở đường cho New Delhi đẩy mạnh việc mua vũ khí từ Washington, vốn dựa vào dữ liệu không gian địa lý và hình ảnh vệ tinh của Mỹ, chẳng hạn như máy bay không người lái giám sát và thậm chí máy bay không người lái vũ trang.

Một tuyên bố của chính phủ Ấn Độ sau cuộc gặp của các bộ trưởng, cho biết hai bên đã thảo luận về “các lĩnh vực hợp tác mới tiềm năng”, trong khi ông Esper hoan nghênh động thái của Ấn Độ vì đã mở rộng lời mời đến Úc cho cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới, cũng như sẽ chào đón sự tham gia của các thành viên “Bộ Tứ” khác, cụ thể là Mỹ và Nhật Bản.

Hoa Kỳ đề nghị hỗ trợ quốc phòng cho Ấn Độ tại biên giới Ấn-Trung

Thỏa thuận này cũng được kỳ vọng sẽ là một động lực thúc đẩy năng lực của Ấn Độ trong khi nước này đang vướng vào xung đột quân sự nghiêm trọng nhất với Trung Quốc cho đến nay, với hàng nghìn binh sĩ từ cả hai nước đối đầu dọc theo biên giới tranh chấp kể từ tháng Năm.Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia ở New Delhi vào ngày 27 tháng 10 năm 2020. (Ảnh của Jewel SAMAD / POOL / AFP / Getty Images)

Không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sắp được giải quyết, mặc dù không có bạo lực bùng phát trong hai tháng qua.

Những diễn biến này có khả năng ảnh hưởng đến phản ứng của Ấn Độ đối với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, đặc biệt là khi mùa đông khắc nghiệt đã bắt đầu ở khu vực Himalaya.

“Mùa đông khiến việc giám sát trên bộ của quân đội chúng tôi rất khó khăn”, một vị thiếu tướng về hưu cho biết. “Tầm nhìn sẽ thấp đến mức quân đội hầu như không thể kiểm tra các hoạt động của Trung Quốc. Trong những thời điểm như vậy, hình ảnh vệ tinh chính xác và giám sát [được cung cấp thông qua] BECA sẽ cho phép chúng tôi không chỉ kiểm tra mà còn có thể phản ứng nhanh hơn”.

Các báo cáo truyền thông Ấn Độ cho biết Mỹ đã phản ứng tích cực trước các yêu cầu của Ấn Độ về hỗ trợ hậu cần, để giúp nước này bố trí binh sĩ ở khu vực Ladakh trong suốt mùa đông – nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới âm 40 độ C. 

Nhà báo quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla trong một hội thảo trên web vào đầu tháng này cho biết Mỹ đã “đề nghị hỗ trợ phía Ấn Độ” ít nhất bốn lần, ngoài việc chia sẻ thông tin tình báo thường xuyên.

Mỹ đã ủng hộ lập trường của Ấn Độ về mặt chính trị, hồi đầu tháng này ông Pompeo nói rằng Ấn Độ “hoàn toàn cần Mỹ làm đồng minh và đối tác của họ trong cuộc chiến này”, vì Trung Quốc đã “tích lũy lực lượng khổng lồ” để chống lại Ấn Độ. 

Mỹ cũng đã “phản đối mạnh mẽ” các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, chỉ trích “nỗ lực đơn phương nhằm thúc đẩy yêu sách lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược” của Bắc Kinh.

Hai Bộ trưởng Pompeo và Esper sẽ dành hai ngày ở New Delhi trong khuôn khổ chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày, trong đó họ cũng sẽ đến thăm Sri Lanka, Maldives và Indonesia. 

Cuộc hội đàm này là lần thứ ba đối với các cuộc thảo luận cấp cao như vậy – cuộc đối thoại 2 cộng 2 đầu tiên được tổ chức tại New Delhi vào tháng 9 năm 2018, trong khi một phiên khác được tổ chức tại Washington vào tháng 12 năm ngoái.

Thiện Nhân – Theo SCMP