Một cái nhìn thoáng qua về nền kinh tế giữa Bắc Hàn và Nam Hàn – Nhữ Đình Hùng
Cũng như Việt Nam, Hàn-quốc là một quốc-gia có biên giới chung với Trung-quốc, cũng như Việt -Nam, Hàn-quốc cũng chịu ảnh-hưởng của văn-hoá Trung-hoa và cũng như Việt-Nam, Hàn quốc đã là một quốc-gia bị nước ngoài xâm lược: Việt Nam bị nước Pháp xâm lược ở cuối thế kỷ XIX trong khi đó, Hàn-quốc bị Nhật Bản xâm-lược vào năm 1905.
Nếu như Việt Nam đã chịu đựng một thời kỳ Pháp thuộc kéo dài cả trăm năm, Hàn quốc chỉ bị Nhật chiếm đóng có 40 năm. Năm 1945, cùng với việc Nhật bại trận trong đệ nhị thế-chiến, Hàn quốc được giải-phóng, tuy trên hình thức là thống nhất nhưng trên thực tế, nước này đã bị chia đôi ở vĩ tuyến 38, từ vĩ tuyến 38 về phiá bắc, Hàn quốc đặt dưới sự kiểm soát của quân-đội liên-sô và từ vĩ tuyến 38 trở về phương nam do quân đội Mỹ và đồng-minh tây-phương kiểm soát. Từ năm 1950 đến 1953, đã có một cuộc chiến xảy ra giữa những người theo cộng sản chủ nghĩa và những người theo tự do dân chủ. Những người theo cộng-sản đã có sự ủng hộ của liên-sô và nhất là của chí-nguyện-quân Trung-Cộng, đã đây những người theo tự do dân-chủ xuống đến mũi cực nam của Hàn-quốc, may nhờ có sự can-thiệp và phản-công của quân-đội Mỹ, đã đẩy lùi cộng sản Hàn-quốc về phía bắc vĩ-tuyến 38. Một thoả-hiệp ngừng bắn đã đạt tới với vĩ tuyến 38 làm đường ranh ngưng bắn với một lực lượng quốc tế kiểm soát đặt bàn doanh ở Bàn Môn Điếm. Từ đó Bắc Hàn xây dựng một thể chế cộng-sản còn Nam Hàn theo thể chế tự-do dân-chủ. Nhắc lại vĩ tuyến 38 chỉ là đường ranh giới đình chiến nghĩa là trên nguyên-tắc, tình trạng chiến-tranh vẫn chưa kết thúc giữa hai bên Hàn quốc Tuy vậy, Bắc Hàn và Nam Hàn đã tôn trọng tình trạng hưu chiến và cà hai bên đã có thể xây dựng và phát triễn lãnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát. Đường ranh giới ngừng bắn cũng đã trở thành đường ranh giới của hai tình trạng kinh tế khác biệt nhau, Bắc Hàn theo nền kinh-tế chỉ huy, hoạch định trong khi Nam Hàn Theo nền kinh tế tự do!
Trong những năm đầu tiên, không có nhiều khác-biệt về kinh tế giữa hai miền. Sau những tàn phá của chiến tranh, cả hai bên đều phải xây dựng lại đất nước từ số không. Bắc Hàn có sự chi-viện của Liên-Sô còn Nam Hàn có sự viện-trợ của Mỹ.. Sự khác biệt chỉ thấy rõ kể từ thập niên 90 trở đi trong khi Nam Hàn đi vào kỹ nghệ hoá với các đầu tư của nước ngoài trong khi Bắc Hàn tiếp tục tự lực cánh sinh!
Lợi tức đầu người giữa Nam Hàn (Corée du Sud) và Bắc Hàn (Corée du Nord)
nguồn: https://asialyst.com/fr/wp-content/uploads/2018/02/corees-revenu-par-habitant.jpg
Nếu như người ta có thể dễ dàng xếp Nam Hàn vào hàng ngũ các quốc-gia kỹ-nghệ và đang tiến vào giai-đoạn hậu kỹ-nghệ, người ta khó có thể xếp hạng cho Bắc Hàn. Bởi vì nếu như Bắc Hàn không có các kỹ-nghệ để sản xuất các hàng hoá cần dùng cho đời sống thường ngày của người dân, Bắc Hàn lại đã có thể sản xuất các trang bị cho quân-đội, các vũ-khí nhất là các loại hoả tiễn di hành và đạn đạo tầm ngắn, tầm vừa và tầm xa, bom nguyên tử và có thể cả bom nhiệt hạch tâm Bắc Hàn có phải là một quốc-gia kỹ-nghệ hoá? Điều có thể nói là kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh-đạo Bắc Hàn, các kiểm soát trong lãnh-vực kinh-tế đã được thả lỏng, đời sống người dân đã bớt cực khổ so với thời kỳ trước khi Kim Jong-un nắm quyền Đã có những khu kỹ-nghệ được lập ra trong vùng biên giới bắc Hàn và Trung Hoa và trong vùng phi quân-sự – khu kỹ-nghệ Kaesong – nơi xử dụng trên 40.000 công-nhân Bắc Hàn với sự đầu tư của hàng trăm doanh nghiệp Nam Hàn. Khu vực này đã bị đóng cửa vào năm 2016, dưới thời nữ tổng-thống Park Geung-hy. Tuy vậy, trị giá xuất cảng của Bắc Hàn ước lượng 7 tỉ Mỹ Kim, mới tròm trèm giá trị ba ngày xuất cảng của Nam Hàn.
Vào đầu năm 2018, đã có một số biến-chuyển được đánh giá ‘tích-cực’ từ phiá Bắc Hàn trong đó có việc gặp gỡ giữa cấp lãnh-đạo cao nhất giữa Bắc Hàn và Nam Hàn. Những tin tức về việc sẽ có gặp gỡ giữa Kim Jung-un và Donald Trump có thể đem lại những biến chuyển quan-trọng về kinh-tế ở Bắc Hàn. Liệu rằng Kim Jung-un có là một ‘Đặng Tiểu Bình của Bắc Hàn’?
Nhữ Đình Hùng/ 21.05.2018
nguồn: https://asialyst.com/fr/2018/02/16/autre-coree-quelle-trajectoire-commerciale-pour-pyongyang/