Mạn bàn Nguyên nhân Lạm phát Hoa Kỳ của Bernie Sanders

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mạn bàn Nguyên nhân Lạm phát Hoa Kỳ của Bernie Sanders

Đỗ Ngọc Hiển – Cựu giáo sư Kinh tế trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam

(Một góc nhìn)

MỞ ĐẦU.

Nhân dịp người viết nghe cuộc họp “Gặp nhà báo” (Meet the Press) do nhà báo Chuck Todd tổ chức trên đài số 4-NBC lúc 8 giờ sáng ngày Chủ nhật 16 tháng 10/2022 khi phỏng vấn ông Bernie Sanders, thượng nghị sĩ nhóm Độc Lập. Ông Sanders nói, tuy là đảng viên nhóm Độc lập, nhưng đồng quan điểm về nguyên nhân lạm phát tại Hoa Kỳ với đảng Dân chủ. Sanders cho rằng nguyên nhân chính lạm phát Hoa Kỳ là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và cho rằng lạm phát Hoa Kỳ còn thấp, khoảng 8,1% vào cuối tháng 9/2022 thấp hơn lạm phát ở Âu châu trong nhiều quốc gia như Pháp, Ý và Đức v..v.. ở mức 12% hay cao hơn. Quý vị cũng nên nhớ rằng Bernie Sanders là chính trị gia cấp tiến, nghiêng nặng về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi so sánh lạm phát Hoa Kỳ và Âu Châu, ông ngụ ý Hoa Kỳ còn may mắn hơn là Âu Châu. Đây chỉ là lý luận cố chấp và ngu xuẩn.

I/ Định nghĩa Lạm phát.

Nói nôm na Lạm phát là “Quá nhiều tiền theo đuổi ít tài hóa” (Too much money chasing few goods) nghĩa là “Giá cả tổng quát bình quân gia tăng” đo bằng chỉ số giá tiêu thụ (Consumer-Price Index) do bộ lao động thiết lập. Tỷ lệ lạm phát hay gia tăng giá 8.1% chỉ là bình quân, tỷ lệ gia tăng giá cả của các nhu cầu thiết yếu như xăng dầu (xăng thường) từ 2.5 đô la cuối năm 2020 lên 6.5 đô la hiện nay tức xấp xỉ 150%, thực phẩm 15% tiền thuê nhà cửa 15% v..v…Lạm phát làm giảm mức sống của toàn thể dân chúng với mức độ khác nhau vì mãi lực (purchasing power) của đồng đô la giảm sút. Nạn nhân của gia tăng giá cả là tuyệt đại đa số giới trung lưu và dưới trung lưu, đặc biệt những người có lợi tức (tiền lương) cố định như nhân viên công và tư chức, cảnh sát, quân đội và những người về hưu hưởng tiền an sinh xã hội (Social Security Benefit). Trên nguyên tắc căn bản lạm phát phải được duy trì qua thời gian ở mức thấp nhất 0%, mức lý tưởng, nhưng không thực tế, không bao giờ đạt được ở bất cứ nền kinh tế nào ngay khi nền kinh tế có toàn dụng nhân công, nghĩa là khi tổng sản lượng quốc gia (GDP) ở mức cao nhất, chúng ta phải chấp nhận mức lạm phát 2% vì khi có toàn dụng nhân công, sản phí sẽ tăng, đặc biệt là chi phí nhân công (cost-push) do các nghiệp đoàn công nhân áp lực.

II/ Lý thuyết nguyên nhân lạm phát.

Trong kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) các kinh tế gia đề ra hai lý thuyết nguyên nhân lạm phát

1-Lạm phát vì số cầu kéo (Demand-pull Inflation)

Số cầu tượng trưng cho giới tiêu thụ, chính quyền và giới đầu tư trong phương trình Y tổng sản lượng quốc gia (GNP) thì bằng chi tiêu tư nhân (Consumption) + chi tiêu chính quyền (government) + chi tiêu các nhà đầu tư (Investment) (Y=C+G+I) nghĩa là ba thực thể này tạo ra số cầu tổng thể (Aggregate Demand) tổng sản lượng quốc gia.

