Một số báo VN bị phạt tiền, đình bản

Cac Bai Khac

No sub-categories

Một số báo VN bị phạt tiền, đình bản

BBC
16/11/2017

báoBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBáo điện tử Người Đưa Tin bị phạt 140 triệu đồng
Việc các tờ báo, trang tin điện tử bị phạt tại Việt Nam “là điều không mới mẻ”, một nhà báo nhận xét với BBC.
Tuy nhiên, các báo bị phạt “không dám khiếu nại, khởi kiện quyết định của Bộ Truyền thông” dù quyết định phạt có thể không thỏa đáng, nhà báo Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói với BBC.
Hôm 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định đình bản ba tháng tạp chí điện tử Nhà Quản Lý vì “đã đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?” ngày 21/8/2017″.
Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông nói trong bài viết trên của tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý “có thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính.”
Cùng thời điểm, chuyên trang Quản Lý Bán Lẻ của tạp chí này cũng bị thu hồi giấy phép hoạt động.
HOANG DINH NAM/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Trước đó, hôm 10/11, Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt hành chính, đình bản ba tháng đối với báo điện tử Người Đưa Tin vì chuyên trang Phụ Nữ & Đời Sống (tên miền phununews.vn) của báo này “vi phạm quy định”, kèm thêm khoản tiền phạt hành chính 140 triệu đồng.
“Việc phạt các tờ báo, trang tin là điều không mới mẻ tại Việt Nam,” nhà báo Mai Quốc Ấn nói. “Một loạt các tờ báo, trang tin bị Bộ Thông tin và Truyền thông phạt nặng vừa qua là kết quả của một quá trình thanh tra.”

Quyết định xử phạt ‘khó hiểu’

Quyết định xử phạt tuy dựa trên kết quả thanh tra, nhưng nhà báo Mai Quốc Ấn cho rằng giới chức đưa ra những mức phạt không thuyết phục, thậm chí “khó hiểu”, nhất là trong trường hợp tạp chí Nhà Quản lý.
“Mức phạt dành cho tạp chí Nhà Quản Lý là khó hiểu nhất. Tôi xem bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?” thấy không có gì là sai sự thật cả. Ngay từ tựa bài đã là một câu hỏi, không phải là câu khẳng định để “quy tội”.”
Tuy nhiên, quyết định phạt dường như được các báo đương nhiên chấp nhận, theo nhà báo Mai Quốc Ấn.
“Đa số các tờ báo, trang tin tại Việt Nam hiện nay chưa quen, hay nói chính xác là không dám khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính từ Bộ Thông tin và Truyền thông.”
“Vấn đề lớn nhất của báo chí Việt Nam là sự không rõ ràng trong việc phân loại đâu là báo chính thống, đâu là báo lá cải. Tất cả đều là “báo chính thống” song nhiều tờ báo, trang tin lại có thông tin rất lá cải,” ông Mai Quốc Ấn nói thêm.
Trong các vụ xử phạt báo chí trước đây, đáng chú ý là vụ phạt báo Người Cao tuổi hồi đầu năm 2015.
Khi đó, kết quả mà thanh tra của Bộ Thông tin, Truyền thông nói rằng báo này có các sai phạm như ‘cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, và danh dự, nhân phẩm của cá nhân’, ‘đưa thông tin suy diễn, sai sự thật, ‘có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước’.
Trang Người Cao tuổi sau đó bị thu hồi tên miền, và Tổng biên tập Kim Quốc Hoabị thu hồi thẻ nhà báo, cách chức, thậm chí còn bị khởi tố tuy vụ án sau đó có quyết định đình chỉ từ Tòa án Tối cao.