Lời giải nào cho ông Phạm Minh Chính?
Ông A mới vào Ủy viên Trung Ương Đảng đứng đầu một tỉnh, thế là ông ấy cho em mình lập nên một doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất ư? Không thể, vì chẳng có chuyên môn và nhân lực. Với lại doanh nghiệp sản xuất lớn rất chậm. Như vậy chỉ có thành lập công ty bất động sản và chứng khoán thôi.
Trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng thì cho con gái cưng của ông lập nên một doanh nghiệp chuyên về tài chính và chứng khoán là ví dụ. Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi về vườn đã nắn được đứa con trai đầu của ông nắm Bộ Xây Dựng, nghĩa là Nguyễn Thanh Nghị đang nắm trong tay quyền cho ai làm dự án BĐS thì cho. Và chính nhờ đó, Nghị sẽ được lại quả lớn bởi các doanh nghiệp BĐS. Chính Nguyễn Thanh Nghị cũng đã bị khiển trách vì sai phạm đất đai ở Kiên Giang, có khả năng khi lên bộ, Nghị sẽ “ngựa quen đường cũ” vì nó quá béo bở.
Con gái ông Nguyễn Tẫn Dũng trước đây làm chủ cuộc chơi chứng khoán, nay con trai ông Dũng lại làm chủ cuộc chơi ngành bất động sản. Hai nơi này là nơi mà dòng tiền kích cầu của chính phủ sẽ chảy vào nhiều nhất. Đấy là những ví dụ cho thấy, tại sao những doanh nghiệp sân sau thường là doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản không phải là loại doanh nghiệp sản xuất.
Người ta nhìn thấy Sungroup, Vingroup, FLC vv… đều lớn mạnh nhờ bất động sản thì điều đó cho thấy, nó phải là sân sau của một cá nhân hoặc là sân sau của cả Bộ Chính Trị. Hiện tại nó đang tồn tại dưới dạng công ty bình phong và ông chủ của các doanh nghiệp này chỉ là người công khai đại diện cho nhóm chính trị ẩn đằng sau đó. Những công ty này đã ăn rất nhiều nhờ hứng lấy dòng tiền bị “nắn dòng” rót sang bất động sản. Tuy hiện nay những ông lớn này đã chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác nhưng bất động sản vẫn là nguồn thu nhập chính.
Như rất nhiều lần tôi có nói về nguồn tiền kích cầu của nhà nước. Tiền tuôn ra nó chảy vào sản xuất nhiều thì đồng tiền đó sẽ sinh lời lớn, còn nếu tiền chảy vào bất động sản và chứng khoán quá nhiều thì đồng tiền này không hề sinh lời mà nó chỉ thổi nền kinh tế trương lên theo dạng bong bóng, rất nguy hiểm.
Không cần kiến thức kinh tế gì nhiều cũng thấy ngành chứng khoán và bất động sản không sản sinh ra của cải gì cho xã hội. Chuyện kiếm lời ngành này là mua giá rẻ bán giá cao, nghĩa là người trước móc túi người sau kiếm lời. Khi dòng tiền chảy vào đây nhiều thì điều đó cho thấy nền kinh tế đất nước không có tiềm lực mà ngược lại chứa rất nhiều rủi ro.
Thực tế, nền kinh tế sản xuất của Việt Nam rất yếu, chính phủ có bơm tiền nhiều thì ngành này cũng không tiêu thụ hết số tiền mà nhà nước bơm ra. Hầu hết là dòng tiền đó nó chảy sang bất động sản và chứng khoán. Chính vì lẽ đó, hầu hết các doanh nghiệp sân sau của các sếp được lập nên là để há mồm đớp dòng tiền này. Chính CS nắm trong tay nền kinh tế đất nước, vì vậy mà CS ở thượng tầng hiểu hơn ai hết về sức khỏe thực sự của nền kinh tế đất nước này, và chính họ biết rằng khi bơm tiền ra thì tiền sẽ chảy về đâu và họ không dại gì không lập các doanh nghiệp sân sau để đớp lấy dòng tiền đó.
Theo báo Đầu Tư online cho biết, doanh nghiệp trong nước chiến 77,9% tổng vốn xã hội (trong đó khu vực nhà nước nắm 33,5% và khu vực tư nhân chiếm 44,4%) ấy vậy mà chỉ chiếm có 22,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì sao vậy? Vì nguồn vốn xã hội của đất nước này nó dồn phần lớn cho bất động sản và chứng khoán còn lại cho sản xuất rất bé. Mà nguồn vốn dồn cho sản xuất rất bé thì làm sao nâng cao khả năng sản xuất cho nền kinh tế đây? Mà sản xuất không mạnh làm sao xuất khẩu mạnh? Đó là con số đã chỉ ra tính yếu kém của nền kinh tế.
Thực ra mà nói, để nâng cao năng lực sản xuất cho một nền kinh tế, cần phải có chính sách đúng và thời gian dài, nhanh nhất là 10 năm mới thấy tính hiệu quả của nó. Ngành sản xuất không phải như ngành chứng khoán và ngành bất động sản đâu mà ăn bao nhiêu tiền cũng được. Ngành sản xuất nó tiếp nhận lượng tiền bơm vào một cách từ từ và nó lớn lên cũng từ từ. Ngành sản xuất không có đặc điểm “Thánh Gióng” như chứng khoán và bất động sản.
Hôm nay ngày 19/4 trên báo Vnexpress có bài viết “Thủ tướng: Kiểm soát tiền vào bất động sản để tránh đầu cơ”. Nói chung nội dung của bài viết cho biết ông Phạm Minh Chính đang muốn chặn dòng tiền đang rót quá mạnh vào bất động sản và chứng khoán. Thực tế ông Phạm Minh Chính nhận thức về nguy cơ của nền kinh tế là rất đúng, tuy nhiên ông chặn dòng tiền đang rót vào nơi đó thì tiền chảy về đâu khi mà nền sản xuất của Việt Nam quá nhỏ bé không tiêu thụ hết lượng tiền chính phủ đã bơm ra?
Làm chính sách tốt là khi ra một chính sách này phải tính thêm những chính sách khác để hỗ trợ, điều này được gọi là “đồng bộ chính sách”. Nếu muốn cho tiền rót vào sản xuất thì ông Chính phải tính 3 chính sách hỗ trợ khác, đó là khai thông dòng tiền vào ngành sản xuất bằng chính sách cho vay cụ thể, hạn chế dòng tiền vào bất động sản, và hạn chế dòng tiền vào chứng khoán. Với nền sản xuất teo tóp bao nhiêu năm nay giờ ông Phạm Minh Chính có muốn khai thông cũng khó. Nền kinh tế Việt Nam nó vậy rồi, đó là hậu quả bao năm chạy theo lượng để lấy con số tăng trưởng mà bỏ quên đầu tư vào chất. Đây là bài toán khó, ông Phạm Minh Chính sẽ không thể tìm ra lời giải ngay vì bản chất của lời giải này là cần rất nhiều thời gian.
FB Đỗ Ngà
Tham khảo: