Hoàng Đình Tạo: Trung Cộng và ngoại giao bẫy nợ.
Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023
Chính sách đối ngoại của Trung Cộng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, là hợp tác, hai bên cùng có lợi, và không xen vào chuyện nội bộ của nhau.
Từ lâu Trung Cộng hỗ trợ nhiều phong trào giải phóng giành độc lập ở Phi Châu. Từ năm 1950, Ngoại trưởng Trung Cộng đã thăm Châu Phi.
Ngoại trưởng Vương Nghị đã thăm tất cả 48 quốc gia Châu Phi. Trong tháng 1 / 2023 Ngoại trưởng Tần Cương đã thăm 5 quốc gia Châu Phi. Tập Cận Bình, từ 2014–2020 đã có 10 cuộc viếng thăm Châu Phi.
Hiện nay, Trung Cộng có bang giao với khoảng 53 quốc gia Phi Châu.
Từ 2000–2022, Trung Cộng đã gia tăng nhanh sự hợp tác và đầu tư. Đã xây dựng được 13,000 KM đường sắt và đường bộ, 80 nhà máy điện lớn, hỗ trợ 130 bệnh viện, 45 trung tâm thể dục, 170 trường học, và huấn luyện 160,000 nhân viên địa phương. Năm 2012 huấn luyện 7,500 nhân viên nông nghiệp.
Trong thời gian dịch COVID 19, Trung Cộng đã huỷ tiền lời nợ đáo hạn năm 2020.
Nhờ vậy, Trung Cộng là quốc gia đối tác mậu dịch lớn nhất ở Châu Phi. Sự bùng nổ giao dịch thương mại, từ 2009–2020 gia tăng 21%. Trung Cộng xuất cảng kỹ thuật, máy móc, điện, công nghệ cao … chiếm 50%; ngược lại, Trung Cộng nhập hàng hoá “không dự trữ “ từ Châu Phi, 97% số hàng đó được miễn thuế. Có tất cả 37 quốc gia nghèo được giúp đỡ. Mục tiêu giúp đỡ nền nông nghiệp Châu Phi và nhà máy sản xuất nông phẩm ở lục địa, tạo ra chừng 400,000 công việc cho Châu Phi. Và là quốc gia nhập cảng nông nghiệp đứng hàng thứ hai.
Cuối 2020 Trung Cộng tiến mạnh hơn vào lãnh vực đầu tư và tài chánh. Trung Cộng trực tiếp đầu tư là 43 tỷ, 3,500 công ty các loại, tuyển dụng 80% nhân viên địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh những điều thiện chí đó, không đủ che lấp những cái bẫy tài chánh đang siết chặt cổ nạn nhân như những cái thòng lọng.
NGOẠI GIAO BẪY NỢ LÀ GÌ?
Tình trạng lấy nợ mới để trả tiền lời nợ cũ.
Theo Havard Kennedy School: ngoại giao bẫy nợ là quyền lợi chiến lược địa chính trị của Trung Cộng
Theo Brahma Chellaney định nghĩa:
Là thực thi phương pháp cho vay giết người, là cho các quốc gia nghèo các khoản vay không ổn định, rồi cưỡng bức chấp nhận chính sách thân Trung Cộng. Trung Cộng luôn luôn đòi thoả hiệp bao giờ cũng được giữ kín, và không đấu giá. Các cơ quan này là thuộc trung ương hay địa phương, thì cũng quy về một mối chính quốc Trung Cộng. Và nó sẽ lấy lại tiền lời cao hơn thị trường.
Từ 2010–2016, Trung Cộng cho Phi Châu vay tăng từ 10 tỷ lên 30 tỷ mỹ kim.
Theo World Bank, từ 2015–2017, Trung Cộng là chủ nợ khổng lồ của nhiều quốc gia Châu Phi. 17 % tiền lời tức khắc đổ vào Trung Cộng.
Từ 2000–2017 Trung Cộng cho Châu Phi vay 143 tỷ mỹ kim.
Angola 25 tỷ (40 tỷ trong vòng 20 năm qua)
Ethiopia 13 ,5 tỷ.
R. D of Congo 7,3 tỷ
Zambia 7,4 tỷ.
Sudan. 6,4 tỷ
v.v…
Cả hai tổ chức cho vay lớn trên thế giới là World Bank và I M F đều bị các quốc gia nghèo lên án vì bị xen vào chuyện nội trị như thay đổi cơ cấu, nhân quyền, áp lực tư hữu hóa, can thiệp ngân hàng quốc gia… và thường dựa vào địa chính trị để cho vay hơn là điều kiện kinh tế.
John Perkin kết án những nhà cho vay quốc tế, thường khuyến dụ các quốc gia nghèo chấp nhận vay vốn với những chương trình đồ sộ. Và đưa ra kết quả sai lạc về huê lợi của chương trình phát triển.
Do đó châu Phi đã gia tăng vay mượn Trung Cộng, từ 2000– 2014 là 94,5 tỷ mỹ kim. Như là những quốc gia châu Phi tìm cách thoát khỏi I M F và World Bank, mà hai định chế này đòi hỏi thị trường tự do để đổi tiền vay.
Nhưng tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.
KENYA
Từ 2006–2017, Kenya vay của Trung Cộng là 9,8 tỷ MK. Số nợ này chiếm 21 % trên tổng số nợ nước ngoài là 72 %. Trung Cộng cho Kenya vay để xây dựng xa lộ, xe hoả và hải cảng Mombasa.
Kenya gần như không trả được nợ, khoảng 12 / 2018, Kenya sẽ mất quyền kiểm soát hải cảng Mombasa. Tuy nhiên tin tức bị xì ra ngoài báo chí và đặt vấn đề chủ quyền. Và báo chí lấy trường hợp Sri Lanka,Trung Cộng cho vay mượn tiền để xây dựng hải cảng Hambantota; nhưng rồi không đủ tiền trả nợ, Trung Cộng muốn xiết cảng để trừ nợ, sử dụng 99 năm. May có Ấn Độ đứng ra giúp Sri Lanka.
Các khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng Cảng quốc tế Hambantota, Sri Lanka được coi là ví dụ về ngoại giao bẫy nợ
DJIBOUTIE
Quốc gia này vay tiền của Trung Cộng để xây dựng hải cảng. Nợ của quốc gia này cho Trung Cộng chiếm 77% trên tổng số nợ nước ngoài. Số nợ này chiếm 80% trên tổng số GDP của Djiboutie. Và quốc gia này đã đồng ý để Trung Cộng lập căn cứ hải quân năm 2017 ở vùng Sừng Châu Phi.
NAM PHI
Nam Phi nợ Trung Cộng khoảng 4 % tổng sản phẩm nội địa. Các học giả cho rằng Nam Phi vay nợ như bị thôi miên. Điều kiện rất mơ hồ, và giấy tờ không minh bạch, rất dễ dàng tham nhũng hối lộ. Như vay 2,5 tỷ xây nhà máy điện, nhưng không thấy nhà máy điện, và số tiền này cũng bị bốc hơi theo nhà máy.
Thêm vào đó, 28,5 tỷ vay từ China Developt Bank dưới thời Tổng Thống Cyril Ramphosa được mô tả là có thù lao cho Tổng Thống. Chi tiết không được tiết lộ, tiền lời rất cao nhưng cũng không ai biết là bao nhiêu.
UGANDA
Trung Cộng cho vay 200 triệu để nói rộng sân bay Entete International Airport. Sân bay này sẽ bị cầm cố nếu không trả được nợ đáo hạn. Tháng 11/ 2021 toà đại sứ Trung Cộng bác bỏ tin đồn bị tịch biên. Đến 2022 thì có phúc trình cho biết là chưa bị trưng thu.
ZAMBIA
Theo thống kê của tờ báo Economist, Trung Cộng có thể giữ từ 1/ 3 – 1/ 4 nợ nước ngoài của Zambia. Nhà máy điện Zesco đang thương lượng để Trung Cộng nắm giữ chủ quyền. Trong dư luận đã có lời đồn vay nợ làm mất chủ quyền quốc gia.
Ngoài ra, Trung Cộng muốn cầm cố vùng đất phía nam Zambia với khoảng 20 triệu dân để thế chấp nợ hàng chục tỷ mỹ kim từ ngân hàng nhà nước Trung Cộng để xây đập, cầu, xây dựng đường bộ và đường sắt.
Đến tháng 7 / 2022, một uỷ ban được Trung Cộng và Pháp đồng chủ tịch, đã thương thuyết lại và tái cấu trúc nợ cho Zambia, dưới chương trình của G 20. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp muốn tha nợ và hai tổ chức IMF, World Bank cũng thế. Nhưng phải thẳng thắn và chi tiết, để không cảm thấy bên nào bị lường gạt.
Nhưng sau vài tuần lễ, không thấy Trung Cộng nói gì, vì dấu diếm, không muốn làm theo đề nghị, không muốn họp đa quốc gia, và họp riêng với Zambia rằng cấm không được vay ai khác.
TONGA
2006, Tonga vay Trung Cộng để xây dựng hạ tầng cơ sở. Đến năm 2013– 2014, nợ chiếm 44% tổng sản lượng của quốc gia. Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Cộng cố ý lèo lái chủ quyền quốc gia nghèo.
2020 Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã phản đối: Bắc Kinh khuyến khích sự lệ thuộc vào khế ước mơ hồ, để đẩy quốc gia vào vũng bùn nợ rồi cắt giảm chủ quyền.
Cựu ngoại trưởng Pompeo nói: tiền cho vay dễ dàng hối lộ.
Gelpern et Al, 2021 đã phân tích 100 khế ước của 24 quốc gia … “ thường chứa đựng nhiều điều khoản mật. Cấm người vay nợ tiết lộ số tiền và lãi suất. Trung Cộng cho vay thường kiếm lợi thế trên con nợ; và điều khoản huỷ khế ước là khả năng cho phép Trung Cộng ảnh hưởng trên con nợ về chính sách đối ngoại và đối nội.
Thỉnh thoảng Trung Cộng cũng tha nợ, nhưng không nói cho ai và bao nhiều. Theo Aid Data’s Parks thì những trường hợp giúp đỡ hầu hết là nợ từ hai thập niên trước, và chỉ giảm nợ 5% trên tiền lời.
Trung Cộng rất miễn cưỡng tha nợ và rất bảo mật số cho vay và tiền lời, cho vay bao nhiêu năm, điều kiện như thế nào. Do đó các tổ chức tài chính khác không muốn giúp đỡ cứu nguy. Quan trọng nhất là người ta khám phá ra rằng, Trung Cộng đòi phải trả tiền mặt và được dấu kín trong trương mục tài sản. Như thế là Trung Cộng là quốc gia ưu tiên được trả nợ.
Năm 2020, một nhóm cho vay quốc tế – không có Trung Cộng – đã bị từ chối lời khẩn cầu của Zambia hoãn trả tiền lời dù chỉ là vài tháng. Sự khước từ này làm Zambia mất hết ngoại tệ. Lạm phát tăng 50%, thất nghiệp, tiền bị mất giá 30% trong vòng 7 tháng. Đến tháng 11 /2020 Zambia mạnh dạn không trả tiền lời đáo hạn, tuy Trung Cộng răn đe sẽ không cho vay tiền tiếp. Nhờ vậy, Zambia thoát ra khỏi nợ chu kỳ xảo quyệt làm ngập chìm trong nghèo đói. Vài tháng sau, các chuyên viên thế giới mới khám phá ra số nợ lên tới 6,6 tỷ mỹ kim, mà trước kia họ nghĩ rằng chỉ chừng 1/3 số đó.
Ngoại tệ các quốc gia này trung bình chừng 25 %, vài quốc gia may mắn hơn chừng 50% như RD of Congo, Pakistan. Nếu không ai cứu thì còn đủ tiền mua lương thực, xăng trong vài tháng. Như Mongolia chừng 8 tháng: Pakistan, Ethiopia chừng 2 tháng. Thêm vào đó, thủ tục cho vay cũng khuyến khích tham nhũng và hối lộ là vấn nạn cho các quốc gia nghèo. Càng toàn trị thì xác suất tệ nạn càng cao.
Nhóm chuyên viên Parks, năm 2011, World Bank nhờ tìm kiếm các khoản cho vay của Trung Cộng: thì họ khám phá ra rằng có hàng ngàn khoản vay mà World Bank không hề biết đến.
Các quốc gia nghèo vì nôn nóng muốn xây dựng hạ tầng cơ sở nhanh, nên vay số tiền lớn. Sau vài năm, thấy số tiền đó lớn quá, không thể trả tiền lời, và các công ty hay nhà băng Trung Cộng nhảy vào cho vay tránh tiếng nhà nước (nhưng chỉ là vỏ bọc).
Zambia vay 1,5 tỷ từ nhà băng Trung Cộng, bởi một công ty vỏ bọc để xây nhà máy nhiệt điện đã nhiều năm không có trong sổ sách.
Indonesia vay 4 tỷ mỹ kim để xây dựng đường sắt, nhưng không bao giờ có trong so sách kế toán nhiều năm. Nhưng sau đó Trung Cộng cho biết công trình đã đội vốn lên thêm 1,5 tỷ. Indonesia phải cứu giá công trình 2 lần.
PAKISTAN
Năm 1980 vay World Bank 33,4 tỷ và được tặng dữ 9,3 tỷ. Trong khi đó, năm 2017, Pakistan vay Trung Cộng 7,2 tỷ . Qua năm 2018 là 18 tỷ, và năm 2020 là 20 tỷ. Tờ New York Times cho biết đầu tư nhập nhằng với quân đội, rất mơ hồ, quản trị yếu kém đã đi đến bẫy nợ. Chuyên gia ước tính là Pakistan phải mất ít nhất là 40 năm để trả nợ.
Năm 2017 Trung Cộng và Pakistan ký hiệp ước xây dựng 5 nhà máy điện, Trung Cộng đầu tư 50 tỷ. Nhưng công trình bị chậm trễ vì gia tăng chi phí lên tới 98 tỷ. Tiền lời là 5 tỷ / năm, Pakistan sẽ trả 200 tỷ trong vòng 20 năm cho Trung Cộng. Như vậy nợ Trung Cộng ảnh hưởng đến chủ quyền của Pakistan.
MALAYSIA
Năm 2014, Trung Cộng cho vay 22 tỷ. Mã có công trình “Vành đai và Con đường “ với Trung Cộng, bao gồm con đường sắt đông Mã Lai.
9/ 2018, bộ trưởng tài chính Mã Lai huỷ hai thỏa thuận 2,75 tỷ với hai công ty dẩu khí: China Pipeline, và China Petrolium Pipeline Bureau. Ông than phiền chương trình quá mắc, vì không đấu thầu, không công luận kiểm soát, ưu đãi công ty Trung Cộng, có liên hệ đến đảng của Thủ Tướng Razak.
Bộ trưởng quốc phòng Mã Lai, Liêu Chin Tong: Nhìn lên bản đồ ta sẽ thấy âm mưu từ hải cảng đến đầu tư. Từ Miến, sang Hồi quốc, sang Sri Lanka, qua Maldives, qua Djiboutie. Điều gì bức thiết? Tổ quốc Mã Lai nhỏ bé của chúng tôi không muốn thấy tàu chiến ở biển Nam Hải hay eo Malacca”.
MALDIVES
Nợ Trung Cộng 3,5 tỷ. Thủ tướng Maldives: Bẫy nợ của Trung Cộng là vấn đề kinh tế và nhân quyền. Vấn đề chủ quyền và tự do của quốc đảo .” Nợ bị lạm phát, trên giấy tờ lớn hơn xa 1,1 tỷ nhận được. Từ 2008, do vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, Trung Cộng ngảy càng lấn tới để ảnh hưởng đến chính quyền Maldives.
LAOS
Cuối năm 2021, nợ công của Laos vượt qua 88% tổng sản lượng của quốc gia này. Với 47% nợ Laos cho Trung Cộng trên tổng số nợ nước ngoài. Năm 2022 Laos rơi vào tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế. Sau đó Trung Cộng kiếm soát điện lực và nước của Laos. Và 3,5 tỷ xây dựng đường sắt, Laos đã phải bỏ ra 1/4 lợi tức hàng năm để trả nợ.
TAJIKISTAN
Trường hợp của Tajikistan, 2008 Trung Cộng chiếm 77% trên tổng số nợ nước ngoài. 2011 quốc hội Tajikistan cắt 1000km2 để trao đổi nợ hàng trăm triệu mỹ kim. Đến năm 2018, Tajikistan nợ chừng 2,9 tỷ, riêng Trung Cộng là 1,2 tỷ, Tajikistan đã nhượng mỏ vàng cho nhà băng Trung Cộng. Và Trung Cộng sẽ xây nhà máy điện 400 megawatt. Cuối 2020 Tajikistan nợ riêng Trung Cộng 1,12 tỷ trên tổng số nợ nước ngoài là 3,1 tỷ. Ngoài ra còn cắt 28,000 km2 vùng Tajik territory cho Trung Cộng.
Trong năm 2021, nhóm nghiên cứu Parks đã tìm thấy tài liệu, và cho biết rằng : Ít nhất là 385 tỷ đã bị viết ít lại nợ của 88 quốc gia đối với Trung Cộng, và nợ của nhiều quốc gia đã tệ hại hơn mức người ta biết.
Họ còn cho biết, tiền của Trung Cộng rơi vào vùng của quốc gia nào mà chính trị gia ở thế ưu thắng và đôi khi đẩu tư chẳng mang ý nghĩa kinh tế mà còn để lại nhiều vấn nạn.
Khủng hoảng kinh tế Sri Lanka 2022, người dân chờ đợi rất lâu để đổ đầy bình gas hóa lỏng
Như Sri Lanka, Trung Cộng cho vay tiền để xây phi trường ở quê nhà thủ tướng là thành phố nhỏ. Trong khi đó thành phố lớn đông dân cư cần thì không có. Sau này phi trường đó để nuôi voi.
Uganda, xây dựng nhà máy điện sau đó đã xử án khiếm diện vị tổng thống tham nhũng hiện đang lưu vong.
Pakistan, nhà máy điện thì dân chúng e ngại bị sập.
Kenya chỉ còn lại vài dặm cuối cùng của đường sắt mà không bao giờ được xây tiếp vì thiếu vốn.
Lợi tức cho vay năm 2021 Trung Cộng mang về là 37 tỷ. Algeria, Kenya, Angola và Congo chiếm 39% tiền lời.
Năm 2018, Trung Cộng tuyên bố tha 23 nợ cho 17 quốc gia; nhưng không nói bao nhiêu và cho những ai . Nhưng không phải tha nợ mà tha tiền lời đáo hạn. Giới tài chính đánh giá là chưa bao giờ có việc làm như thế, thường thì Trung Cộng nhún vai. Đã vậy, Trung Cộng còn đổ lỗi cho phương tây.[15]
Đại sứ Ethiopia tại Trung Cộng: “sự hợp tác mà không có lợi cho hai bên thì không bền vững lâu dài.”
Hiện nay Trung Cộng cho vay 150 quốc gia trên toàn thế giới. Tổng cộng 15 trillions, nhưng có 97 quốc gia bị bẫy nợ ngoại giao của Trung Cộng.
1./ Những khế ước dấu kín : khi đã có sự dấu diếm thì không trung thực. Những phần trăm lợi quả được tính trên tiền lời mà quốc gia phải trả cho hối lộ và tham nhũng.
2./ Những khế ước dấu kín, bị đội vốn mà không biết từ đâu. Khi biết thì quá muộn để cứu nguy nền kinh tế bị ngập chìm trong nợ. Và sau đó Trung Cộng đưa ra những đề nghị trên vấn đề chủ quyền quốc gia để thay nợ.
3./ Những nước nghèo mà độc tài hay quân phiệt, Trung Cộng dễ có những điều khoản lắc léo hay ưu đãi Trung Cộng về điều kiện nhân dụng.
– Dùng nhiều nhân công Trung Cộng. Số công nhân Trung Cộng gia tăng theo tỷ lệ thuận đầu tư .
– Trả lương công nhân địa phương rẻ hơn công nhân Trung Cộng.
– Chừng 27 % công nhân Trung Cộng có visa lao động. Còn lại là qua công ty trung gian tuyển dụng. Do đó điều kiện làm việc và sinh hoạt rất thấp dễ dàng đưa đến bóc lột.
– Số công nhân Trung Cộng trên thế giới chừng 592 ngàn. Đa số là cho công trình “một vành đai, một con đường “.
Trung Cộng lợi dụng cùng đứng chung “thế giới thứ ba”, để rồi sau đó “cắt cổ” không thương tiếc. Những lời nói ngon ngọt về chính trị mở đầu, nhưng khi chuyển sang kinh tế và tài chính thì Trung Cộng xoay hướng 180 độ. Và sau đó là những thảm hại kinh tế và chủ quyền. Nợ vẫn chồng nợ. Những tệ nạn bùng nổ.
Các quốc gia Tây phương, đặt điều kiện về nhân quyền, mở rộng tự do kinh tế thị trường; song song với sự phát triển kinh tế là phát triển về dân chủ tự do, mở mang dân trí; thoát khỏi con đường độc tài quân phiệt như phần lớn các quốc gia nghèo dễ rơi vào, sau khi giành độc lập.
Dù gì đi nữa, cái cùm Tây Phương vẫn dễ thở hơn cái cùm Á Châu.
Hoàng Đình Tạo.
Tham khảo:
[1] Debtbook Diplomacy:
China’s Strategic Leveraging of its Newfound Economic Influence and the
Consequences for U.S. Foreign Policy
[2] Debt-trap diplomacy, Wikipedia
[3] IMF Lending and Geopolitics
[4] China’s African debt-trap: Beijing prepares to seize Kenya’s port of Mombasa, Taiwan News
[5] Hambantota International Port
[6] Sri Lankan economic crisis (2019–present)
[7] China’s Global Image Under Strain as Sri Lanka Faces Debt Trap
[8] China’s R370bn ‘gift’ demands scrutiny, Mail&Guardian
[9] Why China Has a Giant Pile of Debt, The New York Times
[10] The Elements of the China Challenge
[11] “Pompeo says US to fight China ’empire’ of ‘bribes‘, Energy Daily.
[12] Debunking the Myth of ‘Debt-trap Diplomacy’, Chatham House
[13] Trapped: The Belt And Road Initiative And Its Chinese Workers, China Labor Watch.
[14] How China Lends: A Rare Look into 100 Debt Contracts with Foreign Governments, CGD
[15] China Cancels 23 Loans to Africa Amid ‘Debt Trap’ Debate, VOA