Lý của kẻ mạnh hay Sóng ngầm biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Lý của kẻ mạnh hay Sóng ngầm biển Đông

«Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng» (La raison du plus fort est toujours la meilleure) là câu mởđầu bài thơ ngụ ngôn «Sói và chiên con» (Le loup et l’agneau) của nhà văn hào Pháp Jean de La Fontaine. Nộidung bài thơ cho thấy lý của kẻ mạnh là con chó sói thật ra chẳng có lý gì cả, mọi luận cứ đều vô lý, phi lý, mọibiện bạch, van nài không tác động mải mai đến dã tâm bạo quyền, chiên con vẫn bị sói xơi tái như thường.Sóng ngầm tuy không thấy, nhưng có thể dựa vào một số yếu tố biểu kiến bất thường như thay đổi khíhậu, dịch chuyển các dòng cuồng lưu, nhiều trận phong ba dồn dập, … các nhà khoa học có thể tiên đoán cơnsóng thần từ hiện tượng El Niño, La Niña; về mặt địa chính trị, biển Đông đang hội tụ nhiều yếu tố thật đángngại dẫn đến các biến động toàn cầu chẳng khác nào cuộc chiến Nga –Ukraine hiện nay.

Luận cứ của Tàu về chủ quyền biển Đông đối với các nước trong khu vực nghĩ thật chẳng khác nào lýluận của loài lang sói, chẳng coi công pháp quốc tế ra gì, mọi phản đối của các nước lân bang chẳng khác nàonước đổ đầu vịt, họ đưa ra bản đồ cổ từ thế kỷ 13 gọi đó là chủ quyền lịch sử, thậm chí nói ngang bướng: «Chủquyền lãnh thổ của Trung Quốc phải do toàn dân Trung Quốc quyết định, không một ai hoặc một tổ chức nàocó quyền phán quyết» (phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 21-12-2015), dựa vào nhữngchứng cớ và lập luận vu vơ như thế mà cho là chủ quyền của mình là không thể chối cãi, đáng sợ thật!Từ đó họ tự vẽ đường ranh giới của mình lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước lân bang (Việtnam, Phi luật tân, Brunei, Mã lai, Nam dương), thường được gọi là đường chín đoạn (cửu khúc tuyến) hay làvùng lưỡi bò, tức có chủ quyền hầu như toàn bộ các quần đảo trong Nam hải, mặc dầu các đảo đó lại cách xaTàu hơn đối với các nước khác, điển hình là vị trí bãi cạn Scarborough 15°11′N 117°46′E, cách đảo lớn nhứtLuçon của Phi 220 km, trong khi cách đảo Hải Nam của Tàu tới 650 km, Tàu hiện coi các đảo hay tài nguyêntrong vùng Nam hải đều thuộc về họ:

Paracels =quần đảo Hoàng sa, Spratlys =quần đảo Trường sa

Thẩm quyền về biển

– Về hải đảo, nơi nào chưa đủ sức xâm chiếm thì đòi hỏi chủ quyền như đảo Sukaku của Nhựt (Tàu gọi làĐiếu ngư) ở biển Đông, đủ sức thì chiếm đóng như ở phía Nam là hai chòm đảo: Hoàng sa (Tàu đánh chiếmcủa Việt Nam cộng hòa hồi năm 1974), chiếm đảo Gạc ma của Việt Nam năm 1988 và Trường sa, hiện đang donhiều nước trong khu vực chia nhau chiếm giữ một số đảo hay bãi đá ngầm, Tàu luôn coi đó là những chiếmhữu trái phép, họ có quyền đòi lại bất cứ lúc nào, xin nhắc lại lời thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu ChấnDân (Liu Zhenmin) lớn giọng: «Chính phủ Trung Quốc có quyền và có năng lực thu hồi các đảo và đá ngầm bịcác nước láng giềng chiếm đóng bất hợp pháp» nhưng Trung Quốc «đã không làm điều đó mà đã tự kiềm chếtối đa». (trong cuộc họp báo (17-11-2015) trước ngày mở ra hai hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila vàASEAN tại Kuala Lumpur), rõ ràng là hàm ý dằn mặt các nước nhỏ đang chiếm giữ một số đảo, biết điều thì

