Máy bay ném bom Trung Cộng hạ cánh ở Hoàng Sa
Đảo Woody (ảnh AFP) |
Vũ Ngọc Yên (Danlambao) – Bất chấp phản đối của quốc tế, Trung cộng (TC) tiếp tục gia tăng các hành động quân sự tại Biển Đông.Ngày 19.05.2018 Không quân Trung cộng lần đầu tiên đã cho máy bay dội bom hạ cánh xuống đảo Woody (Phú Lâm),đảo lớn nhất của quần đảo Paracel-Hòang Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hoà mà TC đã chiếm đoạt bất hợp pháp vào năm 1974.
Dựa trên các dữ kiện nghiên cứu của tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải Á châu Asia Maritime Transparency Initiative-AMTI, Đài phát thanh Anh BBC đã loan tin trên. Từ lâu các chiến đấu cơ TC thường xuyên hạ cánh xuống các căn cứ quân sự trên các đảo mà TC bồi đắp, nhưng chưa bao giờ bố trí máy bay mang bom. Theo AMTI, máy bay H-6K là máy bay ném bom tiên tiến nhất của TC có khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh để thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ hoặc các tàu chiến. Giới phân tích nước ngoài nhận định máy bay H-6K có tầm hoạt động khoảng 3.500km trong khi các hỏa tiễn CJ-10 của TC có tầm hoạt động tối thiểu là 1.500km. Trước đó báo nhà nước China Daily hãnh diện cho biết TC đã đưa H-6K vào các cuộc tập trận ngoài biển cũng như đã thiết lập từ đầu tháng 5.2018 các dàn hoả tiễn trên các đảo Atolle Fiery Cross,Subi và Mischief có khả năng bắn chính xác máy bay, tầu bè ở Biển Đông.
Biển Đông thuộc Thái Bình Dương nằm trong vùng tranh chấp giưã Trung cộng, Việt Nam,Mã Lai, và Phi luật Tân. Trung cộng ngang nhiên tự nhận quyền chiếm hữu 80 % diện tích 3,5 triệu cây số vuông.Biển Đông có nhiều tài nguyên và lượng hàng tầu bè vận chuyển trị giá trên 5000 tỷ USD mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng lượng hàng thế giới giao dịch qua hàng hải.
Các căn cứ quân sự của Trung cộng ở Biển Đông (ảnh AP)
Phản ứng các quốc gia trong vùng
Qua việc bố trí máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm, TC không chỉ biểu hiện sự răn đe các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương mà còn tái khẳng định dã tâm độc chiếm Biển Đông.
Bộ ngoại giao Phi Luật Tân lên tiếng phản đối hành động khiêu khích của TC và công bố sẽ có biện pháp ngoại giao để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Nhà cầm quyền Hà Nội đến nay chỉ nhắc nhở TC nên lưu ý đên thông cáo chung mà TC đã thoả thuận với Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA Asean vào tháng 11.2017
Trong lúc TC đưa máy bay chiến lược vào các căn cứ quân sự ở Biển Đông, thì Mỹ một mặt tuyên bố động thái mới của TC làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực, nhưng mặt khác cho biết sẽ không để 2 máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52 bay qua bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh đã dự trù giữa nhà lãnh đạo Hàn cộng Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump để phản đối các cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Nam Hàn và Mỹ. Nam Hàn và Nhật Bản cũng đã đồng ý quyết định của Mỹ.
22.05.2018