Làm thế nào để lật đổ độc tài

Cac Bai Khac

No sub-categories

Làm thế nào để lật đổ độc tài

Cuộc chiến đấu dành lại chủ quyền quốc gia ngày hôm nay đã chuyển dạng thành một hình thức khác. Sẽ không còn là một cuộc chiến nặng về quân sự, mà sẽ là một hình thái hoàn toàn khác hẳn, một cuộc chiến sẽ không còn tiếng súng. Do đó, trong trường hợp Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị, những người con Việt cần có một loại vũ khí khác để  lật đổ CSBV.

Vũ khí ấy là gì?

Xin thưa, vũ khí đó là: Sự nhận diện ĐCSBV là bọn phản quốc, bán nước, là tập đoàn tội đồ của dân tộc và kết cuộc của sự suy nghĩ đó là hành động bất tuân dân sự, bất hợp tác với giặc ngoại lấn nội thù được thể hiện doi 100 triệu người con Việt như một là đoàn kết quyết chí hành động.

Bất tuân dân sự là gì?

Theo định nghĩa thông thường, Bất tuân (Disobedience) là sự từ chối hay phủ nhận, hay không vâng lời (một mệnh lệnh nào đó). Còn Bất tuân dân sự – Civil disobedience là từ chối tuân thủ các luật lệ do chính phủ áp đặt và gián tiếp buộc họ phải làm hoặc thay đổi (một chính sách hay luật lệ gì đó). Một thí dụ cụ thể trong đại học là Hội sinh viên của trường có thể thực hiện bất tuân dân sự để gây áp lực với Hội đồng Khoa để đòi thay đổi học phí hay chính sách thi cử v.v…

Và người hệ thống hóa chính sách bất bạo động chính là Gene Sharp

Gene Sharp (21/1/1928 – 2018) là người sáng lập Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu hành động bất bạo động và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts Dartmouth. Ông được biết đến với nhiều bài viết về cuộc đấu tranh bất bạo động, đã ảnh hưởng đến rất nhiều phong trào phản kháng của chính phủ trên toàn thế giới. Các nguồn tin không chính thức cho rằng Sharp đã được đề cử giải Nobel Hoà bình năm 2015 và trước đó đã được đề cử ba lần trong năm 2009, 2012 và 2013. Năm 2011, ông được trao Giải thưởng Giáo dục Hòa bình El-Hibri (El-Hibri Peace Education). Năm 2012, ông được nhận giải Right Livelihood Award, cũng như giải thưởng về “Dân chủ xuất sắc Trọn đời” (Distinguished Lifetime Democracy Award).

Ông đã soạn thảo và hệ thống hóa cung cách bất bạo động bằng cách tiếp cận các cuộc kháng chiến dân sự bất bạo động dựa trên các bài học của Gandhi, Luther King, Havel và nhiều người khác. Lý thuyết về quyền lực của Sharp nhấn mạnh rằng chủ nghĩa độc đoán đặt căn bản trên sự vâng lời của dân chúng và sự hợp tác của các cá nhân với những người cầm quyền. Quan niệm rốt ráo của ông là sự chống đối bất bạo động có thể lật đổ quyền lực chính trị và tinh thần của một chế độ độc tài.

Bản tóm lược của ông về 198 Phương pháp Hành động Bất bạo động – Nonviolent Action trình bày một loạt các kỹ thuật:

•         Tẩy chay, đình công, tọa kháng (sit-ins);

•         Ngăn chặn và làm chậm lại (blockades and slowdowns);

•         Phân phối tờ rơi (leaflets) và các buổi nói   chuyện công cộng.

Tất cả ba điều trên, bất cứ một công dân nào cũng có thể dùng để từ chối một quyền lực bất hợp pháp của chế độ độc tài. Một khi kết hợp được với các hình thức phản kháng truyền thống nói trên người dân có thể gây ra áp lực to lớn cho các nhà độc tài tùy theo từng giai đoạn.