đừng đòi hỏi, tranh cãi linh tinh, có ngày không còn mảnh đất cắm dùi đấy! Nơi nào họ chiếm giữ thì tiếp tụcxây dựng các tiền đồn (xây dựng các phi đạo), họ không ngừng xúc tiến bồi đắp các bãi đá ngầm thành nhữngđảo nổi nhằm nới rộng chủ quyền lãnh hải như các hải đảo thiên nhiên, theo nguồn tin RFI 12/3/2023, trongsuốt 193 ngày (từ tháng 09/2013 đến tháng 06/2014), quanh 5 rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa, Tàu đãbiến đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và Xu Bi từ rạn san hô chìm thành các thực thể đất liền lớn nhất ở BiểnĐông, được trang bị sân bay, hệ thống radar và vị trí tên lửa, ví như «Vạn lý trường thành cát» ở Biển Đông.

Đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, khu vực có tranh chấp, đã được Trung Quốc cải tạo thành căn cứ quân sự. Ảnh chụp ngày 20/03/2022 AP – Aaron Favila
– Về tài nguyên, hệ quả tất nhiên là họ tự cho quyền khai thác, nghênh ngang kéo dàn khoan dầu, đưa tàunghiên cứu hay tàu đánh cá đến bất cứ nơi nào trong vùng lưỡi bò, ngăn cấm tàu bè qua lại một cách tùy tiện,lực lượng hải quân hay giả danh là dân quân biển đã xua đuổi các tàu đánh cá hay tuần tra của các quốc giakhác, hàng năm ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt cá nhiều tháng trời trên Biển Đông, mặt khác họ phản đối, đedọa, quấy nhiễu một số cuộc thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực với các công ty quốc tế, nhiều côngty phải đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng.Ngoài tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng trong khu vực,

Biển Đông còn là tuyến đường giaothông hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, giữa Châu Âu – Châu Á, Trung Đông,riêng đối với Nhựt – một đồng minh chí cốt của Mỹ, theo một ước tính thì có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu được vận chuyển qua khu vực này, việc bảo đảm tựdo lưu thông là vấn đề sinh tử không những đối với các cường quốc trong khu vực mà cho cả thế giới; khi đặtvấn đề an ninh khu vực ở Biển Đông, không thể không nhắc đến Đài loan, tuy không liên quan trực tiếp đến cáccuộc tranh chấp hiện nay nhưng lại là yếu tố then chốt,

Tàu thèm thuồng đảo quốc này vì nó như là khúc xươngchận ngang yết hầu thông ra Thái bình dương của lực lượng hải quân, càng quan trọng không kém đối với Mỹ,ngoài bảo vệ quyền lợi các đồng minh trong vùng, cũng là cách xác định thế thượng phong trên thế giới vì ảnhhưởng của Tàu được bành trướng đồng nghĩa với ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp, điều mà tuyệt đại đa số cácquốc gia trên thế giới không mong muốn minh thị hay mặc thị.

Luôn cho là chủ quyền ở biển Đông và Hoa đông là không thể chối cãi nhưng lại luôn tránh nêu vấn đềtranh chấp biển Đông trước các diễn đàn quốc tế, không thể chối cãi (có căn cứ vững chắc dựa trên luật phápquốc tế) nhưng không dám tranh luận với Phi luật tân trước Tòa án trọng tài quốc tế, phủ nhận phán quyết củaTòa án trọng tài thường trực (PCA -Permanent court of arbitration) hôm 12-7-2016, nội dung vạch ra những saitrái của Tàu, «Tòa nhận định rằng không có bất cứ cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịchsử về các nguồn lợi trong các vùng biển bên trong ‘‘đường 9 đoạn’’.

Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền củaPhi trong vùng đặc quyền kinh tế, Tòa cũng phủ nhận các thực thể «đảo» mà Tàu đòi chủ quyền, tức «không thểtạo ra vùng đặc quyền kinh tế xung quanh», lại còn nêu rõ phán quyết này có tính chung thẩm và ràng buộc(The Award is final and binding, as set out in Article of the Convention and Article 11 of Annex VII).Luôn tuyên bố là muốn có các “giải pháp hoà bình” đối với các vụ tranh chấp nhưng lại cố tình trì hoãnviệc hoàn tất bộ qui tắc ứng xử ở biển Nam hải COC (Code of Conduct in the South China sea) mang tính ràngbuộc pháp lý thay thế cho Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC (Declaration of Conduct ofParties in the South China Sea) – một thỏa thuận chỉ có tính cách hướng dẫn chung chung trên tinh thần tựnguyện như «Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin …, Các bên liên quan chịu tráchnhiệm giải quyết các tranh chấp …, Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạtđộng có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, … », nghĩ thật chẳng khác nào hứa tôn trọng nguyên tắc«sư nói sư phải, vãi nói vãi hay»; về COC mặc dầu đã được các bên (Tàu và Asean) khởi động thương thảo từnăm 2000, đã trên 20 chục năm qua rồi, chưa có một cuộc tranh chấp quốc tế nào nhập nhằng kéo dài như thế,điều này đồng nghĩa với là COC sẽ không bao giờ ra đời, Tàu đã bác bỏ phán quyết của Tòa án trọng tài nóitrên, tức không thừa nhận Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS: The United Nations Conventionon the Law of the Sea). thì làm sao họ chấp nhận thảo luận một văn bản dựa tên Công ước đó.

Chẳng qua là Tàu lợi dụng yếu tố thời gian, càng trì hoãn càng có lợi cho họ, nhiều đảo chìm được bồiđắp thành đảo nổi, bao nhiêu cơ sở quân sự được xây đựng, cần ghi nhận là khi đó Tàu chỉ mới có chiếc hàngkhông mẫu hạm đầu tiên Liêu Ninh (mua của Ukraine và được tân trang) nay thì đã có thêm 2 chiếc tự đóngSơn Đông (2020) và Phúc Kiến (2022), theo Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS): “Con tàu mới đóngnày gần giống với thiết kế hàng không mẫu hạm của Mỹ.”, tuy còn thua xa Mỹ về số lượng và chất lượngnhưng trong khu vực biển Đông thì đây là một lực lượng không thể xem thường, bằng cớ là họ ngày càng tỏ ramạnh dạn khiêu khích tàu chiến và máy bay mỹ, phủ nhận việc Mỹ cáo buộc các thao tác thiếu chuyên nghiệp.Tàu còn khai thác một lợi thế khác, đó là gây chia rẽ hàng ngũ đối phương, khi có tranh chấp,

Tàu chỉ muốn thương thảo song phương, đó là cách lũng đoạn nội bộ các nước trong Khối các nước ĐNÁ ASEAN,nguyên tắc đồng thuận là một cản trở bất lợi cho các nước có vùng biển giáp với Tàu, họ biết ASEAN khôngbao giờ đoàn kết chống họ nhứt là họ luôn có «những con ngựa thành Troie» sẵn sàng hậu thuận quan điểm củahọ như Miên, Lào.Tàu là tổ sư trong chiến thuật tầm ăn lá dâu, họ tuần tự nhi tiến, tiến hai ba bước nếu cần lui một bước gọilà nhượng bộ, mỗi khi nguyên trạng bắt đầu thay đổi, mỗi lần Tàu có động tịnh gì thì nhiều nước nhao nhao lên

tiếng «quan ngại», «không thể chấp nhận được», Mỹ tăng cường tàu, máy bay tuần tra trong hải phận và khôngphận quốc tế, rồi đâu cũng vào đó. Mỹ là nước khả dĩ có đủ khả năng ngăn chận tham vọng bành trướng củaBắc kinh, nhưng rất tiếc mọi động thái từ trước đến nay vẫn giới hạn trong ngôn từ, hầu như lên án lấy lệ, nhưMỹ không tích cực đòi hỏi thực thi phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực về xâm phảm chủ quyền biểnđảo của Phi luật tân, như tránh né các thao tác quân sự cho là thiếu chuyên nghiệp của các chiến hạm hay chiếnđấu cơ của Tàu.

Thật vậy, nhứt cử nhứt động của Tàu đều được Mỹ theo dõi, từ bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, từ đảonhân tạo thành các cơ sở dân sự, từ các cơ sở dân sự thành những căn cứ quân sự, một công trình mới khởi đầuxây dựng mà không ngăn chận thì làm sao phá hủy nỗi một công trình đã được xây dựng kiên cố?Nghĩ cho cùng, Tàu sở dĩ đủ sức mạnh diệu võ dương oai như hiện nay là do Mỹ, bắt đầu từ toan tínhdung dưỡng con quái vật da vàng để kềm chế Liên Xô -Thủ lãnh khối Cộng sản, kẻ thù chính đang đương đầuvới Mỹ thời đó, Nixon bắt tay Mao Trạch Đông năm 1972 ở Bắc kinh, bỏ rơi Trung Hoa dân quốc (Đài loan)của Tưởng Giới Thạch, công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo, bỏ rơi đồng minh Việt nam cộng hòa, hạm đội Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước việc Tàu xâm chiếm Hoàng sa của ViệtNam cộng hòa năm 1974, thậm chí không đáp ứng lời kêu cứu khẩn cấp của hải quân đồng minh lâm nạn,không phản ứng nào khi chiếm một số đảo ở Trường sa trong đó có đảo Gạc ma của Việt Nam năm 1988, dửngdưng trước việc chiếm cứ vùng đá Vành khăn thuộc Phi luật Tân vào đầu năm 1995, thứ đến là yểm trợ Tàu gianhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) vào năm 2000 với toan tính là giúp

Tàuhội nhập vào thế giới dân chủ tự do, lợi dụng mọi ưu đãi giao dịch dành cho một nước đang phát triển, Tàu từmột nước đứng hàng thứ 6 thế giới với tổng sản lượng quốc gia GDP 1.206 tỷ mỹ kim, sau Pháp, Anh, Đức,Nhựt, Mỹ, vào năm 2021 đã vọt lên hàng thứ nhì với GDP 17,734,063 tỷ mỹ kim so với Mỹ 23,315,081, trênNhựt, Đức, Ấn, Anh, việc lợi dụng này thể hiện rõ trong việc Tàu phản đối Quốc hội mỹ vừa thông qua dự luậtxóa bỏ tư cách quốc gia đang phát triển của Trung Quốc hôm 8-6-2023, tố cáo Washington muốn kìm hãm đàphát triển của Bắc kinh, một nghịch lý ít ai ngờ đến!

Tóm lại, dân chủ tự do đâu không thấy mà chỉ thấy các quyền tự do dân chủ trong nước bị thu hẹp, ảnhhưởng tiêu cực đến các thể chế dân chủ trên thế giới, trở thành một đối thủ kình địch đáng gờm với Mỹ và thế giới tự do.
Dầu sao, theo lượng giá của nhiều chuyên gia kinh tế của các ngân hàng thế giới (Goldman Sachs, nhiềungân hàng khác như UBS, Bank of America và JPMorgan), một số chỉ dấu về kinh tế (dân số già nua, sinh xuấtthắp, thị trường bất động sản suy thoái, cảnh giác nguy cơ của thế giới tây phương, …) gần đây cho thấy Tàuđang hụt hơi, có thể đang bước vào giai đoạn thoái trào kinh tế, trong khi nền kinh tế Tây phương đang phụchồi sinh lực, phải chăng đấy lại thêm một cơ may cho các nước trong khu vực Đông Nam Á? Đặc biệt là cácquốc gia hùng mạnh trong khu vực biển Đông (Nhật bản, Nam Hàn) hay bị ức hiếp như Phi luật tân cũng như trong khu vực Thái bình dương, Ấn độ dương (Ấn độ, Úc) đã ý thức nguy cơ cận kề của Tàu, đã hợp tác tíchcực với Mỹ trong việc kềm chế tham vọng bành trướng của Bắc kinh, điều dễ thấy nhứt là hầu hết các nước

trong khu vực đều đồng loạt yêu cầu duy trì nguyên trạng tình hình Đài loan, không những kêu gọi mà còn tăngcường mối quan hệ cấp nhà nước, nhiều phái đoàn chính thức (quốc hội, chánh phủ) đã giao dịch với đảo quốcnày, phớt lờ mọi lời đe dọa hay phô trương sức mạnh, cụ thể là việc hình thành nhiều liên kết quân sự chặt chẽvới Mỹ.
Thật đáng ngẫm nghĩ câu người xưa: «Xỉ cương tắc chiết, thiệt nhu trường tồn.» (răng cứng dễ gảy, lưỡimềm còn hoài), mong thay!

Lê Huỳnh6-2023
(Mời viếng trang nhà của tác giả https://levantu39.wordpress.com/ hoặc chuyên đề quốc tế)