Một góc nhìn khác về Cách mạng tháng Tám
Luật sư Nguyễn Văn Đài – Theo FB Nguyễn Văn Đài
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp chiếm toàn bộ Đông dương, rồi sau đó tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Chính phủ của giáo sư Trần Trọng Kim được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất ra mắt quốc dân vào ngày 19 tháng 4 năm 1945.
Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim có 17 thành viên. Tập hợp hầu hết các nhân sĩ, trí thức nổ tiếng của Việt Nam lúc đó. Sau khi bị cướp chính quyền, thì đã có 7 người sang làm việc cho chính quyền cộng sản. Hai người làm việc cho chính phủ VNCH
Để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật. Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã không thành lập quân đội để duy trì an ninh. Nên đây là cơ hội để sau này đảng cộng sản dùng bạo lực cướp chính quyền.
Giáo sư Lê Xuân Khoa đã viết về những việc làm của chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim như sau:
“Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam. 2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp. 3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị. 4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị. 5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo. 6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục. Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8 năm 1945), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.”
Với mục đích xây dựng chế độ cộng sản toàn trị. Đảng CS đã cài người gây sức ép với chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim. Ngày 17-8-1945, đảng CS đã đàn áp phong trào ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim do công chức Bắc Kỳ tổ chức. Ngày 19-8, đảng CS đã phát động nhiều người dân dùng bạo lực để cướp chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim. Giáo sư Trần Trọng Kim phải sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm. Sau đó ông trở về ẩn cư tại Đà Lạt và mất năm 1953, thọ 71 tuổi.
Việc đảng CS cướp chính quyền, đã đẩy VN vào thời kỳ đen tối. Ba mươi năm chiến tranh khiến hàng triệu người bỏ mạng. Bốn mươi năm dưới chế độ độc đảng toàn trị, đất nước nghèo nàn, lạc hậu, các quyền con người bị hạn chế hoặc tước bỏ. Bất công, tham nhũng tràn lan, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn.
Giả thiết: Nếu chính phủ dân chủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim không bị cướp. VN có thể không phải trải qua hai cuộc chiến tranh mà vẫn có độc lập, tự do và dân chủ. Thủ tướng Trần Trọng Kim có mối quan hệ tốt với Nhật, ông lại không phải là cộng sản, nên việc sẽ có quan hệ tốt với Mỹ và các nước phương Tây là đương nhiên.
Như vậy, với một nền chính trị tự do, dân chủ và có mối quan hệ tốt với các nước phương Tây ngay từ cuối năm 1945. VN sẽ phát triển nhanh chóng để trở thành cường quốc trong khu vực, châu Á và trên thế giới. Những gì mà chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm và có thể làm tốt từ 70 năm trước đây. Thì nay, đảng CS mới chập chững tập làm.
“Điều bất hạnh cho đất nước và dân tộc VN là bị rơi vào thảm họa CS đỏ!”