Lựa chọn nào cho Trung Cộng?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Lựa chọn nào cho Trung Cộng?
Trong bài “Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại”, tôi có trình bày “Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này. Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài”.
Điều nầy đang dần diễn ra.
Để trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương maị, Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ ông đang dùng phương cách “ăn miếng trả miếng” để đối phó với cuộc chiến. Đồng thời ông Tập theo đuổi sách lược dài hạn là giữ kinh tế ổn định, đồng thời theo dõi kỹ lưỡng hậu quả cuộc chiến thương mại gây ra cho việc tăng trưởng kinh tế và không xao lãng mục tiêu giảm nợ quốc gia.
Chiến lược này căn cứ trên mẫu hình tăng trưởng mà ông Tập luôn nhắc nhở nội các phải tin tưởng và tập chú vào. Theo tờ South China Morning Post đăng ngày 19 tháng 7 năm 2018.
Nhà bình luận Aidan Yao xem việc Bắc Kinh trả đũa là tự nhiên, nhưng ông đề nghị đồng thời Bắc Kinh nên mở rộng thị trường nội địa cho người đầu tư nước ngoài và nới rộng dân chủ trong nước.
Trong chuyến đi thăm để trấn an nỗi lo sợ của dân Trung Quốc ngày 19 tháng 7, 2018 Tập cố gắng trình diễn khuôn mặt khả ái, minh mẫn để gây tin tưởng trong dân chúng rằng Tập sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại bằng cách điều chỉnh những điểm yếu trong kinh tế nội địa, đưa ra bộ mặt công bằng nhân ái với những đối tác thương mại nước ngoài và các công ty của Mỹ, nhưng chắc không ai quên những bất công trong thương mại, ép các công ty Mỹ phải chuyển giao kỹ thuật, và với bộ mặt hiền hậu để đánh tan những cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ của nước ngoài chính yếu là Mỹ và Đức.
Tập Cận Bình tuần du vỗ an bá tánh ngày 19 tháng 7, 2018
Trong lúc trận chiến thương mại đang tăng cường độ, nhất là hôm 20 tháng 7, tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng cho kế hoạch tăng thuế 505 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng. Để tìm hướng giải quyết, những công ty Mỹ và Âu Châu mướn những nhà vận động hành lang (lobbyists) để thúc giục Mỹ trở lại mậu dịch tự do. Nhưng không hề có công ty nào của Trung cộng làm việc nầy! Trung cộng chỉ dùng phương pháp “ăn miếng trả miếng”(a tit-for-tat battle) với Mỹ mà thôi.
Trong bài báo “Chinese companies absent from D.C. lobbying on trade war” của Adam Behsudi and Marianne Levine, hai tác giả này cho rằng các công ty của Trung Cộng “cam chịu” thua thiệt trước hành động “gây hấn” của ông Trump. Họ lý giải rằng vì những công ty của Tàu là công ty quốc doanh nên Nhà Nước phải có nhiệm vụ vận động, hoặc đó là trách nhiệm của những công ty đối tác Mỹ của họ. Hay Trung cộng đành thúc thủ vì không còn miếng đòn nào đủ lợi hại để đem ra đương đầu với Mỹ?
Hai nhà báo nầy cho rằng sự im lặng sẽ làm mất đi cơ hội để hàng hoá Tàu tránh được sự áp thuế từ Mỹ, và chính điều đó khiến những đầu tư của Tàu trên đất Mỹ giảm sút hơn bao giờ hết từ bảy (7) năm qua.  Họ cho rằng thái độ sợ sệt đó khiến cường độ thù nghịch càng tăng.
Kinh tế gia độc lập Andy Xie cho rằng Trung Cộng nên chấp nhận mức thuế bị áp đặt đó, nếu tiếp tục đối đầu có thể mang hoạ lớn hơn. Ông đưa ra kế hoạch đối phó là Bắc Kinh phải dùng cơ hội nầy để điều chỉnh chánh sách kinh tế từ từ cho phù hợp. Thắng cuộc chiến tranh thương mại là không thể, nhưng nếu thắng sẽ là tai hoạ cho sự phát triển đang có. Phải thương thảo, không đối đầu. Đó mới là chánh sách đúng cho Trung Cộng.
Mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng có tin là ông Tập Cận Bình sẽ triệu tập những tinh hoa của đảng tại bờ biển nghỉ mát sang trọng Bạch Đới Hà (giống David Camp của Mỹ, nơi nghỉ mát và làm việc của Tổng Thống Hoa Kỳ) vào tháng 8 sau khi ông trở về từ chuyến du hành Trung Đông, Phi Châu, và sẽ gặp vị Thủ Tướng tân cử của Mã Lai là ông Mahathir Mohamad tại Bắc Kinh (South China Morning Post), để tìm sự đồng thuận của giới tinh hoa, và với sự đồng ý của Trung Ương đảng về chánh sách đối đầu thương mại với Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu hàng đầu Trung Cộng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội và lãnh đạo kinh tế, trong cuộc hội thảo tại Bắc Kinh hôm thứ Tư (19/7) nói rằng cuộc chiến thương mại làm đổ vỡ kế hoạch ban đầu trong cuộc vận động làm giảm nợ công, nhưng Trung Cộng thà chịu đau để giảm nợ hơn là gia tăng sự khó khăn trong việc tăng ngân sách hoặc cho vay rộng rãi. Ông Liu Yuhui phát biểu “không có lựa chọn nào khác, Trung cộng phải thắt lưng buộc bụng trong năm (5) năm tới”.
Ông Yuhui tiếp “song hành với những cố gắng nội địa, Trung Cộng phải tái vận động mời gọi những nhà đầu tư nước ngoài, những tài phiệt của Wall Street, cùng những công ty xe Đức cùng nhau làm chệch hướng “chính sách mậu dịch đơn phương của ông Trump”.
“Thay vì trừng phạt các công ty Mỹ như nhiều người lo sợ, Bắc Kinh sẽ dùng sách lược “tử tế” và “quyến rũ” họ với lời hứa hẹn mở rộng thị trường và triển vọng lợi nhuận sẽ cao”.
“Giới lãnh đạo Trung Cộng phải nhận ra rằng sẽ bất lợi nếu quay lại tình trạng đơn phương chống lại Mỹ. Họ đang mở rộng mắt ra” – Ông Larry Hu, giám đốc kinh tế của tập đoàn tài chánh Macquarie ở Hồng Kông tuyên bố.
“Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ “tự do mậu dịch” để đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên hiệp Châu Âu, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu”.
“Bắc Kinh và cựu lục địa đều là mục tiêu bị nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng, và đều chia sẻ mối lo ngại trước chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc sẽ tạo được trục Bắc Kinh – Bruxelles đã biến thành nỗi thất vọng”.
“Giáo sư Trần Đạo Ẩn (Chen Daoyin) giảng dạy ở Thượng Hải nhưng không muốn nói tên trường để tránh bị sách nhiễu, phân tích: Châu Âu sẽ không liên minh với Trung Quốc, vì cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh”. (Thụy Mi, 21/7/2018)
Nhưng mọi lời khuyên của chuyên gia không lọt tai giới lãnh đạo Trung cộng. Ông Ding Shuang lãnh đạo phong trào “Trung Quốc vĩ đại hơn” (chief Greater China), kinh tế gia trưởng thuộc Ngân Hàng Standard Chartered tuyên bố “chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ không đảo ngược được quan điểm của ông Tập, và quốc gia có quyền, trách nhiệm điều hành sinh hoạt kinh tế mà các công ty quốc doanh phải phục vụ mục tiêu do đảng cộng sản đề ra”.
Ông tiếp: “mở rộng, thay đổi là chủ trương để phục vụ đường lối của đảng, và những biện pháp mà Trung Cộng dùng trong chiến tranh mậu dịch nhằm thực hiện mục tiêu của Tập, không đưa Trung Cộng hướng về mô hình Tây phương”.
Người Cộng Sản chỉ thấy đảng mà không quan tâm đến quyền lợi quốc gia họ, cho dù cộng sản Tàu, cộng sản Việt đều như vậy. Họ liều mình với đảng, vì vậy khi đảng cầm quyền, họ cũng liều mình vơ vét của dân, không chừa thứ gì.
Người cộng sản Tàu đang tranh cãi. Nhà cầm quyền không biết phải làm gì. Họ không tìm được phương cách nào để chống lại chiến tranh thương mại một cách có hiệu quả.
Trung Cộng không có nhiều lựa chọn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nhưng tìm sự đồng thuận với Hoa Kỳ từ Liên Minh Âu Châu sẽ không suôn sẻ.