Kinh tế – tài chính quốc tế tuần từ 10-15/4/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kinh tế – tài chính quốc tế tuần từ 10-15/4/2017

 

 16:31, 17/04/2017 
KINH TẾ – TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Nội dung
Tăng trưởng – Lạm phát
– Trung Quốc:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I đạt 6,8%. (Theo Ngân hàng Goldman Sachs ngày 09/11)
+ Trong tháng 3/2017, CPI tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 0,8% so với tháng 02/2017 (Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 12/4)
– Pháp: Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2017 đạt 0,3%, thấp hơn mức tăng 0,4% (dự báo đưa ra ngày 09/3), do sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp. Dự báo kinh tế Pháp năm 2017 tăng trưởng 1,3%, cao hơn mức tăng 1,1% của năm 2016. (Theo Ngân hàng Trung ương Pháp – BdF ngày 10/4)
– Singapore: Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2017 đạt 2,5%, tuy thấp hơn mức tăng trưởng 2,9% của quý IV/2016 nhưng là mức tăng trưởng quý I cao nhất kể từ năm 2014 và cao hơn mức 2,4% (dự báo của thị trường), chủ yếu do lĩnh vực sản xuất tăng mạnh 6,6%. (Theo Văn phòng Thống kê Singapore ngày 13/4)
– Philippines: Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 6,9% trong năm 2017 – 2018 và6,8% trong năm 2019, cao nhất khu vực Đông Nam Á, , trong bối cảnh Chính phủ Philippines sẽ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo thêm việc làm, gia tăng chi tiêu hộ gia đình và giảm bớt đói nghèo.Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo, những rủi ro phát sinh từ việc lãi suất gia tăng trên toàn cầu có thể làm suy yếu đồng nội tệ của nước này (peso), ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư và đẩy lạm phát tăng.(Theo Ngân hàng Thế giới – WB ngày 11/4)
– Anh: Trong tháng 3/2017, CPI tăng 2,3%, bằng mức tăng của tháng 02/2017 và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2013, chủ yếu do giá lương thực, rượu, thuốc lá, quần áo, giầy dép, hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao. Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá) là 1,8%, thấp hơn 2% của tháng 2. (Theo Văn phòng Thống kê Anh ngày 11/4)
Tín dụng
Tổng nợ trên toàn cầu trong năm 2016 tăng thêm 7,6 nghìn tỷ USD so với năm 2015 lên 215 nghìn tỷ USD. Trong đó:
– Nợ của các thị trường mới nổi tăng lên 55 nghìn tỷ USD, tương đương 215% GDP , chủ yếu do nợ của các doanh nghiệp phi tài chính tăng cao. Trong giai đoạn 2006 – 2016, khoản nợ mới của các thị trường mới nổi tăng gần 40 nghìn tỷ USD, cao hơn so với mức tăng khoảng 9 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 1996 – 2006.
– Nợ của các quốc gia phát triển tăng lên 160 nghìn tỷ USD, tương đương 390% GDP.
(Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế – IIF ngày 04/4).
Thương mại
Tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2017 dao động khoảng 1,8-3,6%, cao hơn so với mức tăng 1,3% của năm 2016, sau đó tăng lên 2,1-4% trong năm 2018. Tuy nhiên, WTO cảnh báo nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu. (Theo Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO ngày 12/4 dự báo)
Chứng khoán
– Chứng khoán Hoa Kỳ: Tuần qua, hầu hết các chỉ số chứng khoán chính đều giảm điểm trong bối cảnh những rủi ro địa chính trị tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung cả tuần (10/4 – 14/3/2017), chỉ số Dow Jones; S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 0,23%; 1,12% và 0,64% so với chốt phiên giao dịch cuối của tuần trước (07/4/2017). Trong ngày giao dịch ngày 13/4/2017, so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:
+ Chỉ số S&P 500 giảm 15,98 điểm (-0,68%) xuống 2.328,95 điểm.
+ Chỉ số Nasdaq giảm 31,01 điểm (-0,53%) xuống 5.805,15 điểm.
+ Chỉ số Dow Jones giảm 138,61 điểm (-0,67%) xuống 20.453,25 điểm.
Ngày 14/4/2017, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nghỉ lễ Phục sinh.
– Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 0,15 điểm (-0,1%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (14/4/2017) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:
+ Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 91,21 điểm (-0,49%) xuống 18.335,63 điểm.
+ Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 29,86 điểm (0,9%) xuống 3.246,07 điểm.
+ S&P/ASX 200 (Australia) giảm 44,01 điểm (-0,74%) xuống 5.889,95 điểm.
+ Kospi (Hàn Quốc) giảm 13,73 điểm (-0,64%) xuống 2.134,88 điểm.
+ Hang Seng (Hong Kong): Đóng cửa nghỉ lễ.
Dầu mỏ
Tuần từ 10/4-14/4/2017, giá dầu WTI và Brent tăng tương ứng 1,79% và1,5%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (13/4/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 5/2017:
– WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 7 cent lên 53,18 USD/thùng.
