Liệu sẽ có một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? – Nguỵ Kinh Sinh – Lê Minh Nguyên dịch

Cac Bai Khac

No sub-categories

Liệu sẽ có một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ?  – Nguỵ Kinh Sinh – Lê Minh Nguyên dịch

Truyền thông Trung Quốc lâu nay đã quen thuộc với việc đăng các bài báo mà không có tên tác giả. Nói cách khác, trên một số phương tiện truyền thông trực tuyến, người ta có thể đăng vớ vẩn vô trách nhiệm. Vì vậy, tôi hiếm khi đọc các bài báo tiếng Trung mà không có tên tác giả.

Vài hôm trước đây, khi tôi xuất hiện trong chương trình nói chuyện (talk show) với Giáo sư Xia Ming, ông nhắc tôi rằng Tập Cận Bình có thể tham gia vào một số hoạt động quân sự ở Biển Đông và đe dọa Hoa Kỳ, trong nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến thương mại. Bởi vì thực sự Tập Cận Bình không có bất kỳ con bài thương mại nào để chơi, ông ta cần phải sử dụng cái gọi là “các phương tiện cao cấp” (quality means), bao gồm cả phương tiện chiến tranh.

Tôi bị sốc và do đó đi xem qua các trang webs thích đăng vớ vẩn vô trách nhiệm này. Đúng vậy, trên đó có đầy dẫy những hô hào đòi chiến tranh. Trong hai ngày qua, tôi thấy tàu chiến Trung Quốc khiêu khích tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Vì vậy, tôi muốn sửa lại dự đoán của tôi trước đây rằng Tập Cận Bình không dám khởi động một cuộc chiến.

Nếu có một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, TQ sẽ bị đánh bại. Tuy nhiên, Tập Cận Bình có thể không được thông minh lắm. Những người tâng bốc nịnh bợ ông liên tục cổ vũ, nhân danh nào là tự lực, Chiến tranh Triều Tiên v.v.. Họ nói rằng trên tổng thể, TQ có nhiều lợi thế để giành chiến thắng, kể cả những người lính trẻ Mỹ không phải là đối thủ của quân đội TQ.

Các chuyên gia quân sự TQ và nước ngoài, nếu họ không nịnh bợ hay bại não, tất cả đều thấy rõ ràng rằng TQ sẽ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh giữa TQ và HK. Cái được gọi là tự lực, Chiến tranh Triều Tiên và những tuyên bố khác là những mưu mẹo cờ tướng mà những người bên ngoài không thể bị thuyết phục.

Có nhiều yếu tố để quyết định kết quả của một cuộc chiến. Chúng ta có thể so sánh và thấy sự khác biệt giữa Chiến tranh Triều Tiên và bây giờ. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II 5 năm trước, mà không có quá nhiều cựu chiến binh, và tâm lý xã hội không thích chiến tranh. Nhưng, TQ vừa kết thúc cuộc nội chiến. Quân đội đã có kinh nghiệm và là kẻ chiến thắng. Tinh thần mạnh mẽ. Thái độ này bù đắp khoảng cách biệt về vũ khí và trang thiết bị.

Chiến tranh thế giới thứ II đã không chạm xa tới lục địa Hoa Kỳ, nơi mà những tân binh có một đời sống trung lưu và ổn định. Họ không quen với nguy hiểm và khó khăn. Trái lại, người dân TQ đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên rất quen với gian khổ và có thể chịu đựng được những khó khăn. Ưu điểm tương đối này bù lại những yếu kém về sự thiếu hụt quân nhu của quân đội TQ. Cùng với việc phải hoạt động quá xa của quân đội HK ở nước ngoài, nên không linh hoạt được như quân đội TQ. Sau khi so sánh, có thể nói rằng hai bên có sức mạnh đồng đều, và kết quả cuối cùng cũng là một kết quả chính xác đồng đều.

Tình hình bây giờ thì gần như đảo ngược lại. Cải cách quân sự ở TQ đã làm cho quân đội bất ổn; (không như Iran) nhà độc tài không có quân thủ thành hay quân tấn công của chính mình; kỷ luật và sức chịu đựng của những người lính TQ bây giờ kém hơn so với quân đội Mỹ; nhiều năm hòa bình cũng đã khiến cho các cấp chỉ huy thiếu uy tín để thuyết phục các ông chủ cấp trên và các sĩ quan cấp dưới của họ. Nghệ thuật chỉ huy quân sự TQ khó đoán, nhưng thiếu kinh nghiệm chắc chắn là một yếu tố bất lợi.

Vũ khí và trang thiết bị của TQ thì mọi người quá biết rồi, nó tụt hậu so với những gì mà Hoa Kỳ có thể mang ra chiến trường. Vậy Tập có những lợi thế nào khác để có thể thách thức quân đội Mỹ? Hay đó là cách chào tay trái nổi tiếng của ông trong cuộc diễu hành quân sự, và những lời sáo rỗng (rhetoric) mà ông đã học được từ thời kỳ Cách mạng Văn hoá? Nhưng những thứ này có hữu ích không?

Dưới tiền đề là cả Bắc Triều Tiên và Đài Loan đều quá khó khăn để giải quyết, phe Tập Cận Bình, không có kinh nghiệm quân sự, muốn chọn Biển Đông, và sẽ rơi vào bẫy vô vọng. Hải quân là sức mạnh của Hoa Kỳ và là một sức mạnh tuyệt đối. Liệu Tập có thể sử dụng một vài hòn đảo nhỏ không thể di chuyển được trên Biển Đông để làm đối thủ của Hải quân HK hay không? Điều đó sẽ là sự hoang tưởng của người bị bại não.

Kết quả của việc chăm ngòi một cuộc chiến ở Biển Đông sẽ khiến TQ mãi mãi mất quyền tranh chấp tại Biển Đông. Đây cơ bản là một cái bẫy do chính quyền Trump thiết lập. Đây cũng là lý do tại sao các cư dân mạng TQ ủng hộ chiến tranh của Tập Cận Bình ở Biển Đông. Khi cuộc chiến này bắt đầu, TQ sẽ bị đánh bại, và chế độ Cộng sản sẽ sớm diệt vong. Tuy nhiên, người dân TQ sẽ rơi vào thảm họa và bị chôn vùi với tập đoàn bại não Tập Cận Bình. Sự đau khổ của người dân TQ sẽ khiến tôi cảm thấy khó chịu.

Hơn nữa, phe bại não Tập Cận Bình nghĩ rằng HK không dám đánh trong một cuộc chiến chống TQ, vì họ thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mattis vẫn hy vọng nói chuyện thân thiện với họ. Vì vậy, họ bắt đầu kích động ở Biển Đông trong một nỗ lực nhằm để phục hồi uy tín của phe Tập Cận Bình trong con mắt của công chúng.

Nhưng, phe Tập Cận Bình không biết rằng Bộ trưởng Quốc phòng HK và TT Trump đang chơi vở kịch nguời hai mặt. Trong nghệ thuật chiến tranh của Tôn Tử, điều này được gọi là sử dụng thuật giả yếu khi đang mạnh để đánh lừa đối thủ. Khi phe Tập thậm chí không thể nhìn ra một thủ thuật đơn giản như thế, nó có nghĩa họ là những người chơi cờ quá tệ.

Tất nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho họ. Bởi vì họ sử dụng khả năng để tâng bốc ông chủ và cố gắng để phục vụ những gì ông chủ muốn, cho nên rất khó để yêu cầu họ thông minh hơn cái mức bại não này của họ.

http://bit.ly/2O913L5

 

Image.jpeg