Khủng hoảng vùng đảo Điếu Ngư (Senkaku) – Ngụy Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã được nâng cao lên trong thời gian qua. Dư luận đã khá ồn ào về một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nó không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, mà còn rất phổ biến ở Nhật Bản. Điều này đã đặt Hoa Kỳ vào một tình huống rất khó xử: khi thì HK thể hiện sự không hài lòng với những lời khiêu khích của chính quyền Nhật Bản, trong khi khác, HK chính thức tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản. Vì vậy, HK đã làm cho cả Trung Quốc và Nhật đều không hiểu được lập trường.
Có nhóm người thậm chí còn chế thêm dầu vào lửa. Họ còn viện dẫn thiên cơ như năm nay là hết chu kỳ thứ hai của 60 năm chu kỳ kể từ chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (năm 1894), do đó chắc chắn sẽ có một cuộc chiến tranh xảy giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như những điều tương tự như vậy. Nếu dựa theo quan điểm của những thông tin, thì nó có vẻ như vậy. Kể từ khi chính quyền Shinzo Abe của Nhật tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư (tức quần đảo Senkaku), thì tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên các quần đảo này đã được nóng lên liên tục. Mối quan tâm xảy ra sự cố giữa hai bên mà các phương tiện truyền thông nói đến không phải là hoàn toàn vô căn cứ.
Có một số học giả Trung Quốc đã phân tích gần như khẳng định rằng trong quá khứ hơn một thế kỷ qua, cả hai lần vươn lên của Trung Quốc đã bị gián đoạn bởi Nhật Bản, vì vậy bây giờ là lúc để trả thù – bây giờ sẽ phải là lúc để dạy cho “cậu bé Nhật Bản” một bài học. Nói cách khác, họ đang kích động cơn sốt chiến tranh. Ở phía bên kia, dư luận cũng khuyến khích chiến tranh với lý luận rằng quân đội của Đảng Cộng sản thì tham nhũng và bất tài, tựa như quân đội của nhà Thanh trong Chiến tranh Trung-Nhật lần đầu tiên. Vì vậy, nếu Trung Quốc có chiến tranh với Nhật Bản, chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ như triều đại của nhà Thanh. Tóm lại, cả những người thích Đảng Cộng sản và những người đối lập với chế độ cộng sản đều kích động rằng phải có một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và có vẻ như là không thể nào tránh được cuộc chiến tranh này.
Nếu chúng ta nhìn vào động lực của cả hai chính quyền muốn kích động cơn sốt chiến tranh, thì chúng ta sẽ có thể phân tích xem trận chiến này có thể tránh được hay không. Động lực đầu tiên là chính quyền Abe của Nhật dự định phá vỡ xiềng xích của hiến pháp hòa bình. Họ đã có ý đó và không ngừng suy nghĩ về điều này trong một thời gian dài. Họ muốn sử dụng các tranh chấp về một số hòn đảo nhỏ không có người ở để tạo ra sự căng thẳng, tạo ra cái cớ để phá vỡ hiến pháp hòa bình và mở rộng quyền tự vệ. Cùng lúc, họ có thể nâng cao uy tín của chính quyền qua sự cuồng nhiệt của chủ nghĩa yêu nước và nhờ đó tăng cường quyền lực của họ ở Nhật. Bàn về chiến tranh là cách dùng một hòn đá để chọi hai con chim.
Trong quá khứ, bất cứ khi nào chính quyền Trung Quốc gặp phải tranh chấp, hành động thông thuờng của họ là không hành động, với lý do là gác tranh chấp trong nỗ lực để tránh những xung đột với Nhật. Lần này, chính quyền Abe cho rằng Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy. Điều bất ngờ là, lần này chính quyền của Tập Cận Bình ở Trung Quốc cũng có nhu cầu tương tự như vậy cho chính quyền của ông. Chính quyền CSTQ cũng muốn tận dụng lợi thế của phong trào yêu nước để nâng cao uy tín của họ ở Trung Quốc. CSTQ muốn lợi dụng phong trào yêu nước để tạo uy tín cho TQ. Họ dùng phong trào yêu nước này như một doanh nghiệp mà không cần phải bỏ vốn đầu tư. Nhưng phản ứng này của TQ đã đặt chính quyền Nhật ở vào vị thế không thể rút lui. Vì vậy, chính quyền Nhật chỉ có thể duy trì một lập truờng cứng rắn, cho nên quan điểm trước đó là gác tranh chấp cùng khai thác đã bị phá vỡ.
Khi chính quyền Trung Quốc đưa ra lập trường cứng rắn xung quanh các đảo tranh chấp, chính quyền Nhật đã không có chỗ để rút lui, vì như vậy nó có nghĩa là một cuộc khủng hoảng chính trị ở trong nước. Khi cả hai bên leo thang, tranh chấp biến thành một cuộc khủng hoảng, rồi khủng hoảng phát triển thành một sự hiểm nguy. Những gì các cơ quan truyền thông và các nhà quan sát lo ngại không phải là không có căn cứ: một cuộc chiến tranh đang nẩy mầm.
Các chính trị gia ở cả hai bên đang rất tức giận, thực sự không phải vì những hòn đảo nhỏ, nhưng vì với những tính toán riêng của họ. Các chiến lược gia của Tập Cận Bình cho rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp khi Trung Quốc bước vào một cuộc chiến tranh với Nhật Bản, cùng lắm là HK sẽ cố gắng hòa giải và thuyết phục hai bên. Khả năng của một cuộc chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc là thấp. Nhưng các cố vấn của Abe đánh giá cho rằng TQ suy yếu nội bộ, và cho rằng quân đội TQ kỹ luật thấp và yếu kém khả năng chiến đấu. Trong cái nhìn của họ, một cuộc chiến tranh với Nhật sẽ gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ Cộng sản ở Trung Quốc. Họ cho rằng Trung Quốc chỉ dọa nạt chứ không có gan dạ để khởi động một cuộc chiến tranh. Cho nên, Nhật có thể chấp nhận rủi ro.