Câu hỏi ở đây là thực thể nào có nhiều tiền chi tiêu bừa bãi, kém hiệu năng. Chắc chắn không phải là chi tiêu tư nhân (C) , vì có lợi tức hằng năm cố định, không cho phép chi tiêu bừa bãi, cũng không phải là các nhà đầu tư (I) vì muốn kiếm doanh lợi tối đa nên phải đầu tư cẩn thận và khôn ngoan. Thủ phạm chính yếu chi tiêu bừa bãi là chính quyền (G) vì họ coi là “tiền chùa” và “cha chung không ai khóc”. Quý vị cũng cần lưu ý đến “Hiệu ứng số nhân” (Multiplier Effects). Một ngàn đô la công chi thêm tạo ra một tổng số chi tiêu gấp 5 lần tức là 5000 đô la khi khuynh hướng tiêu thụ biên tế là 20% (Marginal Propensity to Consume). Những chi tiêu của chính phủ gần đây gồm:

 Nuôi gần 3 triệu người di cư bất hợp pháp, những người này không tạo ra tài hóa mà ngược lại tiêu thụ một số tài hóa và dịch vụ đáng kể dành cho giới tiêu thụ tư nhân Hoa Kỳ.

 Khối kích cầu 2000 đô la cho người lớn và 500 đô la cho trẻ em.

 Chương trình “cứu nguy kinh tế” qua sắc luật ký tháng 4/2021 với trị giá 1.9 ngàn tỷ đô la nhằm trợ giúp giới tiểu thương và các công ty nhỏ.  Chương trình “Tái thiết và Hạ tầng cơ sở” trị giá 1.2 ngàn tỷ để tái thiết hạ tầng cơ sở, đưa lại công ăn việc làm, nhưng tiếc thay chỉ có chừng 500 triệu 3 đô la chi tiêu đúng mục tiêu, đa số còn lại 700 tỷ đô la xài phí phạm tầm bậy, như xây dựng những trạm sạc điện cho xe chạy điện, giảm tai nạn xe cộ, giải quyết tình trạng ô nhiễm qua chương trình năng lượng xanh v..v…

 Chi tiêu một số tiền lớn sản xuất và mua súng đạn giúp Ukraine, lên tới 17 tỷ đô la đến nay. Đây là chi tiêu cần thiết và chính đáng, nhưng trên phương diện kinh tế tạo ra áp lực lạm phát vì những công nhân này không tạo ra tài hóa tiêu dùng mà khí giới gửi cho Ukraine. Tóm lại, tổng chi tiêu của chính phủ (Government Expenditures) của Joe Biden trong hơn một năm ước tính 5 ngàn tỷ đô la, một nhân tố khủng khiếp gây áp lực lạm phát. Thưa quý vị đồng hương, chi tiêu của chính phủ nằm trong vế “Nhiều tiền” trong phương trình lạm phát “Nhiều tiền-Ít tài hóa” Vế thứ hai “Ít tài hóa” tại sao xảy ra trong gần hai năm qua dưới chính quyền Joe Biden ?

2-Lạm phát vì sản phí đẩy (Cost-Push Inflation) Sản phí (Production costs) do giới sản xuất tức doanh nhân gánh chịu và giới sản xuất tượng trưng cho số “Cung” tài hóa. Giới doanh nhân là cổ máy tạo ra công ăn việc làm, sản xuất ra tài hóa cho thị trường tiêu thụ. Các doanh nhân vận dụng và điều phối các yếu tố sản xuất (Production Factors) gồm nhân công (Labor) tiền bạc (Capital), dụng cụ máy móc (Machine và Equipment) đất đai (Land) tài nguyên kinh tế (Natural Resources) và tài quản trị (Entrepreneurship) để tạo ra tổng sản lượng quốc gia (Gross National Products-GNP). Vậy họ gặp trở ngại gì mà sản xuất ít tài hóa trong vế thứ hai của phương trình lạm phát “Nhiều tiền-Ít tài hóa”.

a. Năng lượng xăng dầu Thưa quý vị người đọc, yếu tố sản xuất nào hay sản phí nào là vũ khí chiến lược trong tiến trình sản xuất từ xưa đến nay? Chắc quý vị đã có câu trả lới. Đó là năng lượng xăng dầu. Xăng dầu trong nền kinh tế cũng như máu trong cơ thể. Không có xăng dầu không có nền kinh tế nào tồn tại, chưa nói đến phát triển. Không có gì không cần đến chuyên chở trong hoạt động sản xuất tài hóa, từ nguyên liệu đến thành phẩm. Hoa Kỳ, ngoại trừ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump đã tự túc được xăng dầu mà còn dư để xuất cảng, đạt ngôi vị quốc gia đứng đầu sản xuất xăng dầu, vượt Nga và OPEC. Hoa Kỳ nhập cảng khoảng 15% tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa trong đó 8% từ Nga, phần còn lại từ OPEC.

