Ngày 2/9/2015
Jonathan London – 2-9-2015
70 năm sau khi bản tuyên ngôn độc lập được đọc tại Ba Đình, Hà Nội, xin chúc người dân Việt Nam mọi thành công trên con đường đi đến một quốc gia độc lập, dân chủ, tự do, văn minh. Lịch sử cho thấy, cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội ít khi là một con đường thẳng. Vậy, thì ta nên đánh giá thế nào thành tựu của Việt Nam đối với những nguyện vọng được nêu ra cách đây đúng 70 năm? Hỏi lớn thế hả?
Tôi không dám trả lời, đó là công trình lớn lắm. Chỉ đề nghị ta không nên nhìn lại quá khứ một cách lãng mạn, mà cũng không nên nhìn hiện tại một cách ảo tưởng. Cũng xin chỉ trích câu nòi mà cho rằng Việt Nam của ngày nay “tự do hơn trước”, không phải vì nó không có cơ sở mà vì nó không liên quan đến đúng vấn đề: Cần phải làm gì để Việt Nam trở thành một xã hội dân chủ tự do văn minh.
Không nên kiếm cớ né tránh những câu hỏi cần được trả lời như: Vì sao, và vì những lý do cụ thể gì, mà tới năm 2015 Việt Nam vẫn chưa làm được những điều được chính HCM tuyên bố ở Ba Đình cách đây 70 năm? Và cần làm gì, cần khắc phục những gì cụ thể, để đạt được những nguyện vọng đó. Nếu “đổi mới” suốt 30 năm mà chưa giải quyết những vấn đề đó thì đổi mới thực sự có nghĩa gì?
Ở bất cứ quốc gia nào, các câu hỏi liên quan đến tự do dân chủ luôn luôn phức tạp. Đương nhiên mức độ phức tạp cao thấp tuỳ theo hoàn cảnh xã hội nhất định của mọi nước. Hỏi thế ở Bắc Triêu Tiên thì chết ngay. Ở Trung Quốc đi tù ngay. Ở Việt Nam là thoáng hơn chứ… nói thoải mái nhưng nói to, nói nhiều, hay in ra thì có thể nhà sẽ bị bom mắm tôm hay tệ hơn.
Ở các nước có hệ thống chính trị dân chủ hình thức (formally democratic political systems) người dân không những có quyền bất đồng chính kiến mà còn có quyền tham gia vào đời sống chính trị như mọi người khác. Điều đó chưa chắc có nghĩa là dân trong những nước đó thực sự có quyền. Dù nhiều công dân Mỹ thấy nền dân chủ của đất nước họ đang hướng tới một trò hề tốn tiền, họ chưa tìm cách nào để đề cập vấn đề. Dù nhiều người Hàn Quốc đổi cải cách chế độ tiền lương còn chưa thành công. Mặt khác, công dân của Mỹ, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều có quyền sống theo lương tâm của họ và tham gia vào chính tr bình thường dưới luật chơi dân chủ.
Ở trung tâm khuôn khổ chủ nghĩa Lenin là giả định rằng một số ít người nên có quyền chính trị và các người khác không nên. Nhưng ở đâu tron tuyên ngôn độc lập Việt Nam có những từ “một số ít người nên có quyền chính trị đặc biệt và các người khác hãy quên đi”? Có vẻ muốn tự do thực sự ở Việt Nam phải tìm cách đề cập vấn đề đó.
Hôm qua có một nhà báo hỏi tôi về vấn đề tượng đài. Tôi bảo hiện tượng này không hoàn toàn mới, nhưng sự ‘bùng nổ’ của hiện tượng này gần đây cần phải được hiểu trong “bối cảnh chính trị” 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Nam Bắc, kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám, và thời điểm chuẩn bị cho Đại hội 12. Trong bối cảnh này, việc xây dựng tượng đài cũng phần nào chạy theo logic “đánh bóng” vị trí trong bộ máy.
Khi nhà báo hỏi về quan điểm của nhiều người Việt Nam, cho rằng ý thức hệ/hay hệ tư tưởng của Đảng “đã chết” (tức ‘the Party’s ideology is dead) tôi trả lời rằng tôi hiểu những gì người trẻ này muốn nói… nhưng tôi không đồng ý vì hay lý do. Thứ nhất, là một nhà nghiên cứu về chính trị ở Việt Nam tôi biết trong bộ mấy nhiều, thậm chí đại đa số người coi tư tưởng và đường là hai việc cột yếu. Đồng ý hay không là chuyện cách. Điều đó có nghĩa là những hiện tượng như làm giàu bằng chính trị là không có? Đương niên là không. Nhưng có một vấn để quan trọng hơn.
Nói “ý thức hệ/hay hệ tư tưởng của Đảng “đã chết” phản ánh một nhầm lẫn về ý thức hệ/hay hệ tư tưởng (tức ideology). Chính Marx và Engels đã coi tư tưởng là những ý tưởng của các giai cấp thống trị, những ý tưởng được sử dụng để đảm bảo sự thống trị của họ. Vẫn sống chứ…. .
Viết những đoạn này tôi không có ý nói xấu vào ngày vui. Chỉ nhìn nhận sự phát triển của Việt Nam, dù đã và đang có nhiều yếu tố hết sức hứa hẹn nhưng vẫn còn xa mục tiêu được nêu lên cách đây 70 năm. 30 năm sau nữa, tức 100 năm sau ngày ấy, hy vọng chúng ta sẽ không nghe những câu như “Việt Nam vẫn đang đổi mới.”
Ở nước nào những ngày Quốc khánh luôn luôn có những nghi thức chính trị (political ritual) của nó. Nó được thiết kế để làm cho ta tự hào, nếu không muốn nói say sưa. Cách đây 15 năm một nhà nhân học cao tuổi bảo tôi: “nên nhớ một điều về tôn giáo – dầu là tôn giáo bình thường hay tôn giáo chính trị – là ta rất khó có thể tham gia vào nó đồng thời suy nghĩ về nó một cách có lý.” Tôi luôn luôn nhớ câu ấy và chia sẻ ở đây để đề nghị không nên cho phép nghi thức hay tôn giáo chính trị đống một vai trò qua lớn. Còn rất nhiều việc cần làm nhưng muốn làm hiệu quả phải thật tả và coi mở.
Dù con đường đi đến một quốc gia dân chủ, tự do, văn minh đang kéo dài khá lâu, tôi thấy người dân Việt Nam ửng hộ những nguyên vọng ấy hơn bao giờ hết.