Một khi nhận thức về tính bất khả chiến bại của chính sách bất bạo động qua hình thức “chấm dứt sự vâng lời” (đối với chế độ CSBV), sẽ đưa tới sự tan rã của chế độ một cách nhanh chóng.

198 Phương cách Bất tuân của Gene Sharp

Ông đã phân chia nhiều loại bất tuân, trong đó từ phương cách 193 đến 198 được Ông xếp vào loại “Can thiệp chính trị” – Political intervention như sau:

·       193. Sự quá tải của các hệ thống hành chính;

·       194. Tiết lộ danh tính của các điệp viên bí mật;

·       195. Tìm cách giam cầm các nhà độc tài (seeking imprisonment);

·       196. Sự bất tuân dân sự;

·       197. Làm việc mà không cần cộng tác với chính quyền độc tài;

·       198. Thiết lập Chủ quyền kép (Dual sovereignty) và thành lập Chính phủ Song hành. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, vẫn còn một số lượng lớn các phương pháp bổ túc đã được xử dụng nhưng chưa được phân loại, và sẽ có nhiều phương pháp bổ túc khác sẽ được khơi sáng trong tương lai có đặc điểm của ba loại phương pháp:

a-    Phản đối bất bạo động và thuyết phục;

b-    Bất hợp tác và

c-    Can thiệp bất bạo động (non-violent protest and persuasion, non-cooperation and non-violent intervention).

Tại sao người dân vâng lời

Sharp đưa ra bảy (7) lý do khiến cho người dân “phải” nghe lời:

·       Thói quen: Theo thói quen, đó là lý do chính khiến mọi người không đặt câu hỏi của “thượng cấp” muốn họ làm. Sự vâng lời (theo thói quen) đã được nhen nhúm trong hầu hết các nền văn hoá (nhứt là văn hóa Việt Nam);

·       Nỗi sợ hãi bị trừng phạt: Đó là nỗi sợ hãi của các hình thức trừng phạt, chứ không phải chính sự hình phạt; điều đó có hiệu quả nhất trong việc áp đặt sự vâng lời;

·       Nghĩa vụ đạo đức: “Sự hạn chế nội lực” (inner constraining power) là sản phẩm của chương trình văn hoá và giáo dục nhồi sọ có chủ ý do chính quyền độc tài qua tôn giáo và truyền thông theo chế độ;

·       Lợi ích cá nhân: Khả năng có được lợi ích về uy tín và tài chánh được nâng cao, có thể thu hút nhiều người tuân theo để hưởng lợi ích kể trên;

·       Nhận diện tâm lý với người cai trị: Mọi người có thể cảm thấy có mối liên hệ cảm tính và có cảm tình với người lãnh đạo hoặc hệ thống lãnh đạo. Các biểu hiện phổ biến nhất của điều này là cung cách biện minh bằng lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc;

·       Các trí não không ý thức: Mọi người thường tuân theo lệnh mà không có ý thức để đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một chính thể độc tài;

·       Sự vắng bóng của niềm tự tin: Một số người thích “chuyển” sự kiểm soát cuộc sống của họ cho lớp cầm quyền, vì họ không đủ tự tin để tự quyết định.

Nhờ áp dụng một số phương pháp nầy, hai nhà giáo Srdja Popovic và Slobodan Djinovic, lãnh đạo Otpor, một phong trào học sinh ở Serbia đã từng nổi lên để lật đổ Tổng thống độc tài Slobodan Milosevic năm 2000. Sau đó, họ giúp đỡ các phong trào dân chủ thành công ở Gruzia và Ukraine. Tiếp theo, hai người thành lập Trung tâm Ứng dụng Chính sách và Hành động Bất bạo động – Center for Applied Nonviolent Action and Strategies – Canvas, và đã đi khắp thế giới, đào tạo các nhà hoạt động dân chủ từ 46 quốc gia theo phương pháp của Otpor.