Người viết thật ngạc nhiên, một vũ khí sản xuất chiến lược như vậy mà các nhà lãnh đạo, kinh tế gia và các nhà hoạch định kinh tế Âu Châu không nhận biết để tùy thuộc vào Nga 45% tổng nhu cầu nội địa xăng dầu và khí đốt nhập cảng. Còn ở Hoa kỳ Joe Biden hủy bỏ dự án Keystone XL, chuyển dầu thô từ Canada tới Texas để chế biến và cấm khai thác dầu qua phiến đá đen ở lục địa và thềm lục địa. Và hậu quả tai hại nhãn tiền là nạn lạm phát ở Âu Châu hiện nay. Thưa quý vị người đọc, có những yếu tố nội tại (Indigenous factors) có thể kiểm soát được bởi chính quyền và những yếu tố ngoại vi (Exogenous factors) không thể kiểm soát được đối với nạn lạm phát. Người viết hoàn toàn phản bác lời tuyên bố của thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Joe Biden và đảng Dân chủ cho rằng lạm phát ở Âu Châu và Hoa Kỳ là do cuộc chiến Nga-Ukraine. Theo quan điểm người viết, lạm phát ở Âu Châu xảy ra là vì yếu tố ngoại vi không thể kiểm soát được đó là chiến tranh Nga-Ukraine, do quá lệ thuộc vào Nga về xăng dầu, nhất là khí đốt. Còn lạm phát ở Hoa Kỳ là do yếu tố nội tại, đó là các chính sách tài chánh và tiền tệ ngu xuẩn của Joe Biden khi ký các sắc lệnh hành pháp bãi bỏ các chính sách kinh tế đúng đường và hiệu quả của Donald Trump ngay sau ngày nhậm chức tổng thống. Như đã nói ở trên Hoa Kỳ chỉ nhập cảng 8% tổng nhu cầu xăng dầu nội địa từ Nga, làm sao tạo ra áp lực lạm phát được.

b. Yếu tố thứ hai tạo ra ít tài hóa theo người viết, là việc Joe Biden bỏ sắc lệnh tăng cao thuế suất quan thuế trên hàng nhập cảng do các công ty Hoa Kỳ sản xuất tại Trung Quốc và tái nhập cảng vào thị trường Hoa Kỳ. Sự bãi bỏ này gây ra hệ lụy. Trước hết các công ty Hoa Kỳ sản xuất tại Trung Quốc có lời nhiều hơn vì thuế quan bấy giờ thấp nên không chịu chuyển về nước kinh doanh nhờ nhân công tại Trung Quốc tương đối vẫn còn thấp. Thứ đến các công ty Hoa Kỳ đang kinh doanh trong nước lại chuyển sang Trung Quốc làm ăn để có lời hơn vì lý do trên, “Ít tài hóa” trong nước xảy ra là lẽ đương nhiên. Việc tăng thuế doanh lợi từ 21% lên 28% do Joe Biden áp đặt càng đổ thêm lửa vào lò.

c. Dịch COVID-19 tạo ra thất nghiệp bắt buộc bán phần hay toàn phần tại các công ty lớn nhỏ và tiểu thương vì lệnh hành pháp bắt buộc mọi công nhân phải chích thuốc trừ dịch gây chia rẽ giữa người chịu và không chịu chích với các lệnh hành pháp phức tạp, thay đổi và tiền hậu bất nhất. Thất nghiệp đưa đến giảm tổng sản lượng quốc gia.

d. Sự tắc nghẽn khâu cung ứng tài hóa nhập cảng.

