Lô-cốt của Trung Quốc ở châu Âu sụp đổ, tình hình kinh tế xấu ngoài dự đoán
7/11/21 – Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, tuy nhiên Trung Quốc vẫn phải nhờ đến Mỹ giúp đỡ trong lĩnh vực chip, thực phẩm, năng lượng và các lĩnh vực công nghệ cao khác. Một số nhà phân tích cho rằng tình hình hiện tại đang vượt quá dự đoán một cách nghiêm trọng, Trung Quốc e rằng sẽ phải đưa ra những kế hoạch tồi tệ hơn nữa.
Một ví dụ là lệnh cấm do chính phủ ông Biden áp đặt khiến giá trị thị trường của cổ phiếu Longji của gã khổng lồ Công nghệ Năng lượng xanh Trung Quốc bốc hơi tới hơn 48 tỷ USD mỗi ngày.
Tuy nhiên, Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Sinopec của Trung Quốc lại có động thái hiếm khi ký hợp đồng mua khí đốt hóa lỏng có thời hạn 20 năm với gã khổng lồ năng lượng Mỹ.
Ngoài Hoa Kỳ, châu Âu ngày càng trở nên cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Giờ đây, ngay cả Ý, quốc gia đầu tiên áp dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đã từ bỏ chính sách thân Trung Quốc.
Gần đây, thêm một công ty bất động sản khác của Trung Quốc mất khả năng trả nợ tới hạn. Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc mới chỉ bùng nổ một nửa, và vấn đề nan giải lớn nhất là không ai dám đứng ra giải cứu, vì ai cũng phải “tự cứu mình trước tiên khi mùa đông lạnh giá đến”.
Vào tháng 10, giá thực phẩm Trung Quốc tăng cao mỗi tuần, và một số người bắt đầu tổ chức các nhóm để ăn trộm thực phẩm.
Hai doanh nghiệp nhà nước chèn ép lẫn nhau! Ngân hàng truyền thông Trung Quốc đã khởi kiện tập đoàn Sinopec trong giận dữ và tố cáo thư tín dụng của đối phương là gian lận.
Tình hình nghiêm trọng hơn dự kiến và Trung Quốc có thể phải lên kế hoạch cho những điều tồi tệ hơn
Trung Quốc có thể làm gì nếu Mỹ cắt hoàn toàn nguồn cung trong lĩnh vực hệ điều hành, phần mềm và thậm chí tất cả các lĩnh vực khác?
Hướng Tùng Tộ, nhà kinh tế đứng đầu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng, diễn biến của tình hình đã vượt quá dự đoán của không ít người, và Trung Quốc có thể phải đưa ra những kế hoạch tồi tệ hơn nữa.
Tại sao Hoa Kỳ muốn tách khỏi Trung Quốc? Lý do này rất phức tạp, nhưng chỉ có một lý do then chốt, đó là Hoa Kỳ thấy rằng trong tất cả các lĩnh vực kỹ thuật tiên tiến, chỉ cần có các công ty Trung Quốc dẫn đầu, thì đều kiên quyết trừng phạt và trấn áp bằng mọi giá, đây là một chiến lược đã được xác lập của Hoa Kỳ.
Ngoài các ngành nổi tiếng như truyền thông điện tử, sản xuất máy bay, ô tô, nông nghiệp, còn có các thiết bị y tế cao cấp và các lĩnh vực khác.
Cách đây không lâu cũng có tin Hoa Kỳ có thể thống nhất với các đồng minh, bao gồm Nhật Bản và Liên minh châu Âu trong việc hạn chế toàn diện việc xuất khẩu thiết bị y tế cao cấp sang Trung Quốc.
Bây giờ, khi đến ba bệnh viện hàng đầu ở Trung Quốc và đến các cơ sở nghiên cứu y tế quan trọng, sẽ thấy có gần 80% tất cả các thiết bị quan trọng là từ Hoa Kỳ, Đức hoặc Nhật Bản.
Tập đoàn dầu khí khổng lồ Sinopec của Trung Quốc hôm thứ Năm thông báo đã ký thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) kéo dài 20 năm với công ty Venture Global, Mỹ. Hãng thông tấn AFP cho rằng đây là điểm sáng hiếm hoi trong quan hệ thương mại Trung – Mỹ hiện nay.
Trong những tuần gần đây, sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của tất cả giá năng lượng, đặc biệt là giá khí đốt tự nhiên và giá dầu.
Dưới tình huống này, Sinopec đã ký một thỏa thuận với công ty Venture Global của Mỹ ở tiểu bang Louisiana để cung cấp cho Trung Quốc 4 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm.
Sinopec cho biết, mối quan hệ hợp tác kéo dài 20 năm này là mối quan hệ đối tác Khí thiên nhiên hóa lỏng dài nhất được ký kết giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thái độ chống Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn, lô cốt đầu cầu của Trung Quốc tại EU sụp đổ
Ý là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu áp dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tuy nhiên khi Thủ tướng Ý Mario Draghi lên nắm quyền đã chấm dứt lập trường ủng hộ Trung Quốc mà quay sang ủng hộ Đài Loan.
Gần đây Bộ Ngoại giao Ý – Di Maio tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 29/10 rằng, Chính phủ Ý rất lo ngại về căng thẳng ở eo biển Đài Loan và kêu gọi Trung Quốc không sử dụng các biện pháp phi xung đột để giải quyết vấn đề ở khu vực này. Đây là lần đầu tiên chính phủ Ý công khai bày tỏ quan ngại về tình hình ở eo biển Đài Loan.
Lập trường ủng hộ Trung Quốc của chính phủ Ý được bộc lộ đầy đủ vào năm 2019. Trong chuyến thăm Ý, ông Tập Cận Bình đã ký kết sáng kiến ”Vành đai và Con đường” với chính phủ liên minh dân túy khi đó của Ý. Trị giá của sáng kiến là 20 tỷ euro, gây chấn động Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Ý cũng trở thành đầu tàu cho Trung Quốc nắm bắt Liên minh châu Âu.
Hai năm sau, thủ tướng mới của Ý – Mario Draghi, lên nắm quyền và thay đổi lập trường ủng hộ Trung Quốc, điều này đã trở thành bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ý. Năm nay, Ý với sự hỗ trợ của quỹ phục hồi 205 tỷ euro của Liên minh châu Âu, đã chuyển sang hợp tác với Pháp, ngăn chặn việc bán nhà sản xuất xe tải Iveco của Ý cho Tập đoàn FAW của Trung Quốc. Vào cuối tháng 3, Ý thậm chí đã từ chối việc Tập đoàn Invenland Thâm Quyến của Trung Quốc mua lại 70% cổ phần kiểm soát trong công ty bán dẫn LPE của Milan.
Gần đây, có thông tin cho rằng chính phủ Ý đã lại sử dụng quy định được gọi là “quyền lực vàng” để ngăn chặn tập đoàn Syngenta của Trung Quốc mua lại nhà sản xuất hạt giống rau Verisem.
Văn phòng Thủ tướng Ý tuyên bố rằng, cuộc gặp của Draghi với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ngoài hợp tác song phương giữa Ý và Trung Quốc, và quan hệ EU-Trung Quốc, các chủ đề còn bao gồm việc nối lại đối thoại về các vấn đề nhân quyền và các vấn đề an ninh ở Afghanistan và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Một tin không tích cực khác với kinh tế Trung Quốc là một sản phẩm quản lý tài sản được phát hành bởi Jinheng Wealth, một công ty con của công ty bất động sản lớn thứ 25 ở Trung Quốc – Kaisa đã không được thanh toán theo đúng kế hoạch, ngay lập tức khiến thị trường lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ của công ty.
Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết, Jinheng Wealth đã có cuộc gặp với hơn 100 nhà đầu tư vào thứ Năm (4/11) để cố gắng giải thích lý do không mua lại các sản phẩm quản lý tài sản và các biện pháp tiếp theo.
Ngành bất động sản Trung Quốc nợ nần chồng chất đã phải chịu một cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng trong năm nay. Kaisa là một trong số những công rơi vào khủng hoảng nợ sau khi một số đại gia bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ và phá sản.
Phụng Minh