AMTI: Một năm xây dựng cơ sở của Trung Cộng tại Biển Ðông – Phạm Ðức Duy
Sự chú ý của quốc tế đã biến mất khỏi cuộc khủng hoảng từng diễn ra ở Biển Đông trong năm 2017, nhưng hiện tình hình tại đây vẫn không thay đổi. Trong khi theo đuổi sự tiếp cận ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đáng kể tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. TC đã hoàn thành các hoạt động nạo vét và bồi đắp để tạo ra bảy hòn đảo mới ở Trường Sa vào đầu năm 2016 và dường như đã ngừng các hoạt động này để mở rộng các hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa vào giữa năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn theo đuổi thúc đẩy giai đoạn tiếp theo, đó là xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết trên các tiền đồn lớn hơn để biến những nơi này thành các căn cứ hải quân và không quân toàn bị.
Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) đã xác định được tất cả các cơ sở dài hạn mà TC hoàn thành hoặc bắt đầu kể từ đầu năm. Các cơ sở này bao gồm các tòa nhà khác nhau, từ các khu vực lưu trữ dưới lòng đất và các tòa nhà hành chính để radar lớn và mảng cảm biến (sensor). Các cơ sở này chiếm khoảng 72 mẫu Anh (290.000 mét vuông) trên các đảo Đá Chữ Thập Fiery Cross, Subi và Vành Khăn Mischief Reefs ở Trường Sa, North, Tree, và quần đảo Triton ở Hoàng Sa . Ðó là chưa kể các cấu trúc tạm thời như các thùng chứa hoặc nhà máy xi măng, hoặc các công trình chẳng hạn như bồi đắp đất và trồng cỏ tại các tiền đồn mới.
Fiery Cross Reef / Đá Chữ Thập
Theo AMTI, đảo Fiery Cross (Đá Chữ Thập) được TC xây dựng nhiều nhất trong năm 2017, với trên 27 mẫu Anh (khoảng 110.000 mét vuông), bao gồm việc hoàn thành các nhà chứa máy bay lớn hơn cùng với những phi đạo, các cấu trúc ngầm dưới đất rất lớn ở phía nam của hòn đảo có khả năng chứa bom, đạn dược hoặc thiết bị truyền tin và cảm quan lớn ở cuối phía đông bắc của hòn đảo, các thiết bị radar, thông tin liên lạc khác nhau lan rộng khắp đảo và các hầm trú ẩn cho^’ng các hỏa tiễn ở phía nam.
Các đường hầm ngầm lớn mà AMTI đã xác định lúc trước trong năm nay rất có thể là các kho chứa đạn dược và các thứ khác đã được hoàn tất và chôn dấu. Các kho này nối liền với các công trình ngầm khác được xây dựng trước đây trên đảo bao gồm những hầm dự trữ nước và nhiên liệu.
Ngoài các cơ sở đã được xác định khi trước tại Đá Chữ Thập Fiery Cross, trong vài tháng gần đây TC đã xây dựng một dãy radar tần số cao ở phía bắc đảo, bao gồm một cột thẳng đứng, tương tự như các cột được dựng lên tại bãi san hô Cuarteron Đá Châu Viên vào năm 2015. Ðài radar tần số cao này nằm bên cạnh hệ thống truyền tin và sensor cảm biến lớn được hoàn thành trước đó trong năm (bãi radomes trong hình dưới đây).
Subi Reef / Đá Xu Bi
Bãi Đá Xu Bi Subi Reef cũng có những hoạt động xây dựng đáng kể vào năm 2017 với các tòa nhà building bao phủ khoảng 24 mẫu Anh (hoặc 95.000 mét vuông) bao gồm các cơ sở lưu trữ ngầm giống hệt như ở Fiery Cross Đá Chữ Thập, cũng như các nhà chứa máy bay, các hầm chống tên lửa, các thiết bị radar / truyền tin và một hệ thống ăng ten tần số cao đã được xác định trước đó để dùng vào các mục tiêu tình báo ở cuối phía tây nam của hòn đảo.
Giống như ở Fiery Cross Đá Chữ Thập, các đường hầm lưu trữ mới tại Bãi Đá Xu Bi Subi đã được hoàn thành và che dấu trong vài tháng gần đây. Những đường hầm này nối với các cấu trúc ngầm khác trên đảo, trong đó gồm các kho lưu trữ lớn ở phía bắc.
TC đã sẵn sàng tăng cường hệ thống radar và khả năng tình báo của mình tại Bãi Đá Xu Bi Subi Reef. Kể từ giữa năm nay, Beijing đã xây một cái trông giống như một cái “chuồng voi” (elephant cage) thứ hai nằm cách cái đầu tiên chưa đầy 500 mét về phía tây, cũng như một dãy radomes ở cuối phía nam của căn cứ, trông có vẻ tương tự, nhưng nhỏ hơn so với hệ thống ở Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef.
Mischief Reef / Ðá Vành Khăn
Năm nay nhiều tòa nhà được xây cất trên 17 mẫu Anh (68.500 mét vuông) ở Bãi Ðá Vành Khăn Mischief Reef. Cũng giống như ở Bãi Đá Chữ Thập Fiery Cross và Subi, có cả những kho chứa đạn dược và các vật liệu khác dưới lòng đất, nhà chứa máy bay, hầm tránh tên lửa, các hệ thống radar và truyền thông mới.
Các đường hầm lưu trữ mới tại Mischief đã được hoàn thành trong vài tháng qua và đã được dấu kín, kết nối với các cấu trúc ngầm được xây dựng trước đây ở phía bắc.
Ngoài các cấu trúc đã được xác định trước đây, TC đã bắt đầu xây dựng the^m các hệ thống radar và truyền thông mới ở phía bắc căn cứ.
TC vẫn tiếp tục xây dựng, mặc dù với quy mô nhỏ hơn, ở các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa trong năm 2017, nhiều nhất là ở các đảo Bắc, đảo Cây và Tri Tôn.
Tree Island
Giống như ở đảo Bắc, công việc nạo vét và khai hoang ở đảo Cây Tree Island vẫn tiếp tục vào giữa năm 2017. Tổng cộng, TC đã xây dựng các cơ sở bao gồm khoảng 1,7 mẫu Anh (6.800 mét vuông) bao gồm một sân bay trực thăng mới bên cạnh bến cảng cũng như hệ thống năng lượng mặt trời và một cặp turbines chạy bằng gió ở bờ phía bắc của đảo.
North Island
Trước đó, TC đã cố gắng kết nối Đảo Bắc với đảo Middle Island lân cận, nhưng đã từ bỏ dự án này sau khi chiếc cầu đất đã bị bão tàn phá vào tháng 10 năm 2016 sau ngày hoàn tất. Đầu năm nay, TC đã xây một bức tường bảo vệ xung quanh mảnh đất khai hoang còn lại tại phía nam của đảo Bắc và một tòa nhà hành chính rộng lớn.
Đảo Tri Tôn Triton Island
Một vài tòa nhà đã được hoàn thành trong năm nay trên Đảo Tri Tôn, bao gồm hai tháp radar lớn. Ðiểm đáng ghi nhận là Đảo Tri Tôn là đảo phía cực tây nam của quần đảo Hoàng Sa Paracels và vùng biển chung quanh đó là nơi đã xảy ra một số đụng chạm gần đây giữa TC và Việt Nam, cũng như nhiều hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ.
Đảo Phú Lâm Woody Island
Đảo Phú Lâm Woody là đảo tự nhiên lớn nhất trong cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nay đã thành trụ sở quân sự và hành chính của TC ở Biển Ðông. Những diễn tiến tại đảo Phú Lâm Woody thường xảy ra trước so với các đảo Ðá Chữ Thập Fiery Cross, Subi và Khăn Vàng Mischief ở Trường Sạ Không có một công trình xây dựng mới đáng kể nào tại đây trong năm nay, nhưng TC đã có hai hoạt động khai triển không quân đầu tiên và có thể sẽ có nhiều hoạt động nữa tại ba căn cứ không quân khác trên quần đảo Trường Sa xa hơn một chút về phía nam.
Đầu tiên, vào cuối tháng 10, quân đội TC đã phát hành những hình ảnh cho thấy các chiến đấu cơ J-11B đã được đem đến đảo Phú Lâm Woody để tập trận. Đây là lần đầu tiên việc các J-11 đến đảo Phú Lâm được xác nhận. Ðiều này chứng tỏ là lúc trước Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI dựa vào tin tức của sự có mặt các chiến đấu cơ cũ hơn J-10 trước đây trên các quần đảo trong vùng đã đánh giá hơi thấp khả năng chiến đấu của TC từ các căn cứ ở Biển Đông.
Sau đó, vào ngày 15 tháng 11, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI đã phát hiện ra một số máy bay lớn có vẻ như là máy bay vận tải Y-8, có khả năng thu thập tin tức tình báo điện tử. AMTI trước đó lưu ý rằng các nhà chứa máy bay lớn hơn được xây dựng tại mỗi căn cứ không quân trên quần đảo Trường Sa có thể đáp ứng cho các máy bay Y-8. Ðiều này có thể là một dấu hiệu cho những sự việc sắp tới.
https://amti.csis.org/constructive-year-chinese-building/
A Constructive Year for Chinese Base Building
Published: December 14, 2017
Phạm Ðức Duy dịch – 17-12-2017