Liệu Putin có qua khỏi khủng hoảng?
Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây chỉ trích ông Putin
Theo BBC
Một số nước phương Tây, nhất là Anh và Hoa Kỳ, đã có những phát biểu mạnh mẽ ám chỉ sự liên quan gián tiếp của Nga tới vụ rơi máy bay dân sự tại vùng phiến quân kiểm soát ở Ukraine.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói Nga đã cung cấp hệ thống phòng không cho quân nổi dậy và một số nhân vật chủ chốt của phe này là công dân Nga.
Anh hiện đang kêu gọi có những trừng phạt kinh tế mạnh hơn với Nga nhưng chưa được sự ủng hộ của Pháp và Đức.
Câu hỏi được một số chuyên gia nêu ra là liệu cuộc khủng hoảng mới này sẽ ảnh hưởng thế nào tới vị trí của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước khi máy bay của hàng không Malaysia bị bắn rơi, hai tác giả Clifford Gaddy và Barry Ickes viết trên trang Brookings Brief rằng càng trừng phạt và cô lập ông Putin thì [Phương Tây] càng đi xa khỏi mục tiêu trước mắt là ngăn ông Putin tại Ukraine và phản tác dụng trong việc đạt mục tiêu lâu dài là cải biến Nga thành một quốc gia bình thường, hiện đại và hội nhập toàn cầu.
Họ bình luận: “Trừng phạt chỉ dẫn đến chỗ ông Putin kiểm soát kinh tế mạnh hơn và làm yếu đi phần hiện đại và tương đối độc lập của kinh tế Nga.
00:01:37
Tổng thống Nga nói sẽ “làm tất cả” để đưa các bên đang giao tranh tại Ukraine vào bàn đàm phán sau vụ máy bay Malaysia rơi.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
“Cấm vận cũng sẽ làm tăng quyền lực chính trị của ông Putin và tập hợp dư luận xung quanh ông ta.”
Điều này đúng ít nhất cho tới tháng trước khi truyền thông Nga nói có tới 86% dân Nga ủng hộ ông Putin.
Tờ Bấm Moscow Times nói sự cứng rắn của ông Putin đối với Ukraine trong đó có sáp nhập Crimea và sự ủng hộ phe nổi dậy của ông góp phần mang lại sự ủng hộ này.
Báo cũng nói lần duy nhất ông Putin có sự ủng hộ cao hơn, mức kỷ lục 88%, là khi Nga có cuộc chiến ngắn ngủi với Georgia hồi năm 2008.
Các nhà bình luận có tiếng của Nga cũng được dẫn lời nói ông Putin sẽ khó có thể thay đổi lập trường với quân nổi dậy vì như vậy sẽ đánh mất chìa khóa cho sự ủng hộ hiện nay từ số dân chúng hiếu chiến và những người theo chủ nghĩa quốc gia, gồm cả nhóm đang sát cánh cùng quân nổi dậy ở Ukraine.
Tương lai Putin
Từ cái nhìn địa chính trị, nhà bình luận George Friedman của Bấm trang Stratfor cho rằng Ukraine vừa là vùng đệm ngăn nước Nga và các nước nằm trong liên minh quân sự NATO, vừa là nơi trung chuyển dầu khí của Nga qua châu Âu.
Vì lý do này ông Putin sẽ không chịu nhân nhượng và sẽ cố gắng để Ukraine là một nước bất ổn nhằm cản trở nước này gia nhập NATO.
“Ông Putin đã tính toán sai ở Ukraine, không dự đoán được sự sụp đổ của một đồng minh, không có những phản ứng có hiệu quả và rồi bối rối khi phải giành lại thế trận.”
Nhà phân tích George Friedman
Nhưng ông Friedman cũng nhận định: “Về lâu dài, các chính trị gia tính toán sai và quản lý sai thường khó tồn tại được.
“Ông Putin đã tính toán sai ở Ukraine, không dự đoán được sự sụp đổ của một đồng minh, không có những phản ứng có hiệu quả và rồi bối rối khi phải giành lại thế trận.
“Việc điều hành kinh tế của ông gần đây cũng không sáng sủa gì.
“Có những đồng nghiệp của ông nghĩ rằng họ có thể quản lý tốt hơn và có nhiều yếu nhân ở châu Âu muốn ông ra đi.
“Ông cần nhanh chóng thay đổi hiện trạng này nếu không ông sẽ bị thay thế.”
Ông Friedman nhắc lại rằng trong lịch sử nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev cũng từng bị phế truất vì sai lầm kinh tế và ngoại giao.
Nhưng ông Friedman cũng cảnh báo không có gì đảm bảo người thay thế ông Putin thực sự sẽ làm cho tình hình tốt đẹp hơn.
Ông nói Lenin đã tệ nhưng Stalin còn tệ hơn.