Kỷ niệm 100 năm kênh đào Panama

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kỷ niệm 100 năm kênh đào Panama

Được xây dựng trong 33 năm, kênh đào Panama khai trương  hôm 15/8/1914 và được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện  đại.

Theo BBC
Cập nhật: 14:45 GMT – thứ sáu, 15 tháng 8, 2014
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash  Player mới nhất để nghe/xem.
Kỷ niệm 100 năm kênh đào Panama
00:01:59
Năm 1881, Pháp khởi công xây dựng một trong những dự án  nhiều thách thức nhất về mặt kỹ thuật từ trước tới giờ, nhằm nối  liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

Sau đó, dự án được bán cho Mỹ, và người Pháp đã bị thiệt hại  nặng về tài chính. Khi hoàn thành, kênh đào đã tiêu tốn hết 639 triệu đô la, đủ để  đóng 85 con tàu Titanic. Sau 33 năm thực hiện, kênh đào đã cướp đi mạng sống của hơn 25 ngàn  người, tức là mỗi dặm kênh đào được đánh đổi bằng 500 sinh mạng. Ba  phần tư thiệt mạng trong thời gian Pháp xây dựng. Kể từ khi kênh đào Panama được đưa vào sử dụng, ngày 15/8/1914, hành  trình từ bờ Tây nước Mỹ sang châu Âu được giảm đi một nửa, còn từ  Thượng Hải tới New York giảm 14%. Pháp và Mỹ chịu trách nhiệm xây dựng, nhưng kênh đào cuối cùng đã  được bàn giao cho Panama hồi 1999. Lần đầu tiên hợp nhất hai đại dương, kênh đào Panama chiếm vị trí  trong lịch sử như một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

Mở rộng kênh đào Panama

Mo rong kenh dao Panama
Tàu bè qua lại kênh đào Panama. Ảnh: Reuters

Gần 80% dân Panama cuối tuần qua đã bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch nâng cấp kênh đào Panama. Thế là sau gần 1 thế kỷ tồn tại, con kênh chiến lược này sẽ được mở rộng để đáp ứng đòi hỏi ngày một cao của hàng hải quốc tế.

Được đưa vào khai thác năm 1914, giờ đây kênh đào Panama đang phải đối mặt với những vấn đề khá nan giải. Vào năm 1934, người ta đã dự báo rằng kênh đào này có thể lưu thông tối đa khoảng 80 triệu tấn hàng hóa mỗi năm và tình hình đã thay đổi một cách khủng khiếp kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2002). Trước thời điểm này, hàng hóa qua kênh Panama chủ yếu là của Mỹ, Chile và một số nước khác, nhưng sau đó thì các tàu tải trọng lớn hàng vạn tấn chất đầy hàng “made in China” đã nối đuôi nhau đi vào con kênh này. Năm 2005, đã có khoảng 14 nghìn tàu bè qua lại kênh đào Panama với số lượng hàng hóa chuyên chở là 278 triệu tấn. Trước đây, các tàu vận tải quốc tế khi đi qua Panama không cần đến nhiều thời gian chờ. Hiện nay, việc đợi chờ để qua được kênh Panama đã trở thành nỗi ám ảnh với các thủy thủ vì đã có không ít con tàu đi qua con kênh dài 80 km này mất tới 9 ngày trời. Bên cạnh đó, khi xây kênh đào Panama cách đây gần 100 năm, người ta đã không thể dự tính được kích cỡ của tàu biển hiện nay. Hiện nay, độ sâu của dòng kênh vĩ đại này đã trở nên không còn phù hợp với những con tàu nặng hàng vạn tấn với sức chứa trên 5.000 container. Do vậy, Panama bắt buộc phải được đào sâu thêm cùng với việc nới rộng hai bờ. Để nâng cấp kênh Panama, chính phủ đã đưa ra một dự án với chi phí vào khoảng 5,25 tỉ USD và nếu được thông qua, sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2007 đến 2014. Tuy nhiên, khi chính phủ đưa ra đề án này thì gặp phải sự phản đối khá quyết liệt của một bộ phận công chúng: Panama có số dân khoảng 3 triệu người nhưng có tới 40% trong số này sống dưới mức nghèo khổ; nợ nước ngoài hiện lên tới 10 tỉ USD (chiếm 75% tổng thu nhập quốc dân). Nhiều ý kiến cho rằng hầu hết lợi nhuận thu được từ dòng kênh này đều rơi vào túi quan chức chính phủ, giới chủ ngân hàng. Do vậy, dân chúng sợ rằng nếu đề án cải tạo Panama được triển khai thì thuế má sẽ nặng thêm, tỷ lệ dân nghèo sẽ còn tồi tệ hơn và nợ nước ngoài sẽ tiếp tục chồng chất. Tuy nhiên, Chính phủ Panama lại có lý lẽ khác. Trong thời gian gần đây, nguồn thu từ kênh đào Panama đã tăng lên gấp nhiều lần so với tổng thu nhập trong 8 thập kỷ trước khi người Mỹ chuyển giao con kênh này cho Chính phủ Panama (1999). Nếu đề án cải tạo Panama được thông qua, sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho 7.000 người (gần bằng số lao động hiện nay tại kênh Panama) và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách do lượng tàu bè qua lại nhiều hơn. Chính phủ cũng cảnh báo rằng, Nicaragua đang quyết tâm xây dựng một dòng kênh tương tự mà họ đã ấp ủ hơn 100 năm qua. Hiện Nicaragua đã xem lại đề án với tổng chi phí vào khoảng 18 tỉ USD (gấp 4 lần tổng thu nhập quốc dân) và được Trung Quốc, Mexico, Honduras, El Salvador ủng hộ với tham vọng họ sẽ cùng Nicaragua chia sẻ lợi nhuận có được sau khi dự án này thành công. Bên cạnh Nicaragua, Mexico cũng đang phát triển một dự án đưa tàu thuyền đến các cảng Thái Bình Dương rồi chuyển container tới tàu lửa hoặc ô tô để đưa hàng tới vịnh Mexico hoặc chuyển thẳng tới Mỹ. Panama không còn lựa chọn nào khác là phải “khai thông” hơn nữa dòng kênh của mình. Và người dân Panama đã hiểu điều đó, bằng chứng là họ đã bỏ phiếu ủng hộ dự án nâng cấp dòng kênh.

Hiếu Lê(Theo Spiegel, AP)