– Brent trên sàn ICE Futures Europe tăng 3 cent lên 55,89 USD/thùng.
Ngày 14/4/2017 thị trường Hoa Kỳ nghỉ lễ Phục sinh.
– Dự trữ dầu mỏ của các nước thuộc OECD đã giảm 17,2 triệu thùng trong tháng 3/2017, tuy nhiên vẫn cao hơn khoảng 300 nghìn thùng so với mức trung bình của 5 năm qua. IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2017 khoảng 40 nghìn thùng/ngày xuống còn 1,32 triệu thùng/ngày và nhận định cung cầu dầu mỏ toàn cầu đang gần cân bằng. (Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế – IEA ngày 13/4)
– Số lượng giàn khoan dầu mỏ ở Hoa Kỳ trong tuần (từ ngày 10 – 13/4) đã tăng thêm 11 giàn, nâng tổng số giàn khoan lên 683 giàn – mức cao nhất trong 2 năm qua và là tuần tăng thứ 13 liên tiếp, đe dọa sự tái cân bằng cung – cầu của thị trường năng lượng. (Theo Công ty Dịch vụ năng lượng Baker Hughes, Hoa Kỳ, ngày 13/4)
Châu Á
Hàn Quốc
– Trong tháng 3/2017, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2016 do giá trị xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn và hóa dầu tăng mạnh; doanh số bán lẻ tăng 3,2%, đảo ngược xu thế giảm liên tục từ tháng 11/2016 – 01/2017.
– Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc – BoK giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,25% tháng thứ 10 liên tiếp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2017 từ mức 2,5% (dự báo tháng 01/2017) lên 2,6%.(Theo BoK ngày 13/4)
Philippines
Trong tháng 02/2017, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Philippines đạt 11,3 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2016, do kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng cao, lần lượt là 11% và 20,3%. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do xuất khẩu sang các nước Đông Á (chiếm 48,3% tổng giá trị xuất khẩu) tăng cao, cho thấy Philippines đang thiết lập những mối quan hệ vững chắc hơn với các quốc gia trong khu vực. (Theo Cơ quan kinh tế và phát triển quốc gia Philippines – NEDA ngày 11/4).
Ấn Độ
Trong tháng 3/2017, thâm hụt thương mại của Ấn Độ là 10,4 tỷ USD, cao hơn so với mức thâm hụt 4,4 tỷ USD của tháng 02/2017 và mức thâm hụt 8,4 tỷ USD (theo dự báo của thị trường). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2016 lên 29,2 tỷ USD – mức cao nhất kể từ tháng 3/2014; kim ngạch nhập khẩu tăng 45,3% lên 39,6 tỷ USD – mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, do giá trị nhập khẩu dầu mỏ và vàng tăng cao (lần lượt là 101,4% và 329,2%). (Theo Bộ Công Thương Ấn Độ ngày 13/4)
Hoa Kỳ
Trong tháng 3/2017, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ giảm 0,1% so với tháng 02/2017 – lần giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2016, do chi phí dịch vụ và sản phẩm năng lượng giảm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2016, PPI tháng 3 tăng 2,3% – mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2012, cho thấy lạm phát tại nước này đang tăng lên. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 13/4)
Các doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ (có quy mô dưới 500 nhân viên) gặp thách thức về thu hút vốn. Trong năm 2016, chỉ có 40% doanh nghiệp nhỏ nhận được đủ nguồn vốn, 36% nhận được một phần vốn và 24% không nhận được gì. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp yếu kém, tài sản bảo đảm không đủ, điểm tín dụng thấp, dư nợ tín dụng cao… Hiện nay, 76% doanh nghiệp nhỏ phải trả nợ chậm, cắt giảm giờ làm hoặc sa thải nhân viên. (Theo kết quả khảo sát thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – FED ngày 11/4).
Trung Quốc
Quý I/2017, đầu tư vào tài sản cố định tại Trung Quốc tăng 8,9%. Trong tháng 3/2017, sản lượng công nghiệp tăng 6,4%, cao hơn mức tăng 6,3% của hai tháng đầu năm. (Theo Ngân hàng Goldman Sachs ngày 09/11).
Trong tháng 3/2017, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 23,9 tỷ USD, thấp hơn 25,2 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2016 lên 180,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng 20,3% lên 156,7 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 13/4).
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc trong tháng 3/2017 tăng 3,9 tỷ USD lên 3.010 tỷ USD, tháng tăng thứ hai liên tiếp, trong bối cảnh đồng NDT dần ổn định. Trong quý I/2017, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm 1,4 tỷ USD, nhưng mức giảm thấp hơn hai quý trước đó do sức ép của tình trạng thoái vốn giảm dần. Cơ quan Quản lý ngoại hối Trung Quốc dự báo, dự trữ ngoại tệ sẽ ổn định hơn trong thời gian tới khi nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá và thặng dư tài khoản vãng lai trong biên độ hợp lý. (Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – PBoC ngày 08/4).
