Lao động đại lục đổ xô sang Việt Nam, Trung Quốc cho xây tường biên giới cao 2 mét?
23 tháng 10, 2020
Hôm thứ Ba (20/10), gần một nghìn kỹ thuật viên Trung Quốc tập trung tại con đèo Hữu nghị trên biên giới Trung-Việt tại Quảng Tây chuẩn bị sang Việt Nam làm việc. (Ảnh chụp màn hình video Twitter).Người dân để lại bình luận: “Hoa Kỳ đã xây một bức tường để ngăn người vào, và ĐCSTQ đã xây một bức tường để ngăn người trốn thoát!?”
Ngày 20/10, tại đèo Hữu nghị biên giới Việt-Trung phần nằm bên phía Quảng Tây, gần 1.000 kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập trung và dự định sang Việt Nam làm việc. Epoch Times dẫn lời báo hải ngoại cho biết doanh nhân Đài Loan gốc Việt nói rằng Việt Nam hạn chế lao động từ Trung Quốc, và những người này không dễ kiếm được việc làm. Ngoài ra, ở biên giới Trung – Việt, Trung Quốc đang xây một bức tường cao hai mét để ngăn người dân chạy trốn.
Theo các đoạn video trên nền tảng truyền thông xã hội Twitter, vào ngày 20/10, tại các thị trấn biên giới của đèo Hữu Nghị, đã có rất nhiều người ra nước ngoài đang sang tìm kiếm việc làm tại Việt Nam. Dựa trên những thông tin được cư dân mạng tiết lộ, gần một nghìn người đã ứng tuyển vào nhiều công ty Trung Quốc hoặc Đài Loan tại Việt Nam để làm các công việc kỹ thuật cao, trong đó công ty thiết bị chính xác Lập Tấn của Thâm Quyến” có 400 suất và thiết bị chính xác Phú Quế có 205 người Có 85 người ở Công ty TNHH Công nghệ Pin Việt Nam và 27 người ở Công ty TNHH Deli. Các ứng viên nêu trên đều là nhân viên kỹ thuật cấp cao của công ty.Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Năm (22/10), Quách Hải Quang, trưởng nhóm doanh nhân Đài Loan của Câu lạc bộ An Bình ở huyện Nghĩa An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam nói rằng nếu không nhờ sự mời gọi của các công ty trong nước, người lao động từ Trung Quốc sẽ khó tìm được việc làm ở Việt Nam.
Quách Hải Quang cho biết, khi người lao động Trung Quốc đại lục muốn làm việc tại Việt Nam, điều đầu tiên họ gặp phải là vấn đề về thị thực, và thứ hai, bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa hết, và người nhập cư cần phải cách ly. Có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.
Các công ty Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam
Doanh nhân người Nam Ninh, Quảng Tây, họ Trần nói với Đài Á Châu Tự Do, gần đây, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vì chi phí mà chuyển nhà máy sang Việt Nam: “Đặc biệt, doanh nhân Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam, họ nói với nhân viên… Tôi có những người bạn sang Việt Nam, họ nói với người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao là bạn có thể sang Việt Nam, lương ở Trung Quốc bao nhiêu, thì lương ở Việt Nam sẽ cao hơn. Đặc biệt là đối với nhân viên tay nghề cao, kỹ thuật viên, họ gửi đi thông điệp như vậy. Rất nhiều người đã đến Việt Nam, và một người bạn của tôi cũng đã đến đó”.
Hai tháng trước, hơn 20 người từ Quảng Tây, Trung Quốc, có ý định buôn lậu sang Việt Nam làm việc, đã bị cảnh sát biên giới Việt Nam bắt giữ vào ngày 17/7, mỗi người bị phạt 3.000 nhân dân tệ và trục xuất về nước. Theo thông tin đã đưa, những người Trung Quốc buôn lậu này không tìm được việc làm ở Quảng Tây nên họ chuẩn bị sang làm việc cho Sharp Electric, một công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Epoch Times dẫn lời một học giả tài chính cho rằng, nhiều ngành thâm dụng lao động đã rút khỏi Trung Quốc và chuyển sang Đông Nam Á như Việt Nam: “Ví dụ như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, và thậm chí cả Ấn Độ. Lực lượng lao động ở Trung Quốc đã trở nên dư thừa, và đã có sự tập hợp của người dân ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Bây giờ qua quan sát, tình trạng dư thừa lao động của Trung Quốc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn”.
Chuyên gia cho rằng nếu một lượng lớn lao động của Trung Quốc đổ vào các nước Đông Nam Á thì sẽ khó được các nước này hấp thụ: “Tốc độ tăng nhu cầu lao động của họ sẽ không cao như Trung Quốc đại lục mong đợi. Liệu những lao động dư thừa này có thể được người dân địa phương hấp thụ sau khi họ đến Đông Nam Á?. Vẫn là một vấn đề”.
Samsung Electronics của Hàn Quốc ngày 8/9 tiết lộ rằng họ sẽ cho ngừng nhà máy sản xuất TV ở Thiên Tân, Trung Quốc vào cuối tháng 11, và hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được chuyển sang Việt Nam cùng các nơi khác, đồng thời sẽ rút khỏi Trung Quốc. Samsung cũng đã rút dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc trong lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính cá nhân.
Xây dựng hàng rào cao hai mét ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam
Một cư dân mạng khác tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm km hàng rào biên giới dọc biên giới Việt – Trung. Bức tường cao hơn 2m được cho là để ngăn người dân chạy trốn. Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy bức tường bê tông cốt thép đang được xây dựng theo từng giai đoạn, và một số cọc xi măng được dựng trên sườn đồi tạo thành một đường cong uốn lượn. Biên giới trên đất liền Trung Quốc – Việt Nam dài 1.300 km, một số cư dân mạng cho rằng biên giới này sẽ được xây tường cao.
Doanh nhân họ Trần cho rằng Việt Nam ngày nay không như xưa: “Sự phát triển kinh tế của Việt Nam giống như Thâm Quyến hồi đó. Bất kể cấp độ chính sách, môi trường chính sách và độ mở quốc tế, nó mạnh hơn nhiều so với đại lục. Nên lao động sẽ đổ sang đó”.
Người dùng mạng nói tiếng Hoa châm biến nói rằng: “Hoa Kỳ đã xây một bức tường để ngăn người vào, và ĐCSTQ đã xây một bức tường để ngăn người trốn thoát!?”
Phụng Minh – Đại Kỷ Nguyên