Hai nhà giáo Serbia trên bắt đầu với những khái niệm của học giả người Mỹ Gene Sharp về phong trào bất bạo động. Nhưng họ đã tinh chế và thêm vào những ý tưởng khác. Popovic kể lại sách lược của Canvas và cách mọi người xử dụng chúng như thế nào trong một cuốn sách mới “Bản Thiết kế cho Cách mạng” – Blueprint for Revolution. Có tất cả tám (8) Huyền thoại:

·       Bất bạo động là đồng nghĩa với tính thụ động. Không đúng. Cuộc đấu tranh bất bạo động là một sách lược buộc một nhà độc tài phải trả lại (cede) quyền lực bằng cách tách rời ông ta rời khỏi các tay chân trụ cột của ông ta;

·       Những phong trào bất bạo động thành công nhất nảy sinh và tiến triển từ sự tự phát. Không đúng. Sự chiến đấu bất bạo động là một cuộc vận động chiến lược để ép nhà độc tài phải rời khỏi quyền lực;

·       Chiến thuật chính của đấu tranh bất bạo động là tập trung nhiều người. Ý tưởng này phổ biến rộng rãi vì những cuộc biểu tình lớn giống như đầu của tảng băng trôi và điều quan trọng duy nhất là có thể nhìn thấy tảng băng từ xa;

·       Bất bạo động có thể là hình thức đạo đức cao, nhưng áp dụng hình thức nầy sẽ vô ích đối với một nhà độc tài dã man. Bất bạo động không chỉ là sự lựa chọn đạo đức; nhưng nó luôn luôn là sự lựa chọn có chiến lược;

·       Chính trị là chuyện kinh doanh nghiêm chỉnh.Theo triết gia James P. Sullivan, tiếng cười mạnh hơn 10 lần so với tiếng la hét. Không có gì phá vỡ sự sợ hãi của mọi người bằng cách nhạo báng lãnh đạo độc tài;

·       Bạn khuyến khích mọi người bằng cách vạch trần các vi phạm nhân quyền. Hầu hết mọi người không quan tâm đến nhân quyền. Người dân quan tâm và ủng hộ một người/phe đối lập với một tầm nhìn về tương lai với hứa hẹn là sẽ làm cho cuộc sống của họ tốt hơn và có nhiều phúc lợi hơn nhà cầm quyền hiện có;

·       Các phong trào bất bạo động đòi hỏi những nhà lãnh đạo có sức thu hút và có cách thức nói chuyện gây hứng khởi cho người nghe;

·       Xem cảnh sát, lực lượng an ninh và các nhóm lợi ích, đồng minh của nhà độc tài là kẻ thù. Có thể, nhưng đừng đẩy tất cả nhân sự trong những nhóm vào chân tường mà có thể đối xử trong chừng mực nào đó với những người “cảnh tỉnh”.

Trên đây là 8 bổ túc trong cuộc tranh đấu bất bạo động nằm trong chiêu thức 196 của Gene Sharp qua chiến lược “Bất tuân dân sự”. Các bổ túc nầy góp phần xóa tan bảy yếu tố khiến cho người dân bắt buộc phải “vâng lời” sau một thời gian dài bị sự áp đặt, kềm kẹp, đàn áp không khoan nhượng của độc tài.

Việt Nam, với CSBV và qua cơ chế chuyên chính vô sản, đã hội tụ đủ 7 yếu tố “vâng lời” từ đó biến cải người dân phải tùng phục…vô điều kiện. Vì vậy, người dân trong và ngoài nước cần phải chiêm nghiệm, động não nhiều hơn 8 huyền thoại kể trên để có thể xóa tan bức màn “vô minh” tức bảy (7) yếu tố vâng lời mà CSBV áp đặt lên mọi người dân miền Nam trong suốt hơn 47 năm qua.

Bạn còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng để xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Việt.

Mai Thanh Truyết

Trích và nhuận sắc từ Tài liệu học tập của Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng – 2022