Mâm cỗ cúng ngày Tết của 3 miền
Khám phá mâm cỗ cúng ngày Tết qua ba miền đất nước Việt Nam
Ngày Tết Việt Nam là ngày lễ lớn với nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp truyền từ đời này sang đời khác, trong đó làm mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ba miền Bắc-Trung-Nam với địa lý, khí hậu,… cũng như thói quen rất khác nhau và mâm cỗ ngày Tết ở ba miền đất nước cũng mang đặc trưng riêng biệt.
1. Mâm cỗ cúng ngày Tết miền Bắc:
Ở miền Bắc mâm cỗ ngày Tết truyền thống gồm bốn bát, bốn đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa, … tùy theo từng gia đình. Mâm cỗ bốn bát gồm những món bất di bất dịch như bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát luộc. Ngoài ra tùy gia đình còn có thể thêm những món khác như bánh chưng, dưa hành, giò xào, thịt nấu đông, món nộm, xôi gấc, … là những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc.
Người miền Bắc rất khéo léo trong việc trang trí, bày biện các món ăn trên mâm cỗ cúng thêm màu sắc đẹp mặt như thêm đĩa xôi gấc đỏ tươi như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới hay món nấu, món canh sẽ được rắc những cọng hành lá xanh. Một số gia đình còn còn có chè kho từ lâu đã trở thành món ăn thân thiết, luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa.
2. Mâm cỗ cúng ngày Tết miền Trung:
Ở miền Trung mâm cỗ cúng ngày Tết được bày biện rất cầu kỳ, tỉ mỉ trong cách bài trí món ăn, gồm có các dĩa như dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram… ngoài ra còn có các món như cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết. Mâm cổ cúng Tết ở nhiều gia đình miền Trung còn cúng bánh chưng, bánh tét nhưng khi lên đình chỉ cúng bánh chưng.
Mâm cổ cúng ông bà trong 3 ngày Tết gồm đủ các thành phần như: Thượng cầm: các loại gia cầm biết bay như chim, gà, vịt… Hạ thú: các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà… Rồi các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.
3. Mâm cỗ cúng ngày Tết miền Nam:
Mâm cỗ cúng của người miền Nam khá giản dị và cũng đầy phóng khoáng với các món như: thịt kho hột vịt, thịt kho dưa giá, tai heo ngâm giấm, canh khổ qua, giò bì làm từ thịt nạc trộn bị heo,… các món nguội cơ bản là chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, lòng heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen… các món chính ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dùa tươi. Món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng thường có trên mâm cỗ cúng Tết.
Miền Nam ngày Tết có món bánh tét-biến tấu của bánh chưng với được xắt miếng đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Khác với miền Bắc và miền Trung bát canh măng của người miền Nam được nấu bằng măng tươi thay cho măng khô và thay cho bát canh mọc lại có bát canh khổ qua nhồi thịt.