Liên Hợp Quốc họp để bầu ra người kế nhiệm ông Ban Ki-moon

Cac Bai Khac

No sub-categories

Liên Hợp Quốc họp để bầu ra người kế nhiệm ông Ban Ki-moon
Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân
1 Tháng Chín , 2016

15 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần bầu ra một tổng thư ký mới cho tổ chức thế giới này. Tổng thư ký hiện tại, ông Ban Ki-moon giữ chức vụ này 10 năm nay.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. (Ảnh chụp màn hình)Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. (Ảnh chụp màn hình)

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp hôm thứ Hai để bầu, bằng cách bỏ phiếu kín, một ứng cử viên để thay thế cho ông Ban Ki-moon,  dự kiến sẽ nghỉ hưu sau khi đã đảm nhận chức vụ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ 5 năm).

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, sẽ bỏ phiếu cho 10 ứng cử viên, mỗi người một phiếu lựa chọn gồm “khuyến khích”, “thất vọng” hoặc “không có ý kiến”.

Ứng cử viên được Hội đồng Bảo an nhất trí chọn sẽ được đề nghị chỉ định tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào chức vụ Tổng thư ký mới. Người này sẽ bắt đầu công việc trong tháng 1 năm 2017.

Ông Ban, người ban đầu được Hội đồng Bảo an chọn cho vị trí này trong tháng 10 năm 2006, sẽ nghỉ hưu vào ngày 31 tháng 12. Ông là người châu Á đầu tiên giữ cương vị lãnh đạo tổ chức này trong 35 năm qua.

Dựa trên một sự quay vòng các khu vực không chính thức được sử dụng bởi Liên Hợp Quốc, nhiều nhà phân tích tin rằng nhiều khả năng tổng thư ký tiếp theo sẽ được bầu từ khu vực Đông Âu, nơi chưa từng có ai được bầu vào chức vụ Tổng thư ký cho đến nay.

Tuy nhiên, những căng thẳng hiện nay giữa Nga và các thành viên thường trực phương Tây của Hội đồng Bảo an về cuộc xung đột ở Ukraine có thể dẫn đến một bế tắc tiềm năng về sự đề cử một người Đông Âu. Trong trường hợp đó, một trong những ứng cử viên khác còn lại và không đến từ một nước Đông Âu sẽ giữ vị trí này.

Sự lựa chọn chức danh Tổng thư ký có thể nhận được phiếu phủ quyết của bất kỳ thành viên nào trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp.

Các ứng cử viên cho vị trí này gồm 5 phụ nữ: Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova từ Bulgaria; cựu Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusic; Cựu Ngoại trưởng Cộng hòa Moldova Natalia Gherman; cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark- đang là người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc; Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Susana Malcorra; và cựu chủ tịch Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Christiana Figueres từ Costa Rica.

Ngoài ra, còn có 5 ứng cử viên nam: Bộ trưởng Ngoại giao  Montenegro Igor Luksic; Cựu tổng thống Slovenia Danilo Turk; cựu Cao ủy LHQ về người tị nạn Antonio Guterres- đồng thời là cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha; Cựu Ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic; cựu Bộ trưởng Ngoại giao Macedonia Srgjan Kerim; và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak. –  Đại Kỷ Nguyên