Liệu Hà Nội có dám tiếp cận sâu hơn với Hoa Kỳ trong bối cảnh bang giao rạn nứt với Trung Cộng? – Bs. Mã Xái
Từ sau vụ giàn khoang HD-981 tại Biển Đông, một chuổi sự kiện nổi cộm phơi bày mối quan tâm sâu xa cho an nguy chẳng riêng cho cục diện Châu Á mà cho cả thế giới vì các động thái ngang ngược trong bản chất bá quyền bành trướng của Trung Cộng. Sự kiện giàn khoang HD-981 mở màng cao điểm chiến dịch tiến công xâm lược Biển Đông nằm trong sách lược khống chế Đông Nam Á; Trung Cộng đơn phương bất ngờ hành động đối với một quốc gia có liên minh ý thức hệ mang nặng “ 16 chữ vàng 4 tốt”là một nổi tủi nhục chua cay trong quan hệ Viêt Trung, kể từ thoả thuận Thành Đô ( 1990), làm căng thẳng quan hệ giữa hai nước vốn là đối tác chiến lược toàn diện.
Trong bối cảnh chánh trị phức tạp trong cục diện Á châu, trước những khó khăn nội bô Tập Cận Bình có nhu cầu chiếm lấy Biển Đông để đáp ứng với nhu cầu chánh trị kinh tế an ninh, và trong mục tiêu đó, Bắc Kinh chớp nhoáng cấm giàn khoang nước sâu HD-981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam (/2/5/2014) mà không thông báo cho Hà Nội gì cả. Trung Cộng còn hung hăng và trịch thượng răn đe “đứa con hoang” CSVN chớ ngăn trở công ăn việc làm của họ trong vùng “ lưởi bò chín đoạn “, trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ cho là thuộc chủ quyền cũa Trung quốc không ai có quyền tranh cải! Nhà cầm quyền CSVN nếm mùi tủi nhục trong cảnh lệ thuộc liên minh ý thức hệ với Bắc Kinh dù Chủ Tịch Nguyễn Phú Trong xin triều kiến họ Tập mong được thoả hiệp và tiếp tục nối lại mối bang giao, nhưng vẫn bị từ chối.
Chỗ dựa ý thức hệ để bám giữ quyền lực bổng chốc bị lung lay; nhìn quanh đảng CSVN không thấy còn ai là bạn, là đối tác toàn diện, đối tác chiến lược có thể trông vào nhằm cứu vản tình thế, để cứu đảng, cứu chế độ.
Theo các nhà phân tích thời cuộc, phe cải cách trong Bộ Chánh Trị CSVN chỉ còn cách phải đổi trục về với Hoa Kỳ, tiếp cận sâu hơn trong đối tác toàn diện Mỹ-Việt mà Chủ Tịch Trương Tấn Sang ký kết với Tổng Thống Obama tháng Bảy năm rồi, đồng thời đảng sẽ phân công cho phe bảo thủ tiếp tục thoả hiệp với Bắc Kinh, nhằm ổn định và cũng cố chế độ toàn trị, ít ra cũng có thể sống còn đến Đại Hội Đảng thứ XII. Những hoạt động ngoại giao dồn dập giữa Hà Nôi và Hoa Thạnh đốn từ dạo ấy: Phạm Bình Minh điện đàm với John Kerry và dự định sang Hoa Kỳ , nhưng vì những lý do thầm kín nào đó chuyến đi của ông Bộ Trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh bị huỷ , và ngày 21/7/2014 Hà Nội lại gởi ông Phạm Quang Nghị một Uỷ viên Bộ Chánh trị Bí Thư Thành Uỷ Hà Nội; ông Nghị đã găp các giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao (Thứ Trưởng Wendy Sherman), Phó cố vấn an ninh quốc gia Tony Blinken, Chủ Tịch tạm quyền Thượng Viện, và Nghị sĩ John McCain. Ông Phạm Quang Nghị được xem là người kế vị TBT Nguyễn Phú Trọng. Chuyến công du bất ngờ của ông trong tình hình khẩn trương sau vụ giàn khoang HD-981 và biến cố rạn nứt quan hệ Việt –Trung chắc phải phản ảnh quan điểm xoay chiều của Bộ Chánh trị trong chiều hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trước tình hình căng thẳng trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông ; chánh giới tây phương cũng có phần ngạc nhiên khi ông Phạm Quang Nghị một nhơn vật có tiếng thuộc phe bảo thủ của TBT Nguyễn Phú Trọng lại được trao cho trọng trách vận động sự hổ trợ từ phía Hoa Kỳ.
Sau đó không lâu thì nhiều nhơn vật nổi bật từ các phía lập pháp, hành pháp, quân đội Hoa Kỳ tấp nập lại đổ về Việt Nam; họ đã có dịp tiếp xúc thăm viếng các giới chức cao cấp CSVN và qua các tuyên bố, thông cáo báo chí, các nhà quan sát nhận thấy các lãnh vực an ninh Biển Đông, kinh tế đăc biệt là TPP và nhân quyền đã được đề câp. Nghị sĩ John McCain tại cuộc họp báo tại Hà Nội (08/08/2014): …” Tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ nên bắt đầu nới lỏng lịnh cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam”; tiếp theo Tướng Martin Dempsey đã tới thăm Việt nam (14/08/2014), đánh dấu một bước tiến rõ rệt trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước; chưa có vị Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu trưởng Liên quân Mỹ nào đến Việt Nam kể từ 30-4-1975; lần cuối là Đô đốc Thomas Moorer vào năm 1971. Đây là cơ hội để phát triển quan hệ quân sự giữa hai nước vốn là cựu thù, trong ích lợi chiến lược trước những hành vi gây hấn của Trung Cộng mang tính chất nghiêm trọng cho an ninh trong khu vực mà Mỹ không thể làm ngơ khi mà quyền lợi của mình và đồng minh đang có cơ bị xâm phạm và vị thế địa lý Việt Nam nằm trong vòng chiến lược phòng thủ ĐNA. Ông Dempsey cũng cho biết giới chức Mỹ nhận thấy Việt Nam có tiến bộ đáng được dỡ bỏ lịnh cấm vận võ khí sát thương; mấy tháng trước đây, tại buổi điều trần tại Quốc Hội, nhà ngoại giao kỳ cựu Ted Osius cũng nói đã đến lúc Washington cần nghĩ tới việc dõ bỏ lịnh cấm vận nếu Hà nội có tiến bộ về nhơn quyền. Trước đó ngày 5/8/2014 , Nghị sĩ Bob Corker một thành viên Uỷ Ban Ngoại Giao Thương Viện cũng đã trao đổi với Chủ Tich Trương Tấn Sang tại Hà Nội về lời yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP và một giải pháp ôn hoà cho vấn đề Biển Đông. Được biết vòng đàm phán Hiệp Hội Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới sẽ diễn ra tại Hà Nội và đầu tháng Chín năm nay. Nghị Sĩ John McCain trong thông cáo báo chí ngày 8/8/2014 tại Hà Nội cho biết Hoa Kỳ sẵng sàng kết thúc vòng đàm phán và trong khuôn khổ TPP Hoa Kỳ sẽ cùng Việt Nam cùng làm việc để sao Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn cho một nền kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh mà Trung Cộng tiếp tục leo thang tạo căn thẳng ở Biển Đông lại không tuân thủ luật pháp quốc tế mà tiếp tục có những đông thái hung hăng áp đặt và đòi hỏi chủ quyền nằm trong vùng chín đoạn chiếm gần trọng Biển Đông, Bắc Kinh thẵng thừng bác bỏ sáng kiến “ đóng băng” của Ngoại trưởng John Kerry và hơn nữa mới đây còn khiêu khích đe doạ phi cơ tuần thám Hoa Kỳ trong không phận quốc tế vùng đông bắc đảo Hải Nam, khiến Hoa Kỳ vốn không chủ trương đối đầuvới Bắc Kinh, nhưng có trách nhiệm đáp ứng lời yêu cầu giúp đỡ của Hà nội. Nhưng việc dỡ bỏ lịnh cấm vận võ khí sát thương không điều kiện sẽ là một sai lầm chiến thuật vì giá trị nhơn quyền, dân chủ phải là đòn bẩy trao đổi đối với chế độ toàn trị CSVN; Ngày 29/7/2014 Dân Biểu Frank Wolf cùng 32 dân biểu khác cũng đã gởi cho Tổng Thống Obama một bức thư khuyến cáo Mỹ không cho Việt Nam gia nhập TPP nếu không có thay đổi đáng kể về nhơn quyền. Các phong trào dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước cũng đồng thuận về việc không nên dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương và cũng không nên cho Việt Nam tham gia TPP nếu không có tiến bộ về nhân quyền và theo đuổi dân chủ hoá chế độ. Tôn trọng nhơn quyền là chìa khoá cho Hà Nội để mở cửa vào kho vũ khí sát thương, để bước vào thương trường TPP, là cơ hội cho nhà cầm quyền CSVN xích lại với Hoa Kỳ gần hơn trong quan hệ đối tác toàn diện Mỹ- Việt, điều mà phe bảo thủ trong Bộ chánh trị cộng sản vẫn e dè, vì sợ diễn biến hoà bình và cũng sợ làm phật lòng Trung Nam Hải. Về phía Hoa Kỳ nếu TT Obama không hoàn thành hiệp ước TPP thì chiến lược Đổi Trục sẽ què quặt và vốn liếng chánh trị của ông và Đảng Dân Chủ sẽ phải đối diện trong cuộc bầu cử sắp tới. Biển Đông có “quyền lợi quốc gia” Hoa Kỳ nằm trong đó khi Bà Hiliary nói thẳng vào mặt Dương Khiết Trì trước đây; Mỹ cần bảo vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ sẽ khó khăn hơn nếu CSVN không tự vệ nổi hoặc tự biến thành chư hầu của Trung Quốc. Nhưng Hoa Thạnh Đốn cũng đã sẵn sàng trong chiến lược “Chuyển trục”/Tái Cân Bằng; năm 2011 Bà Hiliary đã từng tuyên bố Thế Kỷ 21 là Thế Kỷ Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ và TT Obama trong chuyến công du ở Úc năm 2011 lần đầu tiên đánh giá Việt nam sẽ là một đối tác tiềm năng đáng tin cậy trong chiến lược an ninh, kinh tế, ngoại giao trong chiến lược trở lại Á Châu. Nhưng việc CSVN có xích lại gần Hoa kỳ hay không lại còn tuỳ thuộc vào cán cân quyền lực giữa các phe nhóm trong nội tình Bộ Chánh Trị Cộng Sản mà trong hiện tình vẫn còn bị áp lực nặng nề của đảng cộng sản Trung Quốc. Sư kiện giàn khoan HD-981 đã khiến phe cải cách trong cấp lãnh đạo Hà Nội có khuynh hướng muốn thay đổi chiến lược ngả về phía Hoa Kỳ như một số quốc gia khác trong Hiệp Hội Các Nước ĐNA (ASEAN) trong bối cảnh luôn bị Trung Cộng uy hiếp, lấn áp; các động thái ngoại giao Việt Mỹ trong mấy tháng qua phản ảnh nhận định về sư chuyển hướng xích lại gần hơn với Hoa Thạnh Đốn. Nhiều người cho rằng đồng chí X là trưởng nhóm này. Nhưng tâm trạng theo Mỹ thì sợ mất đảng, nhóm này gồm một bộ phận không nhỏ , đứng đầu nhóm bảo thủ là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chủ trương thoả hiệp thương lượng với Trung Quốc để xin hoà hiếu, nối lại quan hệ tốt đẹp sau “những bất hoà khó tránh khỏi trong gia đình”; nhóm này có vẻ đa số trong Bộ Chánh trị, và đã ngăn chặn việc kiện tụng Trung Cộng ra toà án quốc tế, và cũng huỷ bỏ được chuyến công du sang Hoa Kỳ của Phạm Bình Minh. Tin từ Bộ ngoại giao CSVN cho biết Ông Lê Hồng Anh, Uỷ Viên Bộ Chánh Trị, Thường trực Ban Bí Thư, cũng là Đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc hai ngày 26 và 27 tháng Tám nhằm trao đổi với các lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ căng thẳng như vừa qua, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyên vọng nhơn dân hai nước”. Ông Trọng và Lê Hồng Anh cũng nên biết là tuyệt đai đa số nhơn dân xem Trung quốc là mối đe doạ số một và muốn Mỹ là đồng minh (công bố bảng thăm dò dư luận PEW 14/07/2014) .Thật là không hiểu nổi, nhóm thân-Trung lại đi làm hoà với kẻ cướp mà lại không dám bắt tay với kẻ đến giúp mình vì sợ làm mêch lòng kẻ cướp. Nhóm ông Nguyễn Phú Trọng chọn con đường” theo Tàu” dù biết rằng theo Tàu thì mất nước miển là được làm thân thái thú, tiếp tục bám trụ quyền lực.
Bối cảnh chánh trị Việt Nam vô cùng phức tạp bị chi phối rất nhiều trong quan hệ chằn chịt Việt-Mỹ-Trung. Quyền lợi kinh tế Mỹ-Trung quấn quyện cho nên Hoa Kỳ không chủ trương đối đầu với Trung Cộng nhưng lợi ích quốc gia của siêu cường Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương trong đó “lợi ích quốc gia“ ở Biển Đông sẽ không để cho Trung Cộng lấn lướt. Thái độ quyết liệt của Hoa Kỳ trong vụ giàn khoan HD-981 là điều đáng chú ý. Cung cách tiếp cận của đảng CSVN với Hoa Kỳ là để mua thời gian, có thể sẽ nhân nhượng giai đoạn trong vấn đề nhơn quyền bằng cách thả một số tù nhơn chánh trị hiện bị giam giữ để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận võ khí sát thương, để được thu nhận vào TPP; nhưng chữ tín là điều nên xét lại đối với nhà cầm quyền công sản.
Lòng yêu tổ quốc, lòng tự ái dân tộc, nguyện vọng của nhơn dân Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ khi chủ quyền quốc gia và lãnh thổ bị xâm phạm. Trí thức nhơn sĩ và lãnh đạo tôn giáo, đảng viên đảng cộng sản đã nhiều lần bày tỏ qua kiến nghị, thơ ngỏ: Thông điệp nổi bật là chấm dứt quan hệ lệ thuộc vào Trung quốc, xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ pháp trị, không còn độc đảng, chấm dứt toàn trị, dứt bỏ chủ nghĩa Mac-Lê, có được như vậy thì mới mong chống được ngoại xâm. Ý chí của đồng bào quốc nội là chủ yếu, nhơn dân có đứng lên dành quyền làm chủ đất nước với sự yểm trợ của đồng bào hải ngoai và của quốc tế là con đường dân chủ hoá cho quê hương, dù rằng cuộc đấu tranh đòi hỏi thời gian với lòng kiên trì và quyết tâm vì chánh nghĩa.
Bác Sĩ Mã Xái