Sự khan hiếm tài hóa sản xuất nội địa phải được bù đắp bằng tài hóa nhập cảng, nhất là từ Trung quốc là hậu quả của Covid-19, nhiều tài xế xe tải độc lập không chịu chích thuốc trừ Covid-19 bỏ nghề, vã lại chi phí xăng dầu tăng quá cao. Một số công nhân bốc dỡ tại thương cảng trong nghiệp đoàn cũng từ chối chích thuốc nên bỏ việc, hoặc chỉ làm bán thời gian. Cũng vì thiếu công nhân bốc dỡ tại các thương cảng hàng trăm tàu chở hàng từ khắp thế giới phải đợi hàng tháng mới được bốc dỡ hàng tại các thương cảng lớn như Long Beach và Los Angeles. Nói tóm lại, tất cả các nguyên nhân trên đây góp phần vào phương trình lạm phát “Nhiều tiền-Ít tài hoá”

III/ So sánh lạm phát giữa Hoa Kỳ và Âu Châu.

Người viết cực lực phản biện lời tuyên bố của Bernie Sanders cho rằng mức lạm phát Hoa Kỳ mới 8.1% chưa bằng lạm phát Âu Châu 12% hay cao hơn ngụ ý Hoa Kỳ còn may mắn và đáng mừng có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ở Âu Châu. Người viết thực sự, thưa quý vị đồng hương, không kềm hãm được sự tức giận để nói lên rằng, mặc dầu thiếu văn hóa, xin quý vị thông cảm “Ông Bernie Sanders, ông học hành đến đâu, làm thượng nghị sĩ liên bang bao lâu rồi và ăn cái gì mà ngu xuẩn đến thế ?” Xin lỗi ông “Người ta ăn phân nhiều, mình cũng phải ăn phân ít hơn à?” Các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia phải có trách nhiệm lo cho dân mình chứ, làm cho dân giàu nước mạnh, tránh những đau khổ vật chất cũng như tinh thần cho dân mình, mặc xác các lãnh đạo quốc gia khác lo cho dân họ. Họ đau khổ mình cũng phải đau khổ theo à? Tóm lại, lạm phát ở Âu châu là do yếu tố không kiểm soát được. Đó là chiến tranh Nga-Ukraine, một yếu tố ngoại vi, còn lạm phát Hoa Kỳ là do yếu tố nội tại có thể kiểm soát được. Đó là những chính sách tài chánh và tiền tệ ngu xuẩn của chính quyền Joe Biden gây ra, trong đó có ông. Ông mê say chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tôi thách thức ông xin làm công dân và sống tại Việt Nam hay Trung quốc, lúc đó ông mới mở mắt ra. Ông chỉ là một trí thức, chính trị gia đang sống trong ảo tưởng.

LỜI CUỐI.

Giải pháp cứu chữa, theo người viết, là biến đổi hai vế của phương trình lạm phát trên thành “Ít tiền-Nhiều tài hóa” Vấn đề chủ yếu ở đây là Joe Biden có 6 muốn làm không, tức là trở lại các chính sách kinh tế hữu hiệu của cựu Tổng thống Donald Trump. Quý vị có nghĩ là Joe Biden sẽ thực hiện không? Người viết chắc chắn 100% là không. Joe Biden, con rối của thế lực trong đảng Dân chủ, chủ mưu là Barack Obama, vì ông này đã nuôi ý định thay đổi và phá tận gốc đất nước Hoa Kỳ. Ngoài ra Joe Biden bây giờ mất trí hoàn toàn rồi, không phân biệt đúng hay sai, vả lại cũng muốn giữ lại một chút sĩ diện chứ, chẳng lẽ chịu bẻ mặt để trở lại áp dụng các chính sách kinh tế của địch thủ không đội trời chung. Để sữa chữa và cứu vớt đất nước Hoa kỳ, quê hương thứ hai của chúng ta, đang trên bờ vực thẳm trên mọi lãnh vực, chính trị, kinh tế, ngoại giao và quốc phòng, người viết thiết nghĩ chỉ có lá phiếu của quý vị mới làm chậm được đà xuống dốc thê thảm của đất nước Mỹ thân yêu. Quý vị đã rõ người viết mong muốn quý vị bỏ phiếu cho ứng viên đảng nào rồi trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 này.

Mong lắm thay!

Kính chào

Đỗ Ngọc Hiển

Garden Grove ngày 17/10/2022

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả