Khó làm rõ các vụ tấn công ở Thái Lan?
BBC
Nếu cuộc điều tra các vụ đánh bom tuần trước tại miền nam Thái Lan có qui trình điều tra giống vụ đánh bom Đền Erawan ở Bangkok đúng một năm trước đây, chúng ta đang ở trong tình thế oái ăm.
Những gì chúng ta có thể không thấy là bất kỳ lời giải thích nào có tính thuyết phục đối với những gì đã xảy ra.
Giống như hàng loạt vụ đánh bom nhỏ vào tuần trước, vụ tấn công ở Bangkok vào ngày 17 tháng 8 năm ngoái là một cái gì đó mới. Chưa bao giờ có một thiết bị gây chết người lớn như vậy được kích hoạt tại một địa điểm mạnh mẽ về biểu tượng có đông khách du lịch nước ngoài lui tới. Hai mươi người chết và hơn 120 người bị thương trong vụ năm ngoái.
Phản ứng tức thời của chính quyền quân đội khi đó là phủ nhận bất kỳ khả năng nào rằng đây là một cuộc tấn công khủng bố. Phản ứng tiếp theo là bác bỏ bất kỳ khả năng rằng nào có thể là sự trừng phạt đối với một quyết định gây tranh cãi một tháng trước đó khi 109 người Hồi giáo Uighur xin tị nạn bị trục xuất trở về Trung Quốc, nơi họ phải đối mặt với khả năng đối xử hà khắc vì bị nghi ngờ là dân quân. Một thực tế là ngôi đền này thu hút nhiều du khách Trung Quốc.
Thay vì đổi lỗi cho khả này, phát ngôn viên quân đội ám chỉ mạnh rằng các đối thủ chính trị trong nước của họ – những người ủng hộ Thủ tướng Thaksin bị lật đổ và Yingluck Shinawatra – là các nhân vật có lỗi.
Ngay cả khi hai nghi phạm bị bắt, cả hai đều là người Uighur, nhà chức trách Thái Lan lúc đầu từ chối xác nhận quốc tịch Trung Quốc của họ, và khẳng định họ chỉ đơn thuần là một phần của một băng nhóm buôn người bức xúc vì chiến dịch của cảnh sát thắt kinh doanh của họ.
Quan điểm chính thức này vẫn không bị chất vấn cho tới lúc này, mặc dù có việc phát hiện một lượng lớn vật liệu chế tạo bom trong chính căn hộ nơi Bilal Mohammed, nghi phạm đầu tiên, bị bắt.
Nhưng cảnh sát tiếp tục cố gắng liên kết các cuộc tấn công với phe đối lập phong trào áo đỏ.
Họ nói vào tháng Chín năm ngoái rằng một trong những nghi phạm chính là một nhà hoạt động áo đỏ mà họ có hồ sơ, có tên là ông Odd, có liên hệ với một người phụ nữ là một trong số 15 người được cho là đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ vụ đánh bom Đền Erawan. Bức ảnh người này đã được phát tán, nhưng sau đó cảnh sát dường như không quan tâm gì tới nhân vật này nữa.
Họ cũng chẳng thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để dẫn độ 15 nghi phạm khác từ Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù thực tế rằng một trong số họ, một người đàn ông Uighur có tên Abudustar Abdulrahman, người đã bay ra khỏi Bangkok vào đêm trước khi quả bom, được cho là đã đóng vai trò chính trong việc tổ chức vụ tấn công.
Trong khi đó, cảnh sát thể hiện một màn thật kỳ quái, trao cho mình phần thưởng là một lượng lớn tiền mặt, tương đương với khoảng 80.000 USD, là số tiền treo thưởng cho thông tin dẫn đến vụ án này.
Hai nghi phạm này bị giam giữ kể từ khi bị buộc tội và bị giam giữ tại một căn cứ quân sự, với rất ít người được phép tiếp xúc với họ.
Bilal Mohammed bị buộc tội đặt bom dưới một ghế trong Đền Erawan – là người đàn ông xuất hiện trên camera an ninh tối hôm đó – mặc dù ông trông khá là khác, và cảnh sát thoạt đầu khẳng định ông không phải là người đàn ông trong đoạn video. Ông đã phủ nhận cáo buộc và đã viết một lá thư khẳng định ông chỉ cố sang Thổ Nhĩ Kỳ, và sử dụng giới buôn người ở Thái Lan.
Cả hai người này đang bị xét xử tại một tòa quân đội. Người phiên dịch duy nhất mà người ta tìm thấy ở Bangkok có thể nói ngôn ngữ của họ kể từ đó đã bị bắt vì tội ma túy, vì vậy bây giờ họ không có cách nào để đi tiếp thủ tục tố tụng của tòa.
Cả hai người đàn ông đã không nhận tội, và đã tỏ ý rằng họ đã bị lạm dụng trong trại giam. Bilal Mohammed khóc òa lên trên đường đến tòa vào tháng Năm và hét lên rằng ông “không phải là con vật”.
Luật sư của họ đã khuyên rằng lựa chọn tốt nhất của họ là nhận tội và hy vọng được khoan hồng.
Ngay sau vụ đánh bom tuần trước, nhà chức trách quân đội một lần nữa nói rằng thủ phạm rất có thể là “những người đã mất quyền lực”, cùng một cụm từ được sử dụng vào năm ngoái để ám chỉ phe áo đỏ đối lập.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thẳng thừng hỏi lý do tại sao các vụ đánh bom đã xảy ra ngay sau khi quân đội đã thành công trong việc có hiến pháp – vốn bị phe áo đỏ phản đối – nhưng được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Bất kỳ ý nghĩ nào rằng các cuộc tấn công có thể xem là khủng bố một lần nữa lại bị bác bỏ. Họ cho biết, theo một viên chỉ huy cảnh sát, chỉ là sự “phá hoại ở trong nước”.
Bất kỳ mối liên hệ nào các cuộc nổi dậy ly khai kéo dài ở các tỉnh cận nam của Thái Lan cũng đã bị bác bỏ tương tự như vậy, mặc dù những người theo dõi sát cuộc xung đột tin rằng đây là kịch bản nhiều khả năng nhất. Có thêm các bình luận gần đây của chính quyền quân đội bắt đầu thừa nhận khả năng này, và trong các phát biểu mới nhất của mình, Thủ tướng Thái Lan cho biết chính phủ không cáo buộc bất kỳ nhóm nào.
Tại sao quân đội thiếu rõ ràng trong việc điều tra các sự kiện quan trọng như vậy với nhiều tuyên bố khó hiểu?
Một yếu tố rõ ràng là người ta sợ rằng du lịch sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu có bất cứ giải thích nào rằng các vụ này là tấn công khủng bố. Ước tính khác nhau, cho thấy du lịch chiếm từ 9% tới 20% nguồn thu của kinh tế (tuỳ thuộc vào việc đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp được tính), và đây là khu vực duy nhất của nền kinh tế đang tăng trưởng.
Các vụ khủng bố lớn, giống như đánh bom Bali năm 2002, và các cuộc tấn công gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ, có làm người nước ngoài lánh đến. Nhưng vụ đánh bom Bangkok năm ngoái chỉ có tác động ngắn, và nếu không có các cuộc tấn công thêm nữa, hiệu ứng của vụ tấn công vừa xảy ra có thể cũng sẽ ở mức độ hạn chế.
Một yếu tố khác là các cuộc tấn công như vậy làm bẽ mặt chính quyền quân đội vốn lên nắm quyền bằng các cam kết khôi phục hòa bình và trật tự.
Vụ tấn công mới nhất diễn ra vào ngày sinh nhật lần thứ 84 của Hoàng hậu Sirikit, là dịp nghỉ lễ trang trọng đối với người Thái và là dịp quân đội siêu bảo hoàng muốn tổ chức ăn mừng công khai trên cả nước.
Tại Hua Hin, khu dinh thự nghỉ mát yêu thích của hoàng gia Thái Lan nằm ngoài Bangkok, và tại một điểm bị tấn công – các lễ kỷ niệm đã được tổ chức bên trong hàng rào canh phòng của quân đội.
Và thừa nhận rằng dân quân miền nam có thể dính líu sẽ làm rõ sự thất bại của quân đội trong việc khống chế, chứ chẳng nói tới chuyện giải quyết xong, một cuộc xung đột đã cướp đi hơn 6.000 mạng sống.
Những vụ việc có màu sắc bạo lực trước đây ở Thái Lan cho thấy chẳng ổn lắm. Rất ít vụ từng được điều tra triệt để.
Các vụ thảm sát sinh viên tại Bangkok vào năm 1976; người biểu tình dân chủ vào năm 1992; vụ giết chết hơn 90 người trong đợt biểu tình gây tê liệt Bangkok của phe trào áo đỏ trong năm 2010, và các hoạt động quân sự tiếp theo chống lại làn sóng biểu tình này; và cái chết của 30 người thuộc phe áo vàng đối lập biểu tình phong tỏa năm 2013-2014 trước cuộc đảo chính – chi tiết của tất cả những sự kiện này vẫn còn gây tranh cãi, nguyên nhân không được giải thích, và hầu hết các thủ phạm không bị trừng phạt.
Không ai nên ngạc nhiên nếu các vụ đánh bom, năm ngoái và năm nay, sẽ có kết cục tương tự.