Với phân tích này, chúng ta nhận thấy rằng cả hai bên đã đánh giá sai với nhau. Lợi ích chính trị của cả hai chính quyền đưa đến quyết định là họ không thể rút lui, cho nên cả hai đang từng buớc leo thang và chờ cho những nhượng bộ từ phía bên kia. Khi cuộc đối đầu đi đến một kết thúc mà không ai chịu nhường nhịn, kết quả tự nhiên sẽ là một cuộc chiến tranh. Hơn nữa, với các tàu chiến và máy bay chiến đấu giăng mắc nhau giữa cả hai bên, không ai có thể đảm bảo rằng họ có thể điều khiển hoàn toàn các chiến sĩ của họ tại hiện trường. Rất có thể quyết định của các nhà lãnh đạo cao nhất sẽ không được tuân thủ. Trong thế kỷ trước, không phải là quyết định của chính phủ Nhật Bản cho phép quân đội Nhật tại Mãn Châu khởi động cuộc tấn công đánh Trung Quốc (tư lệnh Quan Đông của quân đội Hoàng Gia Nhật, tướng Shigeru Honjo, ra lệnh cho lực lượng của ông làm như vậy, vi phạm lệnh từ Tokyo). Bên phía Trung Quốc bây giờ, đang có nguy cơ tương tự.
Như vậy, nếu chiến tranh nổ ra, thì hai bên sẽ được gì? Một khả năng có vẻ tương đối nhỏ là sự tham chiến của Hoa Kỳ, với chiến tranh được tiến hành chủ yếu trong lãnh thổ và lãnh hải Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bị đánh bại, nhưng chiến tranh sẽ không mở rộng vào lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như không có sự chiếm đóng Trung Quốc của liên quân Nhật Bản-Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vốn dựa vào thương mại quốc tế sẽ sụp đổ. Nhật Bản cũng vậy, kinh tế sẽ bị sụp đổ vì chiến tranh. Chỉ có Hoa Kỳ thành công trong kế h0ạch trở lại châu Á của mình. Nhưng gánh nặng của chiến tranh cũng sẽ trì kéo nền kinh tế HK, đó cũng là lý do mà HK có nhiều khả năng sẽ không tham gia vào cuộc chiến này.
Do khả năng là HK sẽ có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc chiến, kết quả sẽ là một sự bế tắc khi chiến cuộc tiếp tục diễn ra vì không ai có thể giành được chiến thắng, nhưng không bên nào muốn rút lui. Nền kinh tế của cả hai bên sẽ sụp đổ. Tình trạng ở Nhật cũng không tốt hơn Trung Quốc. Trong khi đó, chế độ Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ, giống như đã xảy ra cho Sa Hoàng của Nga trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Việc trở về châu Á trong kế hoạch của Hoa Kỳ cũng sẽ bị lãng phí. Không ai trong số ba bên sẽ có được một kết quả tốt, nhưng Nga, Nam Hàn, và thậm chí cả Bắc Hàn có thể hưởng lợi từ nó. Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên do cơ hội phát sinh, và do đó không nằm trong phạm vi có thể dự đoán được.
Hiện nay, chế độ Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ không thể dứt ra được, do đó họ có động lực tương đối mạnh để dám chấp nhận rủi ro mà gây chiến. Bất kể kết quả sẽ xảy ra như thế nào trong thực tế, cuộc chiến sẽ giúp duy trì sự cai trị của Cộng sản Trung Quốc, trong cách tư duy của lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa, sự cần thiết để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản luôn luôn nằm trên lợi ích quốc gia Trung Quốc. Vì vậy, miễn là cuộc chiến không mở rộng vào lãnh thổ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Cộng sản sẵn sàng chấp nhận rủi ro này.
Bất kể cho dù Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng như ở Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất hay không, Nhật Bản chắc chắn sẽ bị hao mòn do chiến tranh. Nó sẽ không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ nếu HK tỏ vẻ không quan tâm. Từ lợi ích của cả ba nước Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, cũng như mối quan tâm cho hòa bình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta nên ngăn chặn cuộc chiến này, mà nó phát sinh từ lợi ích riêng của các chính trị gia. Hoa Kỳ là nước duy nhất có thể ngăn chặn được nó. Hoa Kỳ nên phải là một trung gian hòa giải giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.
Cho dù Trung Quốc trong tương lai sẽ được cai trị bởi đảng cộng sản hay bởi những nhà dân chủ, cuộc chiến này sẽ không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc và nguời dân bình thuờng. Chúng tôi người dân Trung Quốc với lương tâm của mình, không thể dựa vào mơ mộng về sự sụp đổ của chế độ Cộng sản thông qua chiến tranh, nhưng cố gắng hết sức mình để ngăn chặn chiến tranh này vì nó sẽ tiêu diệt sự phát triển của Trung Quốc, cũng như hòa bình ở châu Á. Để đạt được nhiệm vụ lịch sử của chúng tôi, chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết để chống lại chế độ Cộng sản, thay vì dựa vào cuộc xâm lược của nước ngoài để thực hiện nó. Điều này được xác định bởi lương tâm của chúng tôi, và lập truờng này cũng được xác định bởi lòng tự trọng của người Trung Quốc.