Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc
29 tháng 7, 2018
Tòa Thường Trực Trọng Tài La Haye gọi là Toà Quốc Tế La Haye, ban hành phán quyết ngày 12/7 năm 2016 trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng xâm lăng lãnh hải của Phi trong vùng Lưỡi Bò. Phán quyết đó nói rằng các đòi hỏi của TC về chủ quyền lịch sử trong vùng Biển Lưỡi Bò trên Biển Đông là bất hợp pháp.
Biển Đông có một diện tích 3.5 triệu cây số vuông. Đường ranh bản đồ vùng Lưỡi Bò này nằm sát bờ biển Việt nam. Vùng này bao gồm hết 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam, và quần đảo Trung Sa sát Phi Luật Tân. Như vậy, toàn Biển Đông của Việt nam nằm trong âm mưu này của TC. Phi luật Tân chỉ có một phần nhỏ, chạy dọc theo bờ biển nằm về phía Tây trong giới hạn vùng Đăc Quyền Kinh Tế hay Thềm lục địa.
Kể từ đầu năm 2000, Trung Cộng gia tăng các họat động, kể cả quân sự và bán quân sự trong toàn vùng để xác nhận chủ quyền. Đối với Phi, thì TC hung hãn đe doạ vùng biển Bãi Cỏ Rong và Suối Ngà và có hoạt động gây hấn trong vùng Đặc quyền kinh tế Phi.
Đến tháng 1, 2013, Phi với tư cách là quốc gia, chủ thể của quyền lợi bị xâm phạm lập hồ sơ kiện TC lên trước Toà Quốc tế La Haye về hành vi xâm lăng của TC trong vùng lưởi bò này. Ba năm sau, đến ngày 12 tháng 7 năm 2016 Toà ban hành một phán quyết tuyên bố rằng các đòi hỏi chủ quyền của TC là bất hợp pháp.
Toà đã viện dẫn 10 vi phạm của TC đối với Công Ước, hay Luật Biển 1982. TC không được phép đòi hỏi quá giới hạn lãnh hải của mình mà Luật Biển cho phép. Đòi hỏi chủ quyền lịch sử, quyền của chủ quyền hay quyền tài phán trong vùng biển này của Biển Đông là trái với Công ước. TC không được đòi có đặc quyền kinh tế, trong đó có chủ quyền 12 hải lý đối các bãi cát, đá ngầm, bãi san hô vì các thực thể này không là một đảo theo định nghĩa của Luật Biển 1982 vì không tự túc về kinh tế để con người sinh sống. TC cấm ngư dân các quốc gia khác không được đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi, nhưng lại cho phép ngư dân treo cờ TC vào hành nghề. TC không ngăn cản ngư dân TC đánh bắt các sinh vật quý hiếm, phá hoại môi sinh. TC cho tàu ngư chính hay chấp pháp hành động một cách nguy hiểm đối với tàu của Phi. TC chiếm đóng và xây cất trên đảo đá Vành Khăn mà không được phép của Phi Luật Tân là vi phạm Công ước……
Cuối cùng, Toà ra lệnh các bên phải tuân thủ Công Ước 1982 để giải quyến tranh chấp, tôn trọng các quyền và các tự do của các quốc gia khác mà Công Ước qui định.
Phán quyết nói tới nhiều vi phạm của TC đối với các bãi đá, cát, san hộ chìm dưới mặt nước mà Việt Nam làm chủ, vì các bãi ấy nằm trong vùng lưỡi bò mà Phi nêu ra trong vụ kiện và dù Việt Nam không phải là đương đơn. Đó là Subi, Gaven, Chiqua, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên.
Từ khi TC có hành vi xâm chiếm, và có các hành động thô bạo xác nhận chủ quyền của chúng trên Biển Đông suốt trong mấy thập niên qua, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) với tư cách là một quốc gia, chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm đã im lặng, không có một hành vi nào để bảo vệ các hải đảo bị xâm chiếm. Nói khác đi, CHXHCNVN không theo chân Phi Luật Tân kiện TC ra tước Toà án La Haye, mà lại đồng loã với kẻ xâm lăng.
Rồi đến ngày 12 tháng 7, 2016 Toà án này ra phán quyết tuyên bố các yêu sách của TC đòi có chủ quyền lịch sử trên vùng lưỡi bò là bất hợp pháp. Như vậy Toà đã ban hành một bản án ra lệnh cắt lượi bò. Đó là một thắng lợi to lớn, và đặc biệt làm căn bản cho công việc bảo vệ hải đảo, dù chủ thể quyền lợi là CHXHCNVN không hành sử tố quyền. Rõ ràng là chúng là kẻ đồng loã, trốn chạy Phán Quyết. Chúng dấu mặt và hiện đang ẩn sau lưng của quan thày.
Quốc tế không có một lực lượng cưỡng hành phán quyết của Toà như quốc nội, nên kẻ phạm pháp và đồng loã có thể không thi hành. Chủ thể quyền lợi phải vận động các cơ quan Liện Hiệp Quốc cung cấp lực lượng an ninh để thi hành án toà.
Với phán quyết của Toà quốc tế La Haye này, CHXHCNVN lại bỏ trốn. Vì có một khỏang trống trong công tác bảo vệ hải đảo, người Việt tị nạn có quyền lợi bị xâm phạm phải chám vào chỗ trống đó. Đây là các hoạt động ngoại tư pháp, nên không nhất thiết phải là quốc gia mới có thể hành động. Người Việt tị nạn sẽ đảm nhiệm công việc này, không phải chỉ trong lúc này và nếu cần cả trong tương lai, có thể hàng chục năm về sau. Để thực hiện muc tiêu là thi hành bản án “cắt lưỡi bò” của TC, cuốn Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc là công cụ bắt buộc phải có.
Ngoài ra, Tập hồ sơ này có vô số dự kiện sẵn có để cảnh giác các quốc gia nào có quyền lợi trực tiếp về kinh tế thương mại qua Biển Đông. Xa hơn nữa, nó còn giúp chứng minh đầy đủ rằng bọn bành trướng Bắc Kinh không chỉ dừng ở Biển Đông mà muốn sát nhập toàn thể Á Châu vào Trung Hoa để làm Đại Trung Hoa. Và cuối cùng là chúng muốn toàn thế giới, như khẩu hiệu :”Một thế giới, Một Giấc Mơ, Một Trung Hoa” mà chúng dương cao trước Quốc Hội VNCH cũ ở Sài gòn vào dịp Olympic 2008 ( tr.25, Hồ Sơ…).
Vì quyền lợi trực tiếp của nhiều đại cường có quyền lợi sinh tử qua Malacca lại trùng với quyền lợi của người tị nạn, chúng ta có một sức mạnh tổng hợp. Khi mà mọi quốc gia liên hệ hiểu rõ được nguy cơ đến gần, thì vấn đề được giải quyết. Và nguy cơ ấy đã hiện diện trên thực tế và từ từ tiến tới đích của nó./.
GS Nguyễn văn Canh