Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu

Cac Bai Khac

No sub-categories

Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu

Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu

Thi Anh |  16/12/2017

id=”yiv1204281468ydp7e6901d0yiv5358183950ydp568fa109yiv8479895965ydp57e5e0a0yiv1379119974m_-7949539327472244665m_-614341771884391562yui_3_16_0_ym19_1_1513547406110_173578″>Học thuyết này cho rằng Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.

America First và 4 cột trụ
Trong bài viết đăng tải trên AP, cây viết Matthew Lee nhận định: Lập trường “America First” (Nước Mỹ Trước tiên) là quan điểm rõ nét cho rằng các bên đối đầu đang tranh giành nhau để chiếm lấy ưu thế. Lập trường này ít tận dụng tới liên minh, hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trừ khi chúng đem lại lợi ích trực tiếp cho nước Mỹ, ngành công nghiệp và lao động Mỹ.
Học thuyết của Trump sẽ được trình bày vào tuần tới khi ông hé lộ Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) của mình. Học thuyết này cho rằng các quốc gia không ngừng cạnh tranh lẫn nhau và Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.
Mặc dù chính quyền Mỹ luôn nói rằng “America First” (Nước Mỹ Trước tiên) không đồng nghĩa với “America Alone” (Nước Mỹ Cô độc), chiến lược mà ông Trump đưa ra vào đầu tuần sau sẽ làm rõ một điều: Nước Mỹ sẽ đứng lên vì chính bản thân mình, kể cả khi hành động đó là đơn phương và tách rời với những nước khác trong các vấn đề như thương mại, biến đổi khí hậu và nhập cư.
Nếu được thực thi một cách toàn diện, chiến lược có thể tượng trưng cho một bước chuyển đáng kể từ lập trường hậu Chiến tranh Lạnh mà các đảng phái vẫn theo đuổi suốt 3 thập kỷ qua. Các chính quyền này đã gắn bó hoặc tìm cách gắn bó với hợp tác đa phương.
Mặc dù chiến lược của Trump tiềm ẩn nguy cơ bị cô lập nhưng cơ sở của nó không đáng ngạc nhiên.
AP đã tiếp cận một số phần trích thô của tài liệu dài khoảng 70 trang và trao đổi với hai nguồn tin hiểu khá rõ về chiến lược. Chiến lược phần lớn được rút ra từ những chủ đề mà ông Trump đã nhắc tới trong các bài phát biểu và dựa trên 4 cột trụ: Bảo vệ tổ quốc, kích thích tăng trưởng, thúc đẩy hòa bình thông qua sức mạnh và tăng cường vị thế lãnh đạo của nước Mỹ.
Nó bắt nguồn từ quan điểm của ông Trump rằng: Cạnh tranh, chứ không phải hợp tác, đang định hình môi trường toàn cầu hiện tại. Tài liệu có đoạn:
“Những thành tựu và chỗ đứng của nước Mỹ trên thế giới không phải là điều chắc chắn, cũng không nghiễm nhiên mà có. Người Mỹ đã nhiều lần phải đấu tranh với các thế lực đối địch để bảo toàn và thúc đẩy an ninh, thịnh vượng cũng như những nguyên tắc mà chúng ta gìn giữ”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã vạch ra 4 cột trụ của chiến lược trong một bài phát biểu hồi đầu tuần, trong đó ông tuyên bố, “Tình hình địa chính trị đã quay trở lại và trở lại với một sự báo thù”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster. Ảnh: Reuters
Ông McMaster cho rằng, chiến lược mới, cũng là chiến lược đầu tiên của chính quyền Trump, sẽ xác định rõ những mối đe dọa, cũng như lợi ích của nước Mỹ trước những “cường quốc xét lại” (những nước muốn thay đổi trật tự thế giới – ND) như Nga, Trung Quốc, những nước như Iran, Triều Tiên và một số nhân tố không chính thể như các nhóm vũ trang hoặc các tập đoàn tội phạm. 
Trong phần này, lập trường không quá khác biệt với những quan điểm của các chính quyền trước.
An ninh kinh tế phải được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự
Nguồn tin của AP cho hay, chiến lược của ông Trump sẽ nhấn mạnh tới an ninh kinh tế của Mỹ. Theo đó, an ninh kinh tế là an ninh quốc gia và an ninh kinh tế phải được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự. Nước Mỹ sẽ chỉ quan tâm tới những mối quan hệ với các nước khác, bao gồm cả những liên minh như NATO nếu các mối quan hệ ấy công bằng và hai chiều.
Quân đội các nước thuộc NATO. Ảnh: AP
Thêm vào đó, chiến lược sẽ đề cập tới an ninh biên giới: Để duy trì sự cạnh tranh và bảo vệ chủ quyền nước Mỹ thì phải bắt đầu bằng cách bảo vệ biên giới Mỹ và kiểm soát những đối tượng có thể băng qua đó.
“Tăng cường kiểm soát biên giới và hệ thống nhập cư là trọng tâm của an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế và thượng tôn pháp luật”, AP dẫn đoạn trích.
“Những kẻ khủng bố, buôn lậu ma túy cùng những tập đoàn tội phạm khai thác khu vực biên giới lỏng lẻo và đe dọa an ninh của nước Mỹ. Những nhân tố ấy có thể nhanh chóng thích nghi và vượt mặt hàng rào an ninh của chúng ta. Nước Mỹ khẳng định quyền chủ quyền của mình, tức là quyền quyết định xem ai được nhập cảnh và trong tình huống nào”.
Bản thảo sơ bộ ban đầu của chiến lược cho rằng, nước Mỹ đã tự đặt mình vào thế bất lợi khi tham gia vào các thỏa thuận đa quốc gia, ví dụ như những thỏa thuận nhằm chống lại biến đổi khí hậu và đưa ra các chính sách nhằm thực thi thỏa thuận ở phạm vi trong nước.
Bản thảo này cũng xem nhẹ rủi ro đối với an ninh quốc gia liên quan tới biến đổi khí hậu và nhấn mạnh tới chi phí mà nền kinh tế Mỹ phải gánh khi thực thi những quy định về môi trường. Hiện chưa rõ phần về biến đổi khí hậu có nằm trong phiên bản chính thức của chiến lược hay không.
Các nguồn tin cũng cho hay, tài liệu sẽ chỉ ra những “kẻ trục lợi” và cam kết nước Mỹ sẽ đối xử với họ một cách tương xứng.
Ví dụ, Trung Quốc sẽ bị chỉ trích vì thao túng trật tự kinh tế quốc tế (vốn dựa trên luật lệ) theo hướng có lợi cho mình, còn Nga sẽ bị phê phán vì những chiến dịch làm gián đoạn quá trình dân chủ ở các nước Liên Xô cũ, châu Âu và Mỹ.