Lao động Việt tại Lào với Tết Đinh Dậu
28/01/2017
Hiện nay, những người lao động Việt Nam sang Lào làm ăn, đều xuất phát từ nhu cầu kiếm việc làm, vì thế hàng năm mỗi khi Tết đến thì đa số họ đều trở về Việt Nam để ăn Tết với gia đình và người thân.
Sau thảm họa môi trường ở Formosa Hà Tĩnh vừa qua, số người lao động Việt Nam sang Lào làm việc đã tăng đột biến, hiện nay có khoảng chừng 50 ngàn người.
Trong không khí những ngày giáp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, anh Tuấn người quê ở Bến Tre, sang làm việc ở Lào đã nhiều năm cho biết tình hình người lao động Việt Nam đón tết năm nay. Theo anh, mỗi năm khi tết đến cũng là dịp, mọi người lao động VN cố gắng thu xếp về thăm gia đình. Anh nói:
“Nói chung năm nay (người lao động) về hết 2 phần 3, còn lại 1 phần 3 do làm việc không được tiền nên họ phải ở lại. Cũng vì năm nay kinh tế khủng hoảng.”
Nói về không khí Tết những ngày này ở Lào, từ Sawanakhet, chị Phương, quê ở Thanh Hóa cho biết:
Nói chung năm nay (người lao động) về hết 2 phần 3, còn lại 1 phần 3 do làm việc không được tiền nên họ phải ở lại. Cũng vì năm nay kinh tế khủng hoảng.”
– Anh Tuấn
Khi được hỏi, mỗi khi xuân về, tết đến, những người lao động VN ở Lào sẽ tổ chức ăn Tết như thế nào?
Anh Thịnh, một lao động quê ở Sóc Sơn, Hà Nội sang Lào làm việc nhiều năm cho biết, do ở Lào có một số lượng lao động VN sang làm việc tương đối đông, cộng với số không nhỏ Việt kiều, nên đã từ lâu nay cái Tết của người Việt đã được người Lào quan tâm và chú ý. Anh chia sẻ:
“Bên này Tết thì cũng có mai vàng, bánh chưng, giò và mứt… như mình ăn Tết ở VN. Nhưng chúng tôi chỉ ăn Tết đến ngày mùng 1, mùng 2 thôi xong còn phải đi làm. Tôi cũng muốn về Việt Nam ăn Tết lắm, nhưng chưa có điều kiện để về. Tết Nguyên đán cổ truyền là ngày lễ thiêng liêng, ở xa quê bên này nhưng chúng tôi không bỏ, những tục lệ ở Việt Nam vẫn được duy trì.”
Chị Phương cũng cho biết thêm, Tết Nguyên đán là một lễ lớn của người Việt, vì thế những người Việt ở lại ăn tết ở đây vẫn cố gắng hết sức để có một cái Tết đầy đủ với mọi nghi thức cổ truyền như ở Việt Nam. Chị nói:
“Đến ngày 23 tháng chạp là lễ cúng quan trọng, thì mọi người cúng ông Công, ông Táo. Rồi ngày Tết họ cũng cúng ngoài trời, không khác gì ở Việt Nam cả.”
Do không có điều kiện về Việt Nam để ăn Tết cùng gia đình, song mọi người vẫn cố gắng lo cho mình một cái tết đầy đủ và tươm tất, với đủ mọi thứ như ở quê nhà. Nhưng quan trọng hơn cả là việc gửi tiền về cho người thân ở VN. Nói về các sinh hoạt trong những ngày tết, anh Thịnh chia sẻ:
Bên này Tết thì cũng có mai vàng, bánh chưng, giò và mứt… như mình ăn Tết ở VN. Nhưng chúng tôi chỉ ăn Tết đến ngày mùng 1, mùng 2 thôi xong còn phải đi làm.
– Anh Thịnh
Trả lời câu hỏi về sự quan tâm của Đại Sứ quán Việt Nam tại Lào, đối với lao động người VN ở Lào.
Chị Phương cho biết, mỗi khi Tết đến thì Sứ quán hay Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào đều có tổ chức họp mặt cộng đồng người Việt ở Lào nói chung. Có tổ chức có biểu diễn văn nghệ và liên hoan để mừng xuân. Chị cho biết:
Trong dòng xe cộ tấp nập hối hả của thủ đô Viêng Chăn buổi chiều những ngày cuối năm cũ, những người lao động VN mà chúng tôi có dịp gặp gỡ tiếp xúc ở đây, đều có chung một niềm vui khi sắp bước sang một mùa xuân mới. Dù rằng phải đón tết, vui xuân xa quê hương, xứ sở, gia đình và người thân, song tất cả mọi người đều có chung niềm hy vọng với một năm mới an lành và thịnh vượng.
Anh Vũ
(RFA)