Chỉ số PPI của Trung Quốc tháng 3/2017 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 7,8% của tháng 02/2017 và là lần giảm tốc đầu tiên trong 7 tháng qua do giá quặng sắt và than giảm mạnh. (Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 12/4)
Trung Quốc sẽ mở cửa cho đầu tư tư nhân trong một số lĩnh vực, (khoan dầu và công nghệ quốc phòng…); khuyến khích đầu tư nhằm nâng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi lên 15% GDP vào năm 2020. (Theo Nhật báo Thông tin kinh tế thuộc Tân Hoa Xã ngày 11/4).
Theo quy định của Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 08/4/2017, các trái phiếu doanh nghiệp mới được phát hành có mức xếp hạng dưới AAA hoặc những trái phiếu do các tổ chức phát hành có mức xếp hạng dưới AA bán ra sẽ không được sử dụng làm tài sản đảm bảo trong hoạt động repos (mua, bán chứng khoán có kỳ hạn). Quy định này nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong kinh doanh repos và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường trái phiếu.
Nhật Bản
Trong tháng 02/2017, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016, tháng tăng thứ 32 liên tiếp, lên 2.810 tỷ JPY (25,3 tỷ USD) – mức cao nhất kể từ tháng 3/2016, do xuất khẩu sang các nước châu Á tăng (tổng giá trị hàng hoá xuất sang khu vực này tăng 12,2%). (Theo Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 10/4)
Trong tháng 3/2017, PPI của Nhật Bản tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2016 – tháng tăng thứ 3 liên tiếp và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/2014, do giá hàng xuất khẩu tăng 4,2%. (Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngày 12/4)
Anh
Chi tiêu dùng của người Anh (một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Anh) trong quý I/2017 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2016, giảm so với mức tăng 2,7% của quý IV/2016 và là mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, cho thấy kinh tế Anh có dấu hiệu giảm tốc trong bối cảnh nước này chính thức khởi động tiến trình đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).(Theo kết quả khảo sát của Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu Visa ngày 10/4).
Đàm phán – Ký kết
Chile và Trung Quốc
Đại diện Chính phủ Chile và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán tại Bắc Kinh về việc mở rộng Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Tiến trình đàm phán dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2017. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Chile (chiếm 26% thị phần xuất khẩu). Năm 2016, kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa hai nước đạt 31,474 tỷ USD. (Theo Bộ Ngoại giao Chile ngày 10/4)
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành vòng đàm phán thứ 12 FTA ba bên từ ngày 10 – 13/4 tại Tokyo, Nhật Bản. Đại diện của ba nước thảo luận để đưa ra biện pháp thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như thương mại, dịch vụ và đầu tư, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ… (Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 09/4)
Nhận định
chuyên gia
Chủ tịchNgân hàng Trung ương châu Âu – ECB (10/4):
Mặc dù vẫn còn các quan ngại về chính trị trong năm 2017, nhưng kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục giữ vững đà phục hồi do được “tiếp sức” bằng các chính sách tiền tệ hợp lý của châu Âu. Bên cạnh đó, các nước Eurozone cần tăng cường tiến độ cải cách, đặc biệt là phát triển thị trường lao động và tăng tỷ lệ chi tiêu công nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF, Christine Lagarde (12/4):
Kinh tế thế giới đang lấy lại đà tăng trưởng sau 6 năm tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, tình hình chính trị thiếu chắc chắn tại châu Âu và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở một số nước sẽ là những nguy cơ gây cản trở hoạt động thương mại và kinh tế toàn cầu. Bảo hộ thương mại sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng áp lực lên giá hàng hóa, hạn chế sản xuất, đầu tư và tăng trưởng.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới – WB phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, Victoria Kwakwa (13/4):
Các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương duy trì được đà tăng trưởng và giảm nghèo trong thời gian qua do có các chính sách kinh tế phù hợp và kinh tế toàn cầu có triển vọng hồi phục. Tuy nhiên, các nước cần phải tìm cách giảm mức độ dễ bị tổn thương về tài khóa, đồng thời nâng cao chất lượng chi tiêu công và tăng cường hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực,.
Chính sách
Brazil
Ủy ban Chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương Brazil (12/4) thông báo cắt giảm lãi suất chủ chốt (Selic) từ 12,25% xuống 11,25%/năm – mức cắt giảm nhiều nhất trong vòng 8 năm qua – nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chuyên gia nhận định, biên độ cắt giảm lãi suất của Brazil (1%) là hợp lý, mặc dù Selic của Brazil vẫn ở mức cao nhất thế giới, đồng thời dự báo, Selic được giảm xuống 8,5%/năm vào tháng 12/2017 – mức thấp nhất kể từ cuối năm 2